HOME

 

T́m theo mẫu tự

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

THÁNG MƯỜI

 


Ngày
 01 Thánh Têrêsa Hài đồng, Tn, Ts

02 Thiên thần bản mệnh

04 Thánh Phanxicô Assisis

06 Thánh Brunô

07 Đức Mẹ Mân Côi

09 Thánh Dionysiô, Tđ

09 Thánh Gioan Lêonardô, Lm

14 Thánh Calixtô, Gh, Tđ

15 Thánh Têrêsa Avila, Tn, Ts


Ngày 
16 Thánh Magarita Alacoque

17 Thánh Ignatiô Antiokia

18 Thánh Luca tông đồ thánh sử

19 Thánh Gioan Brébeuf

19 Thánh Phaolô Thánh Giá

23 Thánh Gioan Capistrano

24 Thánh Antôn M. Claret

26 Thánh Hedviga

28 Thánh Giuđa và Simon tông đồ

 


Ngày 01-10

Thánh TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊ SU
Đồng Trinh (1873 - 1897)

Thánh Têrêxa trong Hài Đồng Giêsu sinh ngày 2 tháng giêng năm 1873 tại Alencon, nước Pháp. Ngài là con thứ chín của hai ông bà Louis Martin và Xélie Guérin.

Trước kia hai ông bà đă có ư nguyện dâng ḿnh phục sự Chúa trong tu viện mà không thành. Bù lại, năm người con c̣n sống đều đă hiến thân theo đời sống tu tŕ. Khi sinh ra Têrexa, mẹ Ngài đă nói : - Tôi chỉ ao ước có nhiều con để dẫn chúng về trời.

Nhưng khi mới lên bốn, Têrêxa đă mất mẹ, bà chết v́ căn bệnh ung thư. Nhưng được sự dịu hiền của người cha đă bao bọc thánh nữ suốt quăng thời thơ ấu. Một buổi chiều, níu tay cha, Têrêxa chỉ nh́n lên trời mà nói : - Cha ơi ! xem ḱa, tên con đă được viết trên trời.

Dù c̣n nhỏ từ tuổi lên ba, Ngài nhớ rằng ḿnh đă không từ chối Chúa điều ǵ. Ngài đă cố sửa tính cứng dầu, ích kỷ và hay thay đổi. Lúc lên mười, Ngài ngă bệnh nặng. Nhưng Ngài đă thấy tựơng Đức Trinh Nữ mỉm cười với ḿnh và cơn bệnh biến mất.

Têrêxa luôn nghĩ tới những sự trên trời, Ngài nói rằng: Chúa Giêsu đă chết trên thánh giá để cứu rỗi các linh hồn, nhưng thật đáng buồn khi có rất nhiều người không đáp lại lời mời gọi của Chúa. Bởi thế, thánh nữ đă cầu nguyện và thống hối để đưa các linh hồn về trời. Có một kẻ cướp tên là Pranzini bị kết án tử h́nh. Thánh nữ đă tự ư cầu nguyện cho hắn được ơn hối cải. Ngài c̣n xin một dấu chỉ chứng tỏ hắn hối cải. Và rồi, tên cướp đă từng từ chối sự giúp đỡ của linh mục, lúc lên đoạn đầu đài, bỗng quay nh́n thánh giá và hôn ba lần.

Từ nhỏ đă quyết nên thánh, Têrêxa muốn được sớm tận hiến cho Chúa. Mười lăm tuổi, Ngài đă ước ao được gia nhập ḍng kín. Không được phép, Ngài hành hương đi Roma để xin phép Đức giáo hoàng, Đức Leo XIII đă chỉ trả lời : - Nếu Chúa muốn.

Đức giám mục Bayyeux đă cho phép Ngài vào ḍng ngay. Nơi đây đă có ba người chị của Ngài. Nhận được tên Têrêxa Của Chúa Giêsu Hài Đồng, Ngài thêm và của Thánh Nhan. Ngày khấn ḍng, Ngài cầu nguyện : - Oi Chúa Giêsu, con xin ơn b́nh an và t́nh yêu vô bờ bến. Xin cho con được tử đạo trong ḷng hay nơi thân xác, hay tốt hơn, được tử đạo cả hai.

Chính nhờ "đường con thơ tin tưởng và phó thác" mà thánh nữ đạt đến tuyệt đỉnh thánh thiện và hoàn tất ơn gọi sống t́nh yêu và đau khổ, Ngài đă : - Quyết không bỏ qua một hy sinh nhỏ bé nào.

Ngài đă chịu bề trên hiểu lầm và đối xử một cách nghiêm khắc, chịu giá lạnh và hy sinh liên tục, Ngài bị trách mắng bất công, bị thử thách đủ loại, mà chỉ đáp lại bằng nụ cười. Người ta chỉ gặp thấy nơi Ngài thứ sánh sáng an b́nh và không thể đoán biết nổi những đau khổ mà dường như Ngài muốn dấu cả Chúa nữa :

- Con cố gắng mỉm cười khi phải đau khổ... để Chúa nhân lành như bị lừa bởi dáng vẻ bề ngoài, cũng không biết rằng: con phải đau khổ nữa.

Lạnh lẽo Ngài không chà tay, đau chân Ngài chú ư kẻo chân đi khập khiễng, Ngài âm thầm thực hiện những việc giúp đỡ phiền hà nhất. Một chị bạn làm bể chiếc b́nh, nhưng Ngài bị la rầy mà Ngài vẫn cúi đầu nhận lỗi. Một chị bạn đă găm kim vào da thịt Ngài khi giúp Ngài đội khăn mà Ngài vẫn cám ơn không hề kêu trách. Một nữ tu già kỳ chướng cần được sự giúp đỡ, Têrêxa tận tụy phục vụ bà và chỉ mỉm cười đáp lại những phiền trách của bà.

Người ta hỏi Ngài :- Chị nói thế nào là ở như một trẻ thơ trước mặt Chúa ?

Ngài trả lời : - Là khiêm tốn đón chờ mọi sự bởi Chúa nhân lành, như một trẻ thơ chờ đón tất cả bởi tay cha nó. Mọi sự khác chẳng quan hệ ǵ.

Thật viễn vông khi muốn vài chục người chung quanh quí chuộng. Tôi chỉ mong được yêu thương ở trên trời bởi v́ chỉ ở trên đó mới hoàn hảo mà thôi.

Ngài không đ̣i được soi sáng nữa, khiêm tốn và phó thác, Ngài tin rằng: - Tôi không mơ ước được thấy Chúa và các thánh của Ngài như nhiều người khác ao ước được nh́n thấy và thấu hiểu mọi sự, mà chỉ muốn ở lại trong cuộc sống đức tin.

Giáo thuyết rất đơn sơ, nhưng sâu sắc của Ngài được nuôi dưỡng không ngừng bằng những suy ngắm và được tŕnh bày trong cuốn MỘT TÂM HỒN. Chị Ngài, mẹ ANÊ thời đó, đă truyền cho Ngài viết lại những ư ức này. Sợ rằng việc này "làm phân tâm", nhưng v́ vâng lời Ngài đă thực hiện. Thế là chúng ta có được một sứ điệp khôn sánh về đức khiêm hạ, sức mạnh t́nh yêu và phó thác. Con người muốn bé nhỏ ấy lại có những ước muốn vô cùng. - Con thấy ḿnh có ơn gọi làm chiến sĩ, làm linh mục, làm tông đồ, làm tiến sĩ và chịu tử đạo.

Và Ngài lại chỉ thực hiện những hy sinh nhỏ, được biến nên trong sáng bởi t́nh yêu đại độ. - Một phương thế để nên trọn lành ư ? Con chỉ biết có t́nh yêu.

Tháng 6 năm 1894, có triệu chứng đầu tiên thánh nữ bị bệnh lao. Dầy vậy Ngài vẫn tiếp tục các bổn phận và không t́m cách giảm bớt một công tác nào. Không hiểu biết, người ta trách Ngài biếng nhác. Hơn nữa, Ngài c̣n bị thử thách nặng nề trong tâm hồn. Ngập ch́m trong tăm tối, Ngài như bị mất đức tin, nhưng vẫn dũng cảm trung thành với Chúa. Khi người ta mang đến một ly thuốc đỏ đẹp Ngài nói:

- Ly thuốc nhỏ này, người ta tưởng là đầy rượu ngon, thực sự chưa bao giờ tôi đă phải uống một thứ thuốc nào đắng hơn. Đó là h́nh ảnh đời tôi. Dưới mắt người khác nó đầy màu sắc vui mắt, người ta tưởng tôi uống một thứ rượu ngon ngọt, nhưng thực sự nó là thuốc đắng.

Sau những đau đớn dữ dằn, Ngài nói : Con không hối hận v́ đă hiến ḿnh cho t́nh yêu

Khi sắp từ trần, Ngài hứa : - Trên trời con sẽ làm mưa hoa hồng xuống.

Ngày 30 tháng 9 năm 1897 Ngài qua đời tại pḥng bệnh ḍng kín Lisieux. Ngày 17 tháng 5 năm 1925 Ngài được tôn vinh lên hàng các thánh.


Ngày 02-10

Các thiên thần bản mệnh

Đức tin cho chúng ta biết rằng : có những thiên thần ǵn giữ chúng ta. Cựu Ước cũng như Tân Ước đầy những chứng cớ làm chứng cho chân lư này, khiến thánh Giêrônimô đă phải thốt lên : "Phẩm giá các linh hồn cao quư dường nào v́ mỗi linh hồn đều được Thiên Chúa trao cho một thiên thần để săn sóc".

Thánh Tôma nói : "Có các thiên thần hộ thủ cho các vương quốc, các dân tộc, các thành thị, các cộng đoàn tu sĩ và cho mỗi người tín hữu"

Chúa Giêsu hẳn đă giải thích điều đó khi Người nói về các trẻ nhỏ : "Thiên thần của chúng hằng chiêm ngắm nhan Cha Ta, Đấng ngự trên trời" (Mt 18,10)

Thánh Giêrônimô thành Nyssa nói : "Chúa biết ác tâm của các thần dữ đang t́m cách ngăn trở không cho ai vào chỗ của chúng đă mất trên trời, nên Người ban cho mọi người chúng ta một thiên thần bản mệnh, để chống lại các nỗ lực của kẻ thù phần rỗi chúng ta"

Các thiên thần bản mệnh dẫn dắt chúng ta trên đường phần rỗi mọi nơi mọi lúc, đêm cũng như ngày, khi đi đường cũng như khi ở nhà. Các ngài không rời bỏ chúng ta, cả khi chúng ta phạm tội làm các ngài phải run sợ, hay khi chúng ta chống lại những điều các ngài hướng dẫn.

Các ngài có sứ mệnh lo lắng cho lợi ích của chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện, các ngài chuyển lời lên Thiên Chúa và kéo ơn Chúa xuống. Các ngài săn sóc chúng ta trong mọi hoàn cảnh, như người mẹ thương con, như người dẫn đường, như bác sĩ chăm sóc bệnh nhân, như mục tử dẫn dắt đoàn chiên…

Các ngài là bạn thiết của tâm hồn. Hăy nhới lạ Aga trong sa mạc (St 16, 7-12), Lót ở Sôđôma (St 19, 1-17), Isaac trên núi Moria (St 22, 11-18), các trẻ em trong ḷ lửa ở Babylon (Đn 3, 46-50), Đaniel trong hang sư tử (Đn 6, 18-23) và thánh Phêrô ở trong tù (Cv 12, 6-11).

