Đoản khúc Mỹ thuật Tôn Giáo Và Nhân Văn

Đoản khúc Mỹ thuật Tôn Giáo Và Nhân Văn

Lê Hiếu

Đoản khúc Mỹ thuật Tôn Giáo Và Nhân VănChuyện ngày xưa kể rằng : Có một tu sĩ Bàlamôn, trụ trì đền thờ Ấn Độ giáo gặp một nữ tu công giáo Mẹ Têresa, đã hiến tặng đền thờ cho Mẹ làm công tác từ thiện. Một hôm giáo dân Bàlamôn, tập trung biểu tình trước cổng đền, phản đói vị trụ trì, tại sao cho bà nữ tu công giáo đến đền thờ Ấn giáo phục vụ người chết và sắp chết ? Thầy tu Bàlamôn trả lời : “Khi nào mẹ và con gái các người đến đây săn sóc những kẻ hấp hối này thay thế cho bà Tê resa thì tôi sẽ đuổi bà ta đi”. Không có ai dám trả lời và sau đó tất cả rút lui.

Vào thời đó dân Ấn Độ tại đây ít tiếp xúc với người Tây phương, không biết Giáo Hoàng là ai, thậm chí có kẻ còn chống đối. Nhưng Mẹ Têresa thì khác, Mẹ đi đến đâu thì đông đảo người Ấn xếp hàng xin chúc lành. Bởi đối với họ Mẹ Têresa là “Phật sống” giữa đời thường.

Thầy tu Bàlamôn và Mẹ Têresa là những nghệ sĩ sáng tạo bậc thầy. Bởi họ không lấy con người làm vật liệu xây dựng để vẽ nên chân dung Thiên Chúa, hay mái nhà Tôn Giáo. Mà ngược lại lấy Tôn giáo và tình yêu Thiên Chúa phục vụ con người. Họ dùng Tôn giáo và Đền thờ như chiếc đò chở những người bệnh tật, hấp hối, sắp chết qua dòng tử sinh đến bến Vĩnh Hằng. Các Thánh nhân đã chứng minh cho chúng ta thấy thế nào là sáng tạo nghệ thuật.

Chuyện ngày nay : Có một ban mỹ thuật Đa Minh Ba Chuông, tự cho mình là họa sĩ, điêu khắc gia, sáng tạo cái đẹp, của chân, thiện. Nhưng thực tế đã làm được những gì ? Hay chỉ là những trống vắng mà thôi.

Với những cảm nhận và trăn trở hôm nay tôi thấy mình tầm thường, bé nhỏ và hèn mọn vô cùng …

Rồi một hôm không biết mình say rượu, hay nằm mơ, tôi thấy mình hóa thân làm hạt bụi để trở về với bụi tro. Thì Ngài hiện ra, thì thầm bên tai tôi. Nay ta phong cho con làm hạt bụi Nhân Văn, tôi sung sướng và ngạc nhiên hỏi tại sao ? làm thế nào ? Ngài nói : Ta chọn con không phải vì công trạng, hay tài năng của con. Mà chỉ vì đó là con.

Thế là tôi dấn thân, quên mình, liên kết cùng những hạt bụi khác, dùng tất cả những hiểu biết của đời bụi nhằm tạo nên con đò Nhân Văn chở Thầy và Trò, cùng các hạt bụi đang hấp hối trong tiền bạc, hấp hối trong danh lợi, hấp hối trong tình yêu, hấp hối trong tình người, hấp hối giữa đòi thường, hay đã chết trong lòng đến bến bờ Nhân Văn.

Đang say sưa bắt chước các Thánh tập làm người tốt, chợt nghe một tiếng thét dài lạnh cõi không ‘Cúp Điện’ giật mình tỉnh giấc rồi suy nghĩ hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, hay tôi bây giờ và ở đây là Bụi Tro

 

Trả lời