Clips Suy niệm Mùa Chay: Thứ Hai tuần III

 

 

Mùa Chay với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Nghèo Khó Tinh Thần Mở Ra Những Của Cải Thiêng Liêng

 

Có nhiều người phong cùi trong Israel,
nhưng không ai được lành sạch, ngoại trừ Naaman người Syria. 1V 5:1-15.
Linh hồn tôi khao khát Chúa Trời hằng sống; bao giờ tôi mới được diện kiến thiên nhan. Tv 41.
“Êlia…được sai đến với một bà góa ở Zarepta, một thành xứ Sidon”. Lc4, 24-30.

 

Clips Suy niệm Mùa Chay: Thứ Hai tuần IIIĐể tới nhà Chúa Cha, chúng ta phải để cho mình được hướng dẫn bởi sự thật, sự thật mà Chúa Giêsu bày tỏ trong cuộc sống và trong giáo huấn của Người. Đó là một sự thật phong phú và phổ quát. Sự thật này bày tỏ cho con mắt tâm hồn chúng ta thấy những chiều kích bao la nơi những việc vĩ đại của Thiên Chúa. Đồng thời, sự thật ấy thấm nhập sâu xa vào các mầu nhiệm của tâm hồn con người vì duy chỉ có Lời Chúa mới có thể làm như vậy. Phụng vụ hôm nay dường như nhắc cho chúng ta một trong những yếu tố của sự thật này, với sự nhấn mạnh đặc biệt.

“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Có thể nói phụng vụ minh họa một cách đặc biệt truyền cảm mối phúc thứ nhất trong “Bài giảng trên núi”, cho phép chúng ta hiểu thấu hoàn toàn sự thật hàm chứa trong đó. Trong bài đọc thứ nhất, chúng ta nghe kể về người đàn bà góa nghèo ở thời ngôn sứ Êlia, sống tại Zerepta, xứ Sidon. Bà dâng cho ngôn sứ nắm bột cuối cùng để làm một chiếc bánh nhỏ. Bà không thất vọng, bởi vì, theo lời ngôn sứ Êlia, “hũ bột sẽ không vơi cho tới ngày Chúa làm mưa trên mặt đất” (x. 1V 17,14).

[youtube]HMCteyFJzfM[/youtube]

Có vẻ là một điều nghịch lý, nhưng sự nghèo khó này ẩn giấu bên trong những sự giàu có đặc biệt. Thực vậy, người giàu có không phải là người có, mà là người cho. Người ta không cho quá nhiều những gì người ta có, như chính bản thân. Lúc ấy người ta có thể cho ngay cả khi mình không có. Như vậy dù người ta không có, người ta vẫn giàu.

Trái lại, người ta nghèo không phải vì người ta không có, nhưng vì người ta bị ràng buộc vào những gì người ta có – nhất là khi bị ràng buộc hoàn toàn. Khi bị ràng buộc như vậy, người ta không thể cho bất cứ cái gì. Người ta không thể mở ra với tha nhân và trao tặng chính mình cho tha nhân. Trong tâm hồn của người giàu có, mọi của cải của thế giới này trở thành của cải chết. Trong tâm hồn của người nghèo, theo ý nghĩa mà tôi đã nói, ngay những của cải nhỏ bé nhất cũng có thể đem lại sự sống và trở thành vĩ đại.

Chắc chắn thế giới đã thay đổi nhiều kể từ khi Chúa Kitô tuyên bố mối phúc nghèo trong tinh thần, trong bài giảng trên núi. Thời đại chúng ta đang sống hoàn toàn khác với thời Chúa Kitô. Chúng ta sống trong một kỷ nguyên lịch sử khác, nền văn minh khác, kỹ thuật và kinh tế khác. Nhưng những lời của Chúa Kitô vẫn không mất đi chút nào tính chính xác, sâu sắc, và sự thật của nó. Trái lại, nó có một ý nghĩa mới…

Như thời của bài giảng trên núi, ngày nay cũng vậy, mỗi người chúng ta, nhờ sự thật của Lời Chúa Kitô, phải thẩm xét những công việc và tâm hồn của mình.

Bài giảng, 11-11-1979

 + Đức cố GH. Gioan Phaolô II

 Giuse Nguyễn Văn Chữ, OP. chuyển ngữ

 

Trả lời