Chúng ta lại chẳng kinh nghiệm thấy như vậy trong cuộc sống thường ngày sao ? Những tia sáng làm cho đức itn sống động ? Những tác động bất chợt đưa chúng ta đến sự thánh thiện ? Những phút giây tâm hồn muốn hiến trọn cho Chúa ?

Nhận biết bao ơn phúc của các thiên thần, chúng ta phả tỏ ḷng cung kính vâng phục các ngài, Chính để nhắc nhở bổn phận này, mà Giáo hội dành ngày 2 tháng 10 mỗi năm để đặc biệt kính nhờ các thiên thần bản mệnh.


Ngày 04-10

Thánh PHANXICÔ ASSISIS
(1181 - 1226)

Thánh Phanxicô sinh tại Assisi, miền Umbria, năm 1181. Ong Phêrô Bernadone là một thương gia giầu có, lúc sinh ra thánh nhân, ông đang ở Pháp, nên đă đặt tên cho Ngài theo tên quốc gia này. Thời thơ ấu, thánh nhân chịu ảnh hưởng nhiều bởi người mẹ nhiệt thành và khả ái. Ngài tỏ ra vui vẻ, mạo hiểm, quảng đại và b́nh dân. Dầu được chuẩn bị để theo nghề buôn bán như cha, Ngài vẫn thường mơ ước trở thành hiệp sĩ.

Năm 1201, Phanxicô tham gia cuộc chiến ở Perugia và bị bắt tù một năm. Kinh nghiệm đau xót này cùng với cơn bệnh ngặt nghèo là khởi đầu cuộc trở lại của Ngài. Dầu vậy, năm 1205, Ngài vẫn c̣n tham dự vào cuộc viễn chinh tại Apulia. Trong một giấc mơ, Phanxicô được Chúa Kitô mở lời kêu gọi phục vụ Người. Ngài trở về và hiến ḿnh chăm sóc các bệnh nhân.

Ngày 16 tháng 4 năm 1206, Phanxicô lại nghe tiếng Chúa Kitô kêu gọi Ngài tái thiết đền thờ thánh Damianô. Luôn mau mắn và tận tâm, Phanxicô đă từ bỏ đời sống cũ và chấp nhận sống như một ẩn sĩ. Khi bị cha bỏ tù, rồi dẫn đến đức giám mục như một đứa con bất phục, thánh nhân đă từ khước mọi quyền lợi lẫn của cải, cả đến áo quần đang mặc nữa.

Hai năm sau, có lẽ vào ngày 24 tháng 2 năm 1209, Ngài nghe đọc đoạn Tin Mừng Mt 10,9 và thấy ḿnh được ơn gọi đi rao giảng sự thống hối. Đây là giây phút quyết liệt. Thánh nhân cởi bỏ tu phục ẩn sĩ, mặc áo vải thô, thắt giây lưng và bắt đầu rao giảng Chúa Kitô. Có hai người bạn đi theo, Ngài cho họ một bản luật gồm ba câu thánh kinh Mt 20,21; 10,9 và Lc 9,23. Khi con số môn sinh lên tới 11, Ngài viết cho họ một bản luật vắn (bản Primitiva, nay đă thất lạc), và dân họ tới Roma để được Đức Giáo hoàng phê chuẩn.

Đức giáo hoàng Innocentê III, sau phút ngập ngừng, đă nhận ra nơi người giáo dân ngay thật và nhiệt t́nh này một tông đồ chân chính, và ban lời chuẩn nhận (tháng 6 năm 1210). Nhóm huynh đệ trở về Assisi. Họ sống trong những chiếc cḥi ở Rivetortô. Gần Porziuncola và rao giảng sư thống hối trên khắp nước Ư. Đầy đơn sơ, họ làm đủ mọi việc và sống bằng nghề ăn xin. Chính sự đơn sơ như thiên thần của Phanxicô mà họ coi là hiền huynh và hiền mẫu, là gương sống hứơng dẫn họ trên đường thiêng liêng. Chưa có một tổ chức nào cả, với phép của Phanxicô, họ đi khắp nơi, như các anh em thống hối nghèo miền Assisi.

Năm 1212, Phanxicô khích lệ Clara, một thiếu nữ danh giá trong thành phố, thiết lập nhóm chị em sống đời nghèo khó và cầu nguyện ở nhà thờ thánh Damianô. Họ đă trở thành các bà nghèo khó và ngày nay gọi là các nữ tu Clara.

Không bao giờ Phanxicô muốn lập một "Hội ḍng". Ngài chỉ muốn theo Chúa Kitô trong các sách Tin Mừng một cách hoàn toàn đến từng chữ viết. Dầu vậy, nhóm huynh đệ đă theo một h́nh thức tu ḍng nào đó. Họ đọc kinh nhật tụng, ngủ và ăn chung như các tu sĩ. Khi nhóm huynh đệ đă tăng số cách lạ lùng, mau chóng, Phanxicô phải ủy quyền cho các người lănh đạo mà Ngài gọi là "Hiền mẫu" hay là "tôi tớ" của các nhóm. Hàng năm các anh em họp nhau một lần tại Porziuncola.

Năm 1216, Phanxicô tham dự đám táng Đ. G.H Innocentê III và được Đức Honoriô IV ban ân xá cho thánh đường Perziuncola. Năm sau, Ngài được cảm t́nh của đức Hồng y Ugôlinô, là đấng sẽ trung tín bảo trợ Ngài măivề sau.

Năm 1219. Nhóm huynh đệ tăng số đông đảo và phải chia thành nhiều tỉnh ḍng. Cánh đồng truyền giáo đầu tiên của nhóm vượt qua rặng núi Alpes.

Chính Phanxicô, bất chấp những cân nhắc khôn ngoan, đă bỏ nước Ư để tham gia thập tự quân và đă đến gặp Sultan. Trong khi Ngài vắng mặt, nhóm huynh đệ gồm nhiều học viên mới, có học thức và thuộc hàng giáo sĩ, họ như con thuyền không lái và rơi vào cuộc khủng hoảng. Vấn đề chỉ giải quyết xong khi kêu mời Phanxicô trở về, nhờ tài khéo léo của Đức hồng y Ugôlinô, và nhóm phải chọn một khuôn mẫu thông thường của đời sống tu tŕ.

Trước sức ép liên tục, bây giờ Phanxicô phải viết một bản luật chi tiết hơn (bản Regula Prima) dầu vậy, bản luật này vẫn c̣n quá đơn sơ và đ̣i hỏi các người lănh đạo mới của cộng đoàn về đàng thiêng lêng. Sau khi sửa lại, bản luật mới này được đức giáo hoàng Honoriô III chấp nhận năm 1223 (bản Rehula Secunda hay Bullata nay vẫn c̣n được xử dụng) Trong khi đó, Phanxicô trở nên yếu đau và lo âu. Ngài trao quyền quản trị nhóm huynh đệ cho người đại diện. Từ năm 1221, anh Elia đầy bí nhiệm đảm nhận chức vụ.

Chính Phanxicô lại lui vào trong núi. Ngày 14 tháng 9 năm 1224, sau một thời sống ẩn dật, Ngài đă được Chúa Kitô in dấu. Từ đây, bệnh t́nh Ngài tăng thêm và trở nên mù ḷa hầu như hoàn toàn. Ngài được bốn anh em trung tín mang đi đây đó. Có lẽ vào năm 1224, Ngài đă viết "bài ca mặt trời". Năm 1226, Ngài viết chúc thư (testament) long trọng nhấn mạnh đ̣i buộc sống nghèo khó tuyệt đối, vâng lời luật ḍng đến từng chữ viết và từ khước mọi đặc ân.

Ngày 02 tháng 10 năm 1226, sau khi viếng thăm Clara cùng các nữ tu và chúc lành cho thành Assisi, Ngài từ trần tại Porziuncola. Hai năm sau Ngài được bạn cũ là Ugôlinô bấy giờ là ĐGH grêgoriô IX tôn phong lên hàng hiển thánh. Năm 1228, xác Ngài được dời về mai táng tại đại giáo đường do anh Elia xây cất.


Ngày 06-10

Thánh BRUNÔ
Linh Mục (1035 - 1101)

Thánh Brunô sinh khoảng năm1035 tại Cologne, nước Đức và từ trần năm 1101 tại Calabria, miền nam nước Ư. Chúng ta biết được rất ít và đời sống thơ ấu của Ngài. Có lẽ Ngài thuộc gia đ́nh quư phái Der Hautenfaust và được giáo dục ở truờng thánh Cunibert tại sinh quán.

Sau đó dường như Ngài đă bỏ Cologne để theo học tại Reims và từ đó tiếp tục học triết ở Tours. Sau này chúng ta biết Ngài làm thủ lănh các trường Reims, làm chưởng ấn địa phận và làm kinh sĩ toà tổng giám mục. Chắc chắn Ngài là một trong những học giả lừng danh thời đó. Nhiều người đă tới Reims để thụ giáo với Ngài, trong số đó có Eudes de Chantaillen là người sẽ trở thành giáo hoàng với danh hiệu Urbano II. Các sách chú giải về thánh vịnh và các thư thánh Phaolô là những tác phẩm chúng ta c̣n lưu giữ được, chứng tỏ thánh nhân là một học giả có thế giá và là người hiểu biết tiếng Hy lạp và tiếng Do thái. Vào thời của Ngài ít có người hiểu biết được như vậy.

Các thử thách đổ xuống cuộc đời thánh Brunô, kể từ khi Đức Tổng giám mục Gevase qua đời năm 1068 và Manasses được đặt kế vị. Manasses là một người khô khan và hung bạo, đă chiếm đă ngai ṭa giám mục nhờ việc buôn thần bán thánh. Brunô đứng đầu những nhóm kinh sĩ chống lại và bị triệu về Roma. Manasses trả thù bằng cách tịch biên tài sản và buộc các Ngài phải trốn khỏi thành phố. Brunô trốn về một nơi gọi là Rocher, ở tại nhà một người bạn tên là Adam. Lần kia, trong khi đi dạo tại vườn nhà Adam, Brunô với hai người bạn là Ralph và Fulcius đă bàn về bản chất giả tạo của các thú vui trần thế và niềm vui của đời sống chiêm niệm. Lửa nhiệt t́nh bùng cháy, họ quyết định sẽ bỏ thế gian để sống đời cầu nguyện, ngay khi nào hoàn cảnh cho phép. Nhưng rồi Fulcius phải đi Roma để tŕnh bản cáo trạng tổng giám mục. Brunô không thể bỏ Reims khi Đức tổng giám mục c̣n tại vị. Cuối cùng, khi Đức Tổng giám mục bị truất ngôi, chi c̣n Brunô trung kiên với dự tính.

Sau khi Manasses bị truất ngôi, vị đặc sứ ṭa thánh muốn đặt Brunô làm tổng giám mục. Nhưng lúc ấy thánh nhân đă trốn khỏi Reims cùng với sáu người bạn, tới một nơi gọi là Sèche-Phontaine. Ngài ở gần tu viện Molesme là nơi thánh Robertô làm đan viện phụ. Có lẽ Brunô là tu sĩ của tu viện này một thời gian ngắn.

Tuy nhiên Brunô đă không ở lâu tại Sèche-Phontaine. Ngài muốn t́m một nơi xa vắng hơn để khỏi bị du khách quấy rầy. Năm 1084, Ngài cùng với sáu người bạn t́m đến miền núi Savoy. Trên đường đi, các Ngài dừng chân tại Grenoble để tham khảo ư kiến Đức Cha Hugues de Chateaineuf, một học tṛ cũ của Ngài. Vị giám mục thánh thiện đă mơ thấy bảy ngôi sao sáng trên một miền xa thuộc dẫy núi Cjartreuse. Biết rằng Brunô cùng với sáu người bạn của Ngài là những ngôi sao ấy, đức cha đă không chần chờ dẫn họ ngay tới nơi mà giấc mơ đă chỉ cho Ngài. Đây là một nơi đủ yên tĩnh. Brunô và các bạn liền cư ngụ tại đó. Các Ngài làm một nhà nguyện nhỏ và bảy cái lều chung quanh. Đó là bước đầu của một tu viện lớn vẫn c̣n tồn tại cho tới ngày nay, là nhà mẹ của một hội ḍng mang tên CHARTREUSE.

Nhưng rồi thánh Brunô đă quá lừng danh và không thể yên thân được lâu. Năm 1090, Đức Urbanô II, một học tṛ cũ của Ngài đă nhớ đến thày cũ và triệu về Roma làm cố vấn. Dầu vậy, đức giáo hoàng cũng sớm nhận ra rằng: không có chỗ trong giáo triều dành cho Brunô. Ngài ban phép cho thánh nhân rời Roma, với điều kiện là phải có mặt tại nước Ư.

Trong thời gian vắn vỏi tại giáo triều, thánh Brunô đă gặp nhà quư tộc Roger miền Sicily. Khi rời Roma, Ngài đến cư ngụ ở nơi nhà quư tộc hiến cho, tại La Torre miền Calabria. Ngài thiết lập ở đó một tu viện thứ hai, theo kiểu mẫu ḍng Chartreuse. Ngày 6 tháng 10 năm 1101, Ngài từ trần, khi chưa có dịp trở về thăm tu viện thứ nhất của Ngài.


Ngày 07-10

THÁNH MẪU MÂN CÔI

Chuỗi Mân Côi là quà tặng quí báu, Thiên Chúa và Đức Mẹ trao cho chúng ta. Người ta gọi chuỗi Mân Côi là kinh nguyện của người b́nh dân. Thực vậy, cho tới thế kỷ XII, Hội Thánh chỉ dùng 150 thánh vịnh làm kinh nguyện chính thức. Tới khi bà thánh Birgitta được ơn Chúa soi sáng mới đặt ra chuỗi 150 Kinh Kính Mừng để thay thế cho 150 Thánh vịnh.

Các mầu nhiệm Mân Côi c̣n được gọi là cuốn sách Phúc âm rút gọn của người b́nh dân, bởi v́ sau này người ta thêm 15 mầu nhiệm vào kinh Mân côi. Cứ 10 kinh Kính mừng lại suy gẫm vê một mầu nhiệm mùa Vui, Thương hoặc Mừng.

Chuỗi Mân Côi rất cao quí v́ chính nội dung của nó như chúng ta vừa đề cập tới. Người biết xử dụng sẽ gặp được hiệu quả phi thường. Ngay trong sự tích việc thành lập ḷng sùng kính này đă đă ghi dấu bằng một phép lạ đặc biệt. Ngày kia trên đường đi Tây Ban Nha, hai thánh Đôminicô và Bernađo chẳng may bị sa vào tay quân cướp. Sau khi bóc lột tất cả, chúng bắt các Ngài phải làm nô lệ chèo thuyền. Một lần con thuyền bị băo đánh giữa khơi. Trong cơn nguy nan, thánh Đôminicô đă cầu xin Đức Mẹ và được Ngài hiện ra dạy phải lần chuỗi Mân Côi. Mọi người trong thuyền đều hứa sẽ thực hiện theo lời chỉ dạy của Mẹ. Băo tố liền tan biến.

Cũng chính thánh Đôminico, trong cuộc tranh đấu chống lại bè rối Albigeois năm126, một lần nữa được Đức Mẹ dạy cho biết phải dùng chuỗi Mân Côi làm khí giới. Thánh nhân đă dốc toàn lực phổ biến thực hành đạo đức này và được gặt hái được thành quả mĩ măn. Bè rối Albigeois hoàn toàn bị tiêu diệt.

Năm 1571, lịch sử được chứng kiến một thành quả vĩ đại của Kinh Mân Côi mang lại. Chính biến cố lịch sử này là nguồn gốc lễ kính Thánh Mẫu Mân Côi, Khi ấy quân Hồi Xâm lăng Au Châu, tàn phá những nơi họ đi qua, tiêu diệt dân công giáo. Cùng với việc triệu tập đạo quân thánh giá từ hai nước Ư và Tây Ban Nha, Đức Giáo hoàng Piô V kêu gọi mọi người chạy đến với Kinh Mân côi. Cuộc chiến quá chênh lệch đă diễn ra tại vịnh Lepante, nhưng với quân số ít ỏi và khí giới tồi tàn, người công giáo đă thắng trận vẻ vang trước đoàn quân Hồi giáo đông đảo và trang bị hùng hậu, từ Roma, Đức Giáo hoàng đă thấy được cuộc chiến thắng này và nói với các vị trong giáo triều hăy tạ ơn Chúa. Hôm đó là ngày 07 tháng 10. Đức giáo hoàng đă thiết lập một lễ để ghi nhớ chiến thắng này.

Lịch sử c̣n ghi lại nhiều thành quả kỳ diệu khác nữa của Kinh Mân côi. Chẳng hạn Kinh Mân côi đă mang lại chiến thắng tại Vienna ngày 12 tháng 9 năm1683, hay đă chấm dứt bệnh dịch tại Milan... Chuỗi Mân côi vẫn c̣n là một phương thế cứu rỗi hữu hiệu của mỗi tín hữu. Khi hiện ra tại Lộ Đức hay tại Fatima, Đức Mẹ đều kêu gọi chúng ta hăy siêng năng lần chuỗi Mân côi.

Vậy khi mừng lễ Thánh mẫu Mân Côi, Giáo hội muốn chắc lại sức mạnh cứu rỗi vô song của Kinh mân côi và kêu gọi mọi người hăy năng lần chuỗi Mân Côi như phương thế hữu hiệu để cải thiện đời sống và xây dựng Nước trời.


Ngày 09-10

Thánh ĐIONYSIÔ
Và Các Bạn Tử Đạo

Thánh Dionysiô, giám mục Paris, đă chịu nhiều đau khổ v́ danh Chúa Kitô và kết thúc cuộc đời dưới lưỡi gươm.

Câu nói trên đây của thánh Grêgoriô thành Tours là tất cả những ǵ chúng ta biết được về thánh Dionysiô. Người ta kể lại truyền thuyết rất hấp dẫn về Ngài như sau:

Vào năm 251, đức giáo hoàng Fabianô đă sai bảy giám mục đi truyền giáo tại xứ Gaules. Các vị tông đồ này đă vượt qua mọi gian nguy và thiết lập nên các giáo đoàn Arles, Toulouse, Narbonne, Clermont, Limoges, Tours và Lutèce. Trước hết các Ngài dừng lại ở Arles, rồi phân tán đi các tỉnh xứ Gaules. Lutèce là tỉnh xa nhất. Nhiệt tâm với đức tin, Dionysiô đă muốn tới đó.

Dionysiô đă thực hiện được nhiều cuộc trở lại rất ngoạn mục. Chỉ kêu cầu đến danh Chúa, Ngài đă làm lật nhào pho tượng thần Hỏa (Mars) khổng lồ. Chứng kiến cảnh tượng này, nhiều người đă phục dưới chân Ngài xin theo đạo. Cùng với linh mục Eleutheeiô và phó tế Rusticô, Dionysiô tiến xa về hướng Bắc và dừng lại tại Lutèce. Ngài thiết lập giáo đoàn Paris và làm giám mục tiên khởi của giáo đoàn này. Ngài luận bác sự điên dại của các ngẫu thần và rao giảng một Thiên Chúa duy nhất và Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc.

Phần đông thính giả tin theo ánh sáng Chúa Kitô giáo. Một trong số những người trở lại là lănh chúa miền Montmorency. Tên ông là Lisiniue. Ong đă cho thánh Dionysiô trú ngụ và biến gia thất thành nơi hội họp của các Kitô hữu. Dân chúng đổ xô đến rao giảng, từ bỏ tà thần và lănh nhận bí tích rửa tội. Thánh Dionysiô phong chức cho nhiều tác viên mới.

Dùng của cải dân Gaules dâng hiến, Ngài dựng nên bốn nhà nguyện : một dâng hiến Chúa Ba Ngôi (nơi này sẽ thánh thánh đường kính thánh Beneditô). Năm 1685, người ta đọc được ở đó những ḍng chữ này: "Trong nguyện đường này, thánh Dionysiô đă khởi sự yêu cầu Chúa Ba Ngôi", một nguyện đường dâng kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô (thánh Ghenevière thích đến cầu nguyện và được mai táng tại đây), nguyện đường thứ ba đâng kính thánh Têphanô và nguyện đường thứ tư dâng kính Đức Bà (nay gọi là đền thờ Notre-dame-des-champs).

Thánh Dionysiô vui mừng v́ thành quả gặt hái được. Nhưng các người ngoại, nhất là các tư tế dân ngoại bực tức. Họ than phiền với quan chức của vương quốc. Khi hoàng đế Maximilianô mang quân qua xứ Gaules, lệnh bách hại Kitô giáo được ban hành nghiêm nhặt. Vị tông đồ cùng với hai vị bị điệu ra ṭa.

Ngài trả lời rằng: - Chúng tôi là tôi tớ Chúa Kitô .

Thánh Dionysiô cùng hai bạn bị tống ngục, nơi sẽ trở thành thánh đường thánh Dionysiô thành Chartres. Bị đánh đ̣n, bị hành hạ đến chảy máu, thánh nhân không hề than trách kêu la. Thay tiếng rên xiết, Ngài nói lên niềm tin và lời ca tụng. Bọn lư h́nh giương búa, múa roi trước mặt Ngài, nhưng lăo già 110 tuổi đầu bạc vẫn đầy tin tưởng và êm dịu trả lời: - Chớ ǵ tôi phải chịu tất cả mọi cực h́nh này cùng một lúc để tôi sớm được hạnh phúc với Chúa Kitô.

Ngài bị ném cho thú vật xâu xé. Nhưng những thú dữ chỉ liếm chân Ngài. Bị treo lên thập giá, nhưng từ trên cao, Ngài giảng về cuộc khổ nạn của Chúa khiến cho nhiều người trở lại. Vừa sợ vừa giận, quan ṭa ra lệnh xử trảm con người dấy dũng cảm này. Nơi hành h́nh là một ngọn đồi dâng kính Thủy thần (Nercure), nhưng sau này được coi là núi các thánh tử đạo (Montmartre). Xác các thánh tử đạo không được chôn cất, nhưng phải để làm mồi cho súc vật.

Nhưng có huyền thoại kể rằng: thánh Dionysiô sau khi bị chặt đầu, đă chỗi dậy cầm lấy đầu ḿnh, đi xa khoảng hai dặm về hướng đông. Một sử gia nói rằng: Ngài dừng lại ở nơi Ngài muốn chôn cất và là tu viện của Ngài.

Có một phụ nữ tên là Catulla đă chôn xác Ngài ở một ngôi làng (làng này sẽ mang tên Dionysiô) bà dựng một nguyện đường bằng gỗ, nhưng rồi thánh Ghenevière đă xây lại bằng đá. Dagobert sẽ xây cất một thánh đường và một tu viện ở đó.


Ngày 09-10

Thánh GIOAN LEONAĐÔ
Linh Mục (1541 - 1609)

Thánh Gioan Leonađô sinh năm 1541 tại Luca miền Tuscia. Từ nhỏ thánh nhân đă theo học ngành thuốc, nhưng rồi bỏ nghề, Ngài muốn làm linh mục. Năm 25 tuổi, Ngài mới bắt đầu học tiếng Latinh, triết học và thần học. Năm 1571, Ngài được thụ phong linh mục.

Hồi đó tại Luca, tinh thần đạo đức của dân chúng lai c̣n bị hoang mang v́ lạc thuyết mà Bernadinô thành Sienna gieo văi. Là linh mục trẻ c̣n đấy nhiệt huyết, cha Gioan đă t́n cách chấn hưng bằng việc chăm lo giảng dạy và ngồi ṭa. Hơn nữa, cha c̣n lập "hội giáo lư" qui tụ những người có thiện chí lo việc dạy giáo lư cho các trẻ em.

Tuy nhiên, là giáo dân, các hội viên của hộ giáo lư c̣n bị nhiều giới hạn và không thề làm được hết mọi việc. Năm 1574, thánh Gioan Leonarđô thành lập một hội ḍng, đặt trụ sở tại nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi. Đức giáo hoàng Clêmentê VIII đă châu phê luật ḍng Chúa Đức giáo hàong Phaolô V đặt tên cho hội ḍng là "các giáo sĩ Mẹ Thiên Chúa". Năm 1621, Đức giáo hoàng Grêgoriô XV đặt tu hội ngang hàng với các ḍng tu kỳ cựu khác.

Nhiệt t́nh của thánh Gioan Leonađô và của ḍng do Ngài sáng lập, đă mang lại nhiều thành quả tốt đẹp. Nhưng cũng v́ thành công này, mà Ngài phải chịu rất nhiều thử thách. Cuối cùng, Ngài đành phải chịu rời Luca để về Roma, tại đây Ngài được Đức giáo hoàng Grêgoriô XIII tiếp đón ân cần. Ngài cũng có dịp làm quen với thánh Philpphê Nêri. Là một người hiền hoà tận tụy, thánh Gioan Leonađô được nhiều người tín nhiệm, Ngài c̣n giải quyết được nhiều cuộc tranh chấp khó khăn.

Tại Roma, thánh Gioan Leonađô vẫn nuôi mộng truyền giáo. Cùng với Đức Hồng Y Baotixita Vivès, năm 1603, Ngài góp phần đào tạo nhiêu giáo sĩ các xứ truyền giáo. Năm 1627, Đức giáo hoàng Urbanô VIII chính thức thiết lập ngôi trường mà thánh Gioan Leonađô đặt nền móng thành "trường truyền giáo", quy tụ các chủng sinh từ các nước xa xăm.

Ngày 09 tháng 10 năm 1609, Gioan Leonađô từ trần, trong khi nhiệt thành chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh dịch. Năm 1706, Giáo hội mới lập hồ sơ tuyên thánh cho Ngài. Năm 1861 Ngài được nâng lên hàng Á thánh và năm 1938 được phong hiển thánh.


Ngày 14-10

Thánh CALLISTÔ I
Giáo Hoàng Tử Đạo (+222)

Chúng ta biết được cuộc đời của thánh Callistô I chính là nhờ vào bản kư thuật của thánh Hyppolytô (Philosphoumena q. IX). Nhưng chẳng may đây lại là thuật kư của một kẻ thù nghiệt ngă với thánh nhân. Dầu vậy, thánh Hyppolytô không thể ngụy tạo các sự kiện hiển nhiên được và biết lượng định theo lương tri, chúng ta biết nhiều về thánh Callistô I hơn các đức giáo hoàng tiên khởi khác.

Người là nô lệ của một Kitô hữu tên là Carpôphôrô. Biết được khả năng về kinh tế và tài tổ chức của Ngài, ông đặt Ngài quản trị một ngân hàng. Công cuộc làm ăn thất bại, chúng ta có thể tin chắc rằng Callistô vô tội chứ không phải Ngài biển thủ ngân quỹ như Hippolytô qui trách. Để đ̣i lại những món nợ bởi người Do thái, Ngài bắt buôc phải vào một hội đường. Thế nhưng những người Do thái lại tố cáo Ngài là Kitô hữu. Quan tổng trấn Roma bắt Ngài, đánh đ̣n rồi gửi đi làm lao công ở các hầm mỏ miền Sardinia.

Khi bà Marcia, người thân của hoàng đế Commodô xin được ơn phóng thích cho các tội nhân, Callistô trở về. Đức giáo hàong Victor gửi Ngài tới Antium để dưỡng sức và cấp dưỡng cho Ngài. Điều này chứng tỏ rằng việc Ngài bị đức giáo hoàng Victor gạch tên khỏi sổ những người bị tù tội v́ đức tin, mà Hippolytô viết ra là sai sự thật. Đến khi thánh Zephirinô lên kế vị Đức giáo hoàng Victor, Callistô được đặt làm tổng phó tế và có nhiệm vụ coi sóc các nghĩa trang. Ngài xây dựng một mộ địa mang tên Ngài. Đây là tài sản do một người bạn có quyền thừa kế tên là Cêcilia dâng tặng. Callistô đă tỏ ra là một nhà quản trị có khả năng, nên năm 217, Ngài được chọn làm giáo hoàng kế vị thánh Zephirinô.

Trên ngai giáo hoàng, đức Callistô I tỏ ra là người kiên quyết bảo vệ đức tin tôn giáo. Ngài đă kết án Sabelliô v́ ông này chủ trương sai lạc về tín điều Chúa Ba ngôi. Đối với Hippolytô, Ngài cảnh cáo chủ trương sai lạc theo khuynh hướng nhị nguyên của ông về Chúa Giêsu. Tuy nhiên về phương diện kỷ luật, Ngài tỏ ra rất khôn ngoan và nhân từ. Dường như chính Ngài là đấng đă tổ chức các tước vị tại Roma, tại các nhà thờ thuộc giáo xứ...

Năm 222, thánh Callistô I từ trần bằng một cái chết dữ dằn. Theo truyền thuyết, Ngài bị đám đông giận dữ ném xuống giếng, tại Trstevere. Người ta cho rằng các lương dân căm thù v́ bị Ngài trục xuất đă đưa tới cái chết này. Từ đầu tới cuối, Ngài là một con người cương nghị và độc tài. Ngài được chôn cất, không phải nơi hầm mộ mang tên Ngài, nhưng tại nghĩa địa ở đường Aurelia.


Ngày 15-10

Thánh TÊRÊXA AVILA
Đồng Trinh, Tiến Sĩ Hội Thánh (1515 - 1585)

Sinh ngày 28 tháng 3 năm 1515, Têrêxa là một trong 12 người con của ông Anphong Cpêda, lớn lên tại Avila, vương quốc Castille, miền đất của mộng mơ và của các thánh ". Ngài ham thích đọc các sách dạy sống khổ hạnh và suy gẫm cuộc đời các thánh. Với ḷng nhiệt thành, Ngài ngây ngất v́ hạnh phúc vĩnh cửu ân thưởng cho những đau khổ của các thánh, cũng như kính sợ những khốn khổ của hoả ngục tồn tại măi măi. Ngài đă nói trong run sợ: - Ai có thể chịu nổi cái ư nghĩ như vậy được ?

Mong mỏi được tử đạo, một ngày kia, Ngài lén dẫn cậu em Rodrigue đi về miền dân dữ tợn đang hành hạ các Kitô hữu này. Nhưng mới đi được nửa dặm đường th́ ông cậu bắt được và dẫn đưa về nhà. Không tử đạo được, các em sẽ trở thành những nhà ẩn tu. Các em làm những cái hầm và cầu nguyện lâu giờ tại đó. Nhưng rồi một ngày kia, những bức tường nhỏ bằng đá bị sập. Các em nhỏ thánh thiện này thường nhịn ăn để làm việc bác ái.

Năm 13 tuổi, tức năm 1528, Têrêxa mất mẹ, Ngài khấn nài Mẹ Maria là Mẹ. Chuỗi Mân Côi trở thành vịệc sùng kính đặc biệt của Ngài.

Têrêxa có một bản chất ngay thẳng, nhiệt hành và tha thiết mến Chúa. Khoảng 15 tuổi, Ngài lén đọc các truyện kiếm hiệp làm cho Ngài ra mơ mộng, lúc này, Ngài muốn mặc đẹp, xức dầu thơm, lo trang sức và thích được ve văn. Chị em cho Ngài xinh đẹp. Một cô em họ ngây ngất không muốn rời xa Ngài. Họ nói truyện phiếm với nhau hàng giờ. Têrêxa nói: - Tôi được cứu thoát, chính là v́ kính sợ Chúa, điều mà tôi không bao giờ bỏ mất, và v́ sợ mất danh dự.

Ngài c̣n nói : - Tôi đă rất ghê tởm những điều bất lương.

Dầu vậy cha Ngài cũng lo âu và quyết định gởi Ngài học nội trú ở nơi các nữ tu ḍng thánh Augustinô. Têrêxa không thích thú ǵ, nhất là đă không hề muốn rằng sau này ḿnh sẽ là nữ tu. Nhưng Ngài phải vâng lời. Và Ngài sắp t́m lại được ḷng đạo đức nhiệt thành của tuổi thơ khi sống gần các bậc thầy này. Hơn khi nào, Ngài khao khát những của cải đời đời. Nhưng đời sống khắc khổ trong tu viện làm Ngài run sợ.

Têrêxa ngă bệnh. Ngài trở về nhà cha và nghe ông cậu nhắc lại rằng mọi sự đời này chỉ là phù vân và sẽ qua mau như chớp. Sau cùng Ngài hiểu rằng: ơn gọi của ḿnh là sống đời tu sĩ. Nhưng những chống đối dữ dội nổi lên trong ḷng. Hơn nữa, Ngài phải coi thường những chối từ của cha Ngài. Năm 1536, Ngài vào ḍng kín Camelô, sau khi phải chịu đựng cuộc chiến đấu kinh khủng với chính ḿnh : để giă từ nhà cha, Ngài khổ sở đến dộ xương cốt như ră rời và tan nát con tim. Nhưng rồi Ngài đă mạnh mẽ thắng vượt mọi cám dỗ đau khổ.

Têrêxa đă trải qua 27 năm tại tu viện Nhập Thể, là nơi luật lệ được châm chước cho phép giải trí và tiếp khách, Ngài c̣n phải qua một bước dài trước khi dấn ḿnh vào con đường cực nhọc để xây dựng và cải sửa các ḍng tu. Trước hết, sức khỏe của Ngài xem ra không chịu đựng nổi. Bệnh tật, Ngài trở về nhà, các bác sĩ tuyên bố là bất trị, Ngài tín thác vào thánh Giuse và khỏi bệnh sau một cơn ngất trí. Trở lại tu viện, Ngài được chị em yêu mến.

Cách nói chuyện hấp dẫn của Ngài lôi kéo nhiều cuộc viếng thăm. Ngài kể lại:
- Một đàng Chúa gọi tôi, đang khác th́ thế gian lôi kéo. Cuộc chiến nội tâm xâu xé tôi.

Ngày kia trong một câu chuyện trần tục, Ngài đă được thị kiến thấy Chúa Giêsu đầy thương tích. Têrêxa thấy đau ḷng, nhưng Ngài c̣n phải chiến đấu nhiều để đạt tới chỗ chỉ yêu các tạo vật trong Chúa và v́ Chúa. Trong nhiều năm, Ngài đă trải qua sự khô khan, qua cơn sợ hăi hỏa ngục. Trong ṿng 20 năm Ngài đă không t́n ra cha giải tội hiểu được Ngài và muốn bàn về việc thị kiến. Thánh Phanxicô Borgia đă trấn an Ngài.

Sau cùng, các cha giải tội buộc Ngài ghi lại điều đă xảy ra trong tâm hồn. Và thánh nữ, một con người ít học, đă viết nên được những tác phẩm có giá trị, đến nỗi Ngài đă đáng được danh hiệu là Tiến Sĩ Hội Thánh.

Nếu trước hết, sự sợ hăi các khổ cực đời đời đă dẫn Têrêxa vào đường hẹp đưa tới chỗ cứu rỗi th́ bây giờ t́nh yêu Chúa xâm chiếm Ngài như cơn hỏa hào. Các cuộc xuất thần tăng thêm. Ba Ngôi, Đức Trinh nữ, các thiên thần và các thánh hiện ra với Ngài. Ngài được nâng lên khỏi mặt đất và ở nguyên như vậy khi cầu nguyện. Vào tuổi 43, thánh nữ thường thấy Đấng cứu thế và nghe Người nói: - Cha không muốn con nói truyện với loài người, nhưng với các thiên thần.

Một thiên thần dùng giáo đâm thủng tim Ngài và Chúa Giêsu gọi Ngài là hiền thê. Cho tới cuối đời, Ngài đă hiệp nhất với đấng cứu chuộc bị đóng đinh và đă ước được chịu khổ v́ Người đến nỗi người ta thường nghe Ngài kêu lên: - Lạy Chúa, hoặc là chết, hoặc là đau khổ.

Ngài tự ràng buộc bởi lời khân anh hùng này, là luôn làm điều thiện hảo hơn, nhưng lại chẳng tỏ ra nhiệm nhặt chút nào, trái lại c̣n nhanh nhẹn vui tươi duyên dáng tới độ gơ sênh mua vui cho các nữ tu ḍng kín Camêlô. Vị nữ tu chiêm niệm này c̣n tỏ lộ một sự hiểu biết tích cực, một tinh thần thực tiễn sẽ đưa Ngài tới cuộc cải đổi ḍng Camelô.

ịnh mệnh đặc biệt sắp đưa Ngài qua mọi chặng đường để thiết lập các tu viện. Trước hết năm 1562, khép ḿnh ở Avila nhưng một nhà mang danh thánh Giuse, là nơi các nữ tu sống trong thinh lặng, nghèo khó, cầu nguyện, chay tịnh, đi chân không trong mọi mùa, Têrêxa ra khỏi nơi này và không ngừng thiết lập, tổ chức những tu viện mới. Hầu như luôn luôn bệnh hoạn, Ngài theo đuổi những cuộc hành tŕnh mệt lả trước sự nóng nung, làm mồi cho các côn trùng tấn công hay những đêm lạnh lẽo mùa đông đă giữ Ngài lại trong những đoạn đường không tên không có nơi trú ẩn. Những cuộc bắt bớ tấn công Ngài. Ngài viết cho một ân nhân: - Cho tiền bạc chẳng là ǵ, nhưng khi chúng tôi như đến lúc bị ném đá, th́ công việc lại trôi chảy.

Và khi mẹ đă vượt thắng mọi ngăn trở và thiết lập các tu viện mới, cơn đau đớn nhức nhối lại đợi chờ Ngài v́ phải giă từ con cái yêu dấu để ra đi xây dựng tu viện ở nơi khác. Đây là : - Nỗi thống khổ đớn đau nhất. Tim tôi tan nát đau khổ nghĩ rằng: sẽ không c̣n gặp lại họ nữa.

Thánh Gioan thánh giá trợ lực, Ngài trải rộng việc canh tân tới các cha ḍng Carmes mà Ngài muốn tái lập sự nghiêm ngặt ban đầu, điều gây nên cho Ngài nhiều xôn xao và dường như làm cho Ngài bị cầm tù. Nhà vua và đức giáo hoàng bảo vệ Ngài. Ngài đă thiết lập hơn 30 tu viện. Hoạt động chưa từng nghe thấy của Ngài, những việc thiết lập, những cuộc du hành, những khó khăn vô số... đă không ngăn cản Ngài vui hưởng sự hiện diện của Chúa, kiên tŕ cầu nguyện, và thường xuất thần, Ngài nói : - Tôi không hiểu tại sao người ta bảo tôi là nhà sáng lập, chính Chúa sáng lập chứ không phải tôi.

Người ta c̣n nói lại những phép lạ của Ngài, như tăng thêm đống bột để nuôi cả cộng đoàn. Khi đi qua đồng quê, nhiều gia đ́nh lũ lượt xin Ngài ban phép lành.

Giữa các hoạt động lạ lùng, Têrêxa vẫn viết về đời ḿnh mà Ngài gọi là sách các kỳ công của Chúa, và "Lâu Đài Nội Tâm" là nơi tâm hồn Ngài, từng pḥng một vươn tới uy linh Chúa. Với sự linh hoạt, Ngài biết dùng vài lời tóm gọn tất cả sự thánh thiện :

- Phải can đảm để trở thành phụ nữ của vua trên trời.

- Đừng lo suy nghĩ nhiều, nhưng là yêu nhiều.

- Ta nhân đức hơn khi liên kết với nhân đức của Chúa, hơn là dính chặt với phận bụi đất của ta.

- Nỗ lực của ta là bắt chước con tằm, xây tổ của ta bằng cách tẩy trừ ích kỷ và thực hiện những việc xám hối cầu nguyện, hy sinh, vâng lời. Thiên Chúa sẽ biến ta thành bướm trắng khi Ngài muốn.

- Quan trọng là biết yêu mến và kính sợ, hai nhân đức vĩ đại.

- Khi bị đau khổ bên ngoài cần chăm lo làm việc bác ái và biết hy vọng vào ḷng thương xót của Chúa.

Ngài có chút hài hước trong sự thánh thiện, như lời hóm hỉnh được biết đến nhiều, khi Ngài bị thương ở chân : - Lạy Chúa, sau bao nhiêu phiền muộn lại đến chuyện đó nữa, Cha đối xử với bạn hữu của cha như thế đó…. Vâng lạy Chúa của con, không lạ ǵ mà Chúa ít bạn.

Ḷng Ngài rảo khắp thế giới : - Những người An độ nghèo khổ này làm tôi đổ bao nhiêu là nước mắt.

Têrêxa qua đời tại miền quê ở Albe de Tormès ngày 04 tháng 10 năm 1583. Chính t́nh yêu quá mức hơn là con bệnh đă đưa tới cái chết của Ngài. Khi đưa Thánh thể vào pḥng, Ngài đă ngăn cho Ngài khỏi tung ra khỏi giường. Ngài đă la to: "Lạy Chúa, đến lúc chúng ta gặp nhau rồi". Và đời đời, Têrêxa đă hiệp nhất với t́nh yêu.

Ngài được tuyên thánh năm 1628 và ngày 27 tháng 9 năm 1970, Đức giáo hoàng Phaolô VI đă đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh .


Ngày 16-10

Thánh MAGARITA MARIA ALACOQUE
Đồng Trinh (1647 - 1690)

Thánh Magarita sinh ngày 22 tháng 6 năm 1674 tại Lauthecour miền Charolais. Ngài là con thư năm của ông Claude Alacoque, một viên chức triều đ́nh. Khác với các trẻ em cùng tuổi chỉ ham chơi, Magarita dường như hiểu rằng chỉ có yêu mến Chúa mới là điều quan trọng. Biết được điều ǵ không đẹp ḷng Chúa là Ngài bỏ ngay. Mới 4 tuổi, Ngài đă lần chuỗi Mân côi hàng ngày và thường lẻn vào rừng để suy gẫm cầu nguyện.

Lên 8 tuổi, Magarita gặp thử thách lớn lao. Cha Ngài từ trần. Không đ̣i được tiền nợ. Mẹ Ngài phải dẫn con về quê ngoại, sống với những người tham lam quê mùa. Họ rút tỉa gia tài của gia đ́nh Ngài đến nỗi phải đi ở đợ. Magarita được gửi học tại tu viện thánh Clara. Nơi đây, Ngài được rước lễ lần đầu và khoảng 9 tuổi.

Magarita lại gặp một thử thách nữa vào năm 14 tuổi. Khi ấy Ngài ngă bệnh nặng. Nhưng rồi Ngài đă được chữa lành sau khi khấn hứa sẽ trở thành con Đức Mẹ. Khỏi bệnh Ngài bị cám dỗ sống đời vui chơi phù phiếm. Không chịu thỏa hiệp với nếp sống như thế, Ngài bị người chung quanh đối xử tàn tệ. Muốn đi dự lễ, Ngài phải mượn áo. Có những ngày Ngài bị bỏ đói. Khi mẹ lâm bệnh, Ngài phải đi ăn xin để chạy chữa cho mẹ. Dầu vậy, Ngài chỉ ham đọc truyện các thánh và muốn bắt chước các Ngài, sống đời hy sinh bác ái.

Biết Chúa gọi ḿnh, Magarita cố gắng để ḿnh đỡ bất xứng với ơn gọi. Nhân dịp năm thánh, Ngài xưng tội chung và đă mất 15 ngày để xét ḿnh. Hai mươi tuổi, Ngài được thêm sức và nhận thêm tên thánh Maria. Sau nhiều chiến đấu cực nhọc, ngay với chính ḿnh, tháng 6 năm 1671, Magarita vào ḍng thăm viếng ở Paray-le-Monnical, sống với 40 nữ tu quư phái mà một số không có ơn kêu gọi:

Trong cuộc tĩnh tâm dọn ḿnh khấn ḍng, Chúa nói với Ngài : - Này là vết thương cạnh sườn Cha, nơi đây con hăy ẩn náu bây giờ và măi măi.

Ngày 6 tháng 11 năm 1672, Ngài khấn ḍng. Ngài được Chúa Giêsu cho thấy một thánh giá phủ đầy hoa và nói : Đây là giường các bạn t́nh trinh khiết của ta nằm, dần dần hoa rụng xuống và chỉ c̣n lại những gai. Thị kiến này tiên báo cuộc đời đầy chông gai thánh nữ sẽ trải qua. Nhưng Ngài chỉ biết hiến thân cho Chúa "như một tấm vải căng trước mặt họa sĩ". Ngài sẽ c̣n xuất thần và được nhiều thị kiến nữa.

Thị kiến đầu tiên trong bốn thị kiến quan trọng xảy ra vào dịp này, Chúa Giêsu tỏ trái tim Người ra: - Trái tim Cha cháy lửa yêu thương đối với loài người và cách riêng đối với con, đến nỗi không c̣n giữ trong ḷng được nữa, ngọn lửa này con phải trải rộng ra.

Chúa Giêsu đă xin thánh nữ trái tim của Ngài và đặt vào ḷng ḿnh. Ngài cảm thấy như ở trong hỏa ḷ. Khi Chúa Giêsu trả lại trái tim, MAGARITA phải chịu măi cơn đau đớn bên sườn và phải trích máu cho nhẹ bớt cơn đau.

Trong thị kiến thứ hai, thánh nữ viết: - Người quả quyết với tôi rằng: chúng ta phải tôn kính trái tim Chúa dưới h́nh thể trái tim con người.

Thị kiến thứ ba diễn ra ngày thư sáu đầu tháng nào đó không được rơ. Đức Kitô dạy Ngài rước lễ mỗi thứ sáu đầu tháng.

Những thị kiến này kéo theo một thứ đau đớn thân xác. Thánh nữ đều vui nhận hết. Tuy nhiên Ngài c̣n bị dằn vặt về tinh thần. Bề trên và chị em trong ḍng cho rằng: Ngài bị ám ảnh v́ bệnh hoạn, đến mùa thu năm 1674, Thiên Chúa hứa gửi một tôi tớ để trợ lực thánh nữ. Tháng 2 năm 1675, cha Claude la Colombiere khấn trọn tại Lyon. Ngay sau đó, cha được cử về làm bề trên ḍng tên ở Paray, dưới sự ngạc nhiên của tất cả những ai đă theo dơi việc làm sáng giá của cha ở Paris.

Không hề có kinh nghiệm về những cuộc xuất thần, cha có trí khôn rất bén nhậy và bằng ḷng với việc yêu mến Chúa Kitô trong "mây mù của sự bất tri". Khi gặp Magarita, cha đă nói với mẹ Samaise: - Chị là một linh hồn ưu tuyển.

Cha đă xác quyết cho thánh nữ về đường lối của Ngài.

Thị kiến trọng đại nhất diễn ra trong tuần bát nhật kính Ḿnh thánh Chúa năm 1676. Trước Thánh Thể trưng kính trên bàn thờ, thánh nữ đă nghe những lời này: - Này là trái tim đă yêu thương loài người không c̣n tiếc rẻ ǵ, đến độ mỏi ṃn tiêu hao để làm chứng t́nh yêu đối với họ.

Và xin thánh nữ dành riêng ngày thứ sáu sáu tuần bát nhật kính Thánh thể, để tôn thờ trái tim Người. Hôm đó, người ta rước lễ và long trọng làm việc đền tạ. Cha Lolombière dạy thánh nữ viết ra tất cả các thị kiến của Ngài rước khi cha dời đi Luân Đôn .

Cuộc bách hại của cộng đoàn lên tới cao điểm ngày 20 tháng 11 năm 1677, Chúa đă đ̣i thánh nữ Magarita dâng ḿnh làm hiến vật cho sự công thẳng của Chúa, để đền bù những tội phản nghịch cùng đức ái của cộng đoàn. Khi thánh nữ quỳ xuống để làm như vậy, th́ mọi người nghĩ rằng: Ngài bị mất trí. Đêm hôm sau thật khó tin nổi. Ngài nói rằng: đau khổ trong đời gộp lại cũng không thể sánh nổi với những ǵ Ngài đă phải chịu đêm ấy.

Lễ lên trời năm 1678, mẹ Saumaise rời chức vụ. Ngày 17 tháng 6 mẹ Greyfié được Chúa quan pḥng đưa lên để làm sáng tỏ vấn đề. Trắc nghiệm thánh nữ, mẹ thấy thánh nữ rất mực khiêm tốn. Mẹ c̣n quyết định rằng: thánh nữ phải được lành bệnh hoàn toàn trong một thời gian nhất định, để chứng tỏ rằng các thị kiến là chân thực.

Năm 1684, mẹ Greyjié rời Paray, một thế hệ các nữ tu trẻ xuất hiện. Magarita được chỉ định làm giáo tập. Ngày 20 tháng 6 năm 1685, lễ thánh Magarita nhằm ngày thứ sáu, Magarita dạy các tập sinh, thay v́ tặng quà cho Ngài, hăy dâng cho Chúa một vinh dự. Họ dọn một bàn thờ nhỏ và đặt h́nh Trái tim bị thương tích có măo gai và lửa chung quanh. Tháng 6 năm 1686, các nữ tu tôn kính trái tim Chúa trong nguyện đường. Ngày 07 tháng 9 năm 1688, một nguyện đường nhỏ đầu tiên trong vườn được thánh thiến để kính trái tim.

Ngày 08 tháng 10 năm 1960, Magarita mang bệnh và ngày 17 tháng 10 năm đó Ngài từ trần, lúc 43 tuổi. Các nữ tu thấy Ngài trở nên xinh đẹp lạ lùng. Ngài được phong chân phước năm 1864 và tuyên thánh 1920.


Ngày 17-10

Thánh INHAXIÔ Thành Antiokia
Giám Mục Tử Đạo (+107)

Người ta nghĩ rằng: thánh Inhaxiô thành Antiôkia chính là đứa trẻ mà Chúa Giêsu đă ôm vào ḷng và đặt giữa các tông đồ để làm gương mẫu về ḷng trong trắng và đức khiêm tốn Kitô giáo. Vài tác giả c̣n quả quyết rằng: Ngài là đứa trẻ đưa năm chiếc bánh và hai con cá cho Chúa Giêsu làm pháp lạ nuôi 500 người ăn. Điều chắc chắn là Ngài đă được đặt làm giám mục thứ nh́ kế vị thánh Phêrô tại Antiôkia khoảng năm 68, sau khi thánh giám mục Evôda qua đời. Suốt bốn muôi năm cai quản giáo phận, kể cả những năm bị bách hại dưới triều Domitianô, Ngài đă tỏ ra là một giám mục gương mẫu về mọi nhân đức.

Mười lăm năm b́nh lặng sau cái chết của bạo vương Domitianô qua đi, cơn bách hại lại nhen nhúm ở vài tỉnh dưới thời Trajanô. Vị hoàng đế cuồng tín này cho rằng: ḿnh đạt được nhiều chiến thắng là nhờ các thần minh. Ong coi việc bách hại các tín hữu Chúa là một nghĩa cử để tỏ ḷng biết ơn các thần minh. Tháng giêng năm107, ông tới Antiôkia. Được biết tại đây có giám mục Inhaxiô đă không vâng lệnh thờ cúng tượng thần, lại c̣n ngăn cản người khác, ông truyền điệu Ngài tới để xét hỏi. Sau khi đe dọa và dụ dỗ đủ cách mà vô hiệu, ông kết án vị giám mục thánh thiện này phải điệu về Roma cho thú vật xâu xé.

Cuộc hành tŕnh về Roma mang sắc thái một cuộc khải hoàn. Mỗi khi con tàu dừng bến nào, dân chúng đều tuốn đến chào kính vị tử đạo. Nhân dịp này thánh Inhaxiô có dịp tiếp xúc với nhiều giáo đoàn và đă viết bảy bức thư cho các Giáo hội. Tuy vậy, chuyến đi không dễ chịu ǵ. Bọn lính áp giải đă cố t́nh hành hạ thánh nhân để mong được các tín hữu ngưỡng mộ Ngài đút lót tiền bạc. Thánh nhân viết với ḷng khiêm tốn:

- Trên đất liền hay ngoài biển khơi, ngày đêm tôi phải chiến đấu với các súc vật, bị xiềng vào mười con sư tử. Tôi muốn nói là những người lính canh giữ tôi. Người ta càng cho tiền, họ càng hung dữ. Những người đối xử tàn tệ của họ là trường đào luyện tôi mọi ngày, nhưng không phải v́ vậy mà tôi được nên công chính đâu".

Ở Smyrna, thánh Inhaxiô đă gặp thánh Pôlycarpô. Vị giám mục thánh thiện này cũng là môn đệ của thánh Gioan như thánh Inhaxiô. Thánh Pôlycarpô đă hôn xiềng xích của người bạn lừng danh. Tại đây thánh Inhaxiôco có dịp gặp đại diện của nhiều Giáo hội tới thăm. Biết rằng ở Ahila Delphia có sự chia rẽ trong hàng giáo sĩ, Ngài đă viết thư khuyên nhủ họ:

- Hăy tránh xa những phân rẽ và các giáo thuyết nguy hiểm. Hăy theo mục tử các bạn khắp nơi như đoàn chiên. Tôi vui sướng hết mực những góp phần củng cố đức tin các bạn, nhưng không phải do tôi mà do Chúa Giêsu Kitô. Được mang xiềng xích v́ danh Chúa, hơn lúc nào, tôi cảm thấy ḿnh c̣n quá xa sự trọn lành. Nhưng kinh nguyện của các bạn sẽ làm cho tôi được xứng đáng với Thiên Chúa và với di sản mà ḷng nhân từ và đă dọn sẵn cho tôi.

Các thư của các thánh nhân gửi riêng cho mỗi nơi, Ngài ca tụng tinh thần kỷ luật của tín hữu Manhêsianô (Magnésiens) : - Tôi hănh diện được gặp các bạn nơi cá nhân đức giám mục Damas của các bạn. Tuổi trẻ của Ngài không được nên cớ để các bạn suồng să với Ngài. Các bạn cần phải tôn kính chính Thiên Chúa là Cha nơi Ngài.

Với dân Trallianô (Tralliens) Ngài viết : - "Hăy yêu thương nhau. Xin cầu nguyện cho tôi nữa. Tôi cần đức ái và ḷng nhân hậu Chúa để được nhận vào hưởng gia nghiệp mà tôi đă sẵn sàng chiếm hữu".

Nhưng Ngài sợ dân Rôma, v́ nhiệt tâm mà cất mất triều thiên tử đạo của ḿnh. Nhờ một du khách đi Italia, Ngài khẩn khoản : - "Các bạn không thể trao tặng cho tôi một bằng chứng quí mến nào khác, là để cho tôi được tế hiến ḿnh cho Thiên Chúa. Ân huệ tôi van xin các bạn là hăy hát bài ca cám tạ ơn Chúa mà nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô, Đức giám mục Smyrna bên Tây phương đă được, để Ngài được đưa vào vinh quang. Hăy để cho tôi thành của ăn nuôi thú vật, hầu tôi được vui hưởng Thiên Chúa, Tôi là hạt lúa ḿ của Thiên Chúa. Tôi cần được răng thú dữ nghiền nát để trở thành bánh tinh tuyền của Chúa Kitô.

Tốt hơn, hăy săn sóc các thú vật này để chúng thành nấm mồ của tôi. Chính lúc này tôi đang trở nên một môn đệ chân chính. Chớ ǵ những h́nh khổ độc dữ nhất đổ xuống ḿnh tôi, miễn là tôi được Chúa Giêsu Kitô. Được cả thế gia này nào có ích lợi ǵ cho tôi ? Tôi chỉ ước mong được kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô...

Ngài c̣n viết thêm : - Ước mơ của tôi là được đóng đinh vào thập giá. Trong tôi chỉ có một ḍng nước hằng sống vẫn ŕ rầm lời kêu gọi : Hăy về với Cha".

Thánh nhân c̣n viết nhiều điều khác nữa, bàn về chân lư đức tin, kỷ luật Giáo hội và những sai lầm nguy hại.

Ngày 20 tháng 12 năm 107 là ngày cuối cuộc vui cũng là ngày thánh Inhaxiô tới Roma. Sau khi đọc bức thư của nhà vua, quan tổng trấn truyền đem thánh nhân đến thẳng hí trường. Dân chúng đang tụ họp đông đảo. Ngài lập lại câu nói đă viết trong trường hợp gửi dân Roma : "Tôi là hạt lúa ḿ của Thiên Chúa. Tôi cần được răng thú dữ nghiền nát để trở thánh bánh tinh tuyền của Chúa Kitô". Hai con sư tử gầm rống và bổ tới thánh nhân mà cắn xé. Người ta kính cẩn thu nhặt những khúc xương c̣n lại và đưa về Antiôkia. Dưới thời Hêracliô, xương Ngài lại được đưa về Roma.


Ngày 18-10

Thánh LUCA THÁNH SỬ
(Thế kỷ I)

Thánh Luca, tác giả Phúc âm thứ ba và sách Công vụ sứ đồ, là người đóng góp đơn độc và rông răi nhất cho Tân ước. Như các tác phẩm cho thấy, Ngài là một trong những Kitô hữu có học nhất thời Giáo hội ly khai. Dầu vậy, Ngài rất mực khiêm tốn và ẩn ḿnh đi đến nỗi dù một chút ǵ chúng ta biết về Ngài cũng phải đọc trong những ḍng chữ của Ngài bằng kính phóng đại. Chúng ta chú mục vào những chỗ "nhóm chúng tôi" thay v́ "họ", nghĩa là Ngài nhận sự có mặt của ḿnh trong khung cảnh chuyển nó vào những dẫn chứng rời rạc trong thánh Phaolô, t́m những khuôn mặt xem ra rơ rệt nhất, phân tích việc chọn lựa và xử dụng từ ngữ của Ngài. Dần dần h́nh ảnh của thánh Luca nổi lên:

Ngài tự bẩm sinh là người Hylạp, chứ không phải Do thái, nhưng theo ngôn ngữ và văn minh xem ra Ngài đă không sinh ra tại những thành phố Hy lạp lớn miền cận đông. Một tác giả thứ hai nói Ngài sinh ra tại Antiôkia, Syria và khi những biến cố xảy ra dường như Ngài đang sống ở đó trong thập niên bốn mươi của thế kỷ đầu và đă là một trong những lương dân trở lai đầu tiên.

Theo nghề nghiệp, Ngài là y sĩ và rất có thể đă theo học đại học tại Tarse. Bởi đó có thể Ngài đă có vài tiếp xúc trước với thánh Phaolô khoảng năm 49 hay 50, Ngài đă liên kết với thánh Phaolô trong sứ vụ qua Tiểu Á tới Au Châu. Dầu vậy khi tới Philipphê, thánh Luca đă dừng lại đó, không phải là giám mục của Giáo hội tân lập v́ dường như thánh nhân đă không hề lănh nhận chức thánh, nhưng đúng hơn ta có thể gọi là "thủ lănh giáo dân". Hơn nữa, Ngài dường như dấn thân vào thành phần sử gia, một vai tṛ mà sự giáo dục và cố gắng rất phù hợp với Ngài. Sự quan sát kỹ lưỡng và diễn tả chính xác là những từ ngữ của các trường thuốc Hy lạp và các văn phẩm của thánh Luca chứng tỏ để Ngài đă biết áp dụng chúng vào lănh vực lịch sử.

Dầu vậy, vào khoảng năm 57, thánh Phaolô đă từ Corintô trở lại qua Macedonia trên đường đi Giêrusalem, để thu thập các đại diện từ nhiều Giáo hội khác nhau và thánh Luca đă nhập bọn, từ đó trở đi Ngài đă không hề rời xa thầy ḿnh. Ngài đă chứng kiến việc người Do thái t́m cách hại Phaolô và việc người Roma giải cứu thánh nhân. Khi Phaolô đáp tàu đi Roma sau hai năm bị tù ở Cêsarêa, thánh Luca ở với Ngài. Họ bị đắm tàu ở Malta và cùng tới Rôma. Nhưng ở Roma. Thánh Luca đă thấy một trách vụ khác đang chờ đón Ngài. Roma là con mắt của Phêrô và người phát ngôn của thánh Phêrô là Marcô đă xuất bản Phúc âm viết tay của Ngài.

Nhưng c̣n những kư ức khác đă được viết ra hay truyền tụng rời rạc hoặc toàn bộ về cuộc đời của Chúa chúng ta trên trần gian. Thánh Luca đă quyết định rằng: sứ vụ cho lương dân cần một Phúc âm mới, được viết ra bằng Hy ngữ văn chương hơn là Phúc âm của Marcô cho hợp với lương dân có học và không dành riêng cho người Do thái như là Phúc âm của thánh Mathêo : việc trước tác sách này là phần tiếp theo sách Công vụ sứ đồ xem như hoàn thành tại Roma giữa năm 61 tới 70, nhưng thánh Luca đă trốn cuộc bách hại của Nêrô và đă trải qua quăng đời c̣n lại tại Hy Lạp.

Tài liệu thế kỷ thứ hai viết: - "Trung thành phục vụ Chúa, không lập gia đ́nh và không có con; Ngài được qua đời hưởng thọ 84 tuổi ở Boctica, đầy tràn Thánh Thần".

Thánh Luca là một vị thánh luôn luôn b́nh dân. Một phần có lẽ v́ chúng ta hiểu rơ Ngài là một giáo dân, thừa hưởng văn hóa Hy lạp cổ. Hơn nữa, Ngài b́nh dân v́ đặc tính lương dân và dấn thân của ḿnh. Tất cả văn phẩm của Ngài đầy quan tâm đến con người, thương cảm con người, liên hệ tới người nghèo, hào hiệp với phụ nữ. Ngài cũng rất hấp dẫn bởi đă thu thập và kể lại vô số những công cuộc đầy nhân hậu của Chúa Kitô.

Thật ra người ta sẽ lầm lẫn khi d́m mất tính chất và giáo huấn nghiêm khắc của Chúa. Nhưng các y sĩ có thể hănh diện về Ngài v́ chắc hắn không có y sĩ nào sẽ qua mặt được Ngài về "t́nh yêu dành cho nhân loại". Và những người c̣n lại trong chúng ta có thể biết ơn Ngài v́ nhờ Ngài chúng ta có được dụ ngôn cây vả khô chồi (13,60, đứa con hoang đàng (15,11) và người Samaria nhân hậu (10,300. Chúng ta cũng biết ơn Ngài v́ câu chuyện người kẻ trộm thống hối và cả năm mầu nhiệm Mân Côi mùa Vui.

Nhưng trên tất cả, chúng ta mắc ơn Ngài Kinh Ave "Ngợi khen" (Magnificat), chúc tụng (Benedictus), Phó dâng (Nuncdimittis) với quá phân nửa câu truyện ngày lễ Giáng sinh. Rồi đây là chỗ mà sự khiêm tốn ẩn ḿnh của thánh nhân xa rời chúng ta.

Thánh Luca đă nghe truyện từ miệng Chúa không ? Thánh nhân không nói điều này cho chúng ta nhưng rất có thể lắm. Chúng ta biết sau cuộc đóng đinh, mẹ đă được thánh Gioan săn sóc và chắc chắn đă có sự giao tiếp giữa hai thánh sử này. Nhưng trùng hợp của hai Phúc âm (như về việc biến h́nh) hay những trùng hợp về ngôn ngữ trong phần đầu sách Công vụ mạnh mẽ minh chứng điều này,

Hơn nữa, nếu thánh Luca được rửa tội ở Antiôkia khoảng năm 40 th́ tự nhiên là có thể t́m gặp được thánh Gioan ở Giêrusalem... Lúc ấy Đức Mẹ trên dưới 70 tuổi. Như vậy không có lư ǵ thánh Luca lại không thể nghe chính môi miệng mẹ kể chuyện. Mà dầu chuyện nầy có đến với Ngài cách gián tiếp đi nữa, chúng ta vẫn biết ơn Ngài đă lưu lại cho chúng ta những giai thoại đặc biệt ấy.


Ngày 19-10

Thánh PHAOLÔ THÁNH GIÁ
(1694 - 1775)

Ít có biến cố đẹp mắt để ghi lại cuộc đời của Paul Prannes Daniel. Thường trọn đời Ngài dành cho cầu nguyện, sám hối và tôn sùng cụôc tử nạn của Chúa. Ngài là dụng cụ phổ biến ḷng tôn sùng này với ḍng tu Ngài thiết lập, ḍng Thương khó. Ngài sinh tại miền Bắc Ư năm 1694 từ một gia đ́nh trung lưu đạo đức. Dầu cuộc sống Ngài cho tới tuổi15 đă diễn ra như cuộc sống b́nh thường của người Kitô hữu, nhưng vào thời này, người đă trải qua một loạt trở lại khiến Ngài dâng trọn đời cho việc cầu nguyện hăm ḿnh: Ngài quỳ gối lâu giờ, thực hành những việc phạt xác như ngủ trên đất và ăn chay liên tục, nhờ đó ảnh hưởng đối với những người đương thời, khiến nhiều người đi tu ḍng hay là một linh mục triều.

Vào tuổi 20, việc gia nhập đạo quân Venise để bảo vệ Kitô giáo chống lại người Hồi cho thấy sau một thời lư tưởng Ngài đă khác. Nhưng Ngài đă trở lại đời sống cầu nguyện hăm ḿnh.

Sáu năm qua đi và chỉ đến lúc 26 tuổi, Ngài mới thấy rơ hơn chuỗi ngày tương lai của ḿnh trong một loạt các thị kiến. Ngài hiểu rằng: ḿnh phải lập một ḍng tu đặc biệt tôn sùng cuộc khổ nạn. Trước hết Ngài bắt đầu nếp sống mà tu sĩ ḍng Thương khó sẽ phải sống, trong khi phát ra một qui luật gửi về Roma xin phê chuẩn. Sau một ít khó khăn, luật này đă được chuẩn nhận. Ngài và em ḿnh là Gioan Tẩy giả đă lập ḍng ở Mote Argentaro và nhận những tập sinh đầu tiên. Đức Bênêdictô XIV đă buộc giảm nhẹ đôi chút sự khắc khổ trong đời sống tu tŕ và đi rao giảng trong các miền lân cận.

Phaolô là một nhà truyền giáo nhiệt thành rao giảng cuộc Thương Khó khắp nơi và gây được nhiều cuộc trở lại. Những năm cuối đời, Ngài đă lập ḍng các nữ tu thương khó. Bây giờ Ngài được dân chúng coi như một vị thánh và mỗi khi đi qua đâu, Ngài phải chịu đựng đám đông những người lo kiếm miếng vải áo Ngài làm thánh tích, họ chạm tới Ngài hay xin Ngài chữa bệnh hoặc một ân huệ nào khác. Ngài qua đời ngày 18 tháng 10 năm 1775 vào tuổi 80 và được tuyên thánh khoảng gần thế kỷ sau năm 1865.

Điều lạ lùng là vị thánh người Ư không hề rời xa quê hương ḿnh sinh trưởng lại rất quan tâm tới việc trở lại của nước Anh mà Ngài biết đến rất ít. Ngài nói: "Nước Anh luôn ở trứơc mặt tôi và nếu nước Anh trở lại công giáo th́ ích lợi cho Giáo hội vô kể". Dầu bản thân Ngài đă không thể đi bước tích cực nào để cải tiến vấn đề, cũng cần ghi lại rằng 65 năm sau khi Ngài qua đời,một tu sĩ, ḍng Thương Khó, anh Dominicô Barbeni đă tới nước Anh và trở thành dụng cụ đưa về hiệp thông với Giáo hội Jolm Hery Newman và nhiều người khác nữa, như thế là góp phần vào việc phục hồi đạo công giáo tại xứ sở này.


Ngày 19-10

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO MIỀN BẮC MỸ
(Thế kỷ XVII)

Rênê (+1642) Jean Lalande Và Isaac Jogues (+1644) Antoine Daniel (+1648) Jean De Brébeuf Và Gabriel Lalemant (+1649) Charles Garnier Và Noel Chabanel (+1649)

Ngay từ năm 1608, hai tu sĩ ḍng Tên đă được gởi tới miền Nova Scotia, nhưng công cuộc sớm bị ảnh hưởng những cuộc chiến tranh với nước Anh và măi tới năm 1632 khi Canada đi về với Pháp, trung tâm truyền giáo mới được các tu sĩ ḍn Tên thiết lập thường xuyên ở Rucbee.

Năm 1633, bề trên Paul le Jeune kết hợp với Jean de Brébeuf, một nhà quí phái sinh tại Normandie, và Antoine Daniel với Ennemond Massé. Những khó khăn của các nhà thám hiểm này được biểu trưng bằng những kinh nghiệm của Le Jeune khi Ngài theo nhóm Algonquin đi săn bắn: những cố gắng rao giảng của Ngài bị phá hoại bởi những tiếng reo ḥ, chế giễu, bởi v́ người da đỏ dạy người nói thổ ngữ để châm chọc đă dùng những chữ độc ác nhất đặt ngang với từ ngữ chỉ đức tin Kitô giáo. Le Jeune cũng bắt dầu cảm thấy bốn khía cạnh tệ hại nhất trong đời sống dân da đỏ là: lạnh, nóng, khói và chó. Trong căn lều chất đầy đàn ông, đàn bà và chó ngủ chung quanh đống lửa đến khi thường bị mù ḷa. Một sự kiện khiến Le Jeune nhận định: "Những lương dân bất hạnh này trải qua cuộc sống đời tạm trong khói mờ và chôn vùi cuộc sống đời đời trong lửa cháy".

Le Jeune quyết định rằng không có cuộc truyền giáo nào hy vọng thành công được nếu không hướng về những bộ lạc đă định cư. Dân Huron sống ở miền phía đông bờ biển Huron đă được chọn làm trung tâm truyền giáo. Năm 1634, Brébeuf Daniel và Davort đă thành công trong việc hoà đồng với dân tộc gồm hai chục ngàn dân sống trong ba mươi làng, mỗi làng có khoảng bảy trăm dân này.

Các nhà truyền giáo gặp được những người da đỏ lịch sự nhưng xa cách trẻ em và những người hấp hối hầu như không thể trở lại đạo được, v́ họ chỉ coi đó là tôn giáo của người da trắng. Họ hỏi: "Các ông có săn bắn trên thiên đàng, đánh nhau hay mừng lễ không ?". Được trả lời là không. Họ liền đáp lời: "Vậy chúng tôi không tới đó đâu. Nhàn cư vi bất thiện. Các nhà truyền giáo nhận thấy điều chống lại ḿnh chính là cả nếp sống với những cưới hỏi phải tranh hùng, những hành hạ và những cuộc ăn thịt người. Các Ngài quyết định chính ḿnh tập trung dân lại, không coi họ là đồng minh. Nhưng khích lệ và c̣n hy vọng những cuộc hôn nhân với dân cư gốc Pháp nưă.

Sự sáng suốt của quyết định này đă được củng cố với những kinh nghiệm thu lượm được trong cuộc thí nghiệm năm 1638, trùng hợp với việc đến góp mặt của năm nhà truyền giáo khác nữa trong đó có: Isaac-Joques, một học giả và nhà lực sĩ có thể qua mặt cả người da đỏ và Charles Garnier. Dân da đỏ bắt đầu thù nghịch với các tu sĩ ḍng Tên như là những phù thủy nguyền rủa dân tộc họ, khi ấy bóng áo dài của các Ngài in trên nền tuyết trắng trên đường đi tới làng nào, trẻ con khóc thét t́m mẹ như là cơn đói và dịch tễ đă đến. Đó là lúc Jean de Brebeuf thấy thánh giá vĩ đại của ḿnh tiến đến từ vùng đất dân Iroquois cư ngụ, kẻ thù của dân Huron. Khi được hỏi thánh giá ấy giống cái ǵ, Ngài trả lời: "Nó lớn đủ để đóng đinh tất cả chúng ta".

Dân Iroquois nuôi dưỡng sự tức giận từ khi bị người Pháp đánh bại 30 năm về trước và mức độ tấn công của họ ngày càng lớn thêm. Vào tháng tám năm 1624 Jognes, Goupil (một giáo dân cộng tác vào việc truyền giáo) và một nhóm người da đỏ từ Quebu trở về với thực phẩm cần thiết cho nhóm truyền giáo và những người dân da đỏ đói khổ. Họ bị dân Iroquois tấn công và bắt giữ. Dân này gặm tay họ như chó dại, rút móng tay và bắt họ chạy giữa hai hàng người cho người ta đánh đập mỗi khi qua làng nào. Sự tinh chế hay là "Mơn trớn" (như người da đỏ nói) của cực h́nh họ chịu c̣n nhiều hơn nữa: than nóng, dao mác, cắt xẻo để diễu cợt và vui chơi. Cái chết trong bầu khí quỉ quái hơn là chỉ để vui chơi, thường bằng cách thiêu sống và rồi sau đó thân thể được phân phát làm của ăn.

Goupil tồi tệ nhất. Ngài bị giết ngày 29 tháng 9 năm 1642 bằng một nhát búa v́ dám rửa tội một em bé nhưng Jognes bị giam giữ nhiều tuần với bản án tử h́nh vĩnh viễn. Cuối năm 1643, với sự trợ giúp của vài nhà buôn Ḥa Lan, Ngài đă trốn thoát được về Pháp bằng tàu, nhưng lại trở lại truyền giáo năm 1644 và được chính quyền miền tân Pháp gửi tới dân Iroquois như một sứ giả trong một thời gian hưu chiến ngắn.

Được khích lệ bởi những kết quả của cuộc viếng thăm này, Jognes đă trở lại với một giáo hữu trợ tá khác là Jean Lalande. Nhưng thành công của họ không sống lâu: một vụ mất mùa, một cái hộp khả nghi của Jognes mà người da đỏ tin là có chứa một tai họa và cả hai bị bắt, bị hành hạ, bị giết ngày 18 tháng 10 năm 1644.

Hầu hết dân Huron đă bắt đầu đón nhận đức tin Kitô giáo, tinh thần của họ như một dân bị khổ cực với những cuộc tấn công liên lỉ của dân Iroquois. Cuộc tử đạo kế tiếp xảy ra vào ngày 4 tháng 7 năm 1648 khi pháo đài chính xứ thánh Giuse, một làng 26 ngàn người bị dân Iroquois phá hủy. Antoin Daniel thành công trong 4 năm liên tiếp vừa mới cử hành thánh lễ xong, khi thấy nhóm người bảo vệ bị vây khốn, Ngài giục họ trốn đi và nói: "Tôi sẽ ở lại đây, chúng ta sẽ gặp lại nhau trên thiên đàng". Mặc nguyên áo, Ngài tiến ra gặp người Iroquois. Họ ngỡ ngàng nh́n lại một chút, rồi bắn một loạt tên. Sau đó bắt nạn nhân của ḿnh, tắm mặt họ vào máu Ngài và ném xác Ngài vào ngôi nhà thờ đang bốc cháy.

Mùa Xuân tiếp sau, người Iroquois tăng gấp đôi nỗ lực nhằm hại người Huron và trong một cuộc tấn công của 1000 người vào làng thánh Lu-y, họ bắt thánh Jean de Brébeuf và Gabriel Lement, thánh Jean de Brebeuf bị hành hạ nghiêm khắc đến nỗi đă chết sau 4 tiếng đồng hồ. Một chiếc ṿng bằng vàng những cái ŕu nóng đỏ quấn quanh cổ Ngài và Ngài đă được một người Huron phản đạo rửa tội trong nước sôi. Nằm chết, đám đông uống máu Ngài và thủ lănh họ được đặc ân ăn trái tim Ngài.

Lelemant ốm yếu đă sống sót được 17 giờ bị hành hạ trước khi tắt hơi ngày 17 tháng 3 năm 1649.

Hai vị tử đạo khác bị những người Thổ của Giáo hội người da đỏ kêu gào đ̣i mạng khi sự khủng khiếp trải rộng tới dân tộc Tobacco sống ở những thung lũng núi Blue. Trong cuộc tấn công vào xứ thánh Gioan tháng 12 năm 1644, Charles Garnier đă bị giết khi Ngài cố gắng giải tội cho một người da đỏ, đang hấp hối. Là con của một người dân thành Paris, Ngài đă sống bằng rễ cây và trái sồi và đi bộ 30 hay 40 dặm dứơi sức nóng của mùa hạ qua miền đất thủ hần để rửa tội một người da dỏ đang hấp hối. Bạn Ngài, Noel Chabanel ngán các điều kiện của việc truyền giáo đến nỗi tự buộc ḿnh bằng lời khấn sẽ ở lại đó cho tới chết, đă bị giết chết bởi một người Huron phản đạo v́ tin rằng: tôn giáo mới chịu trách nhiệm về số phận đau khổ của quê hương anh ta.

Cuộc truyền giáo cho người Huron như thế thật gian khổ chỉ thấy chán nản thất vọng và phân tán. Tuy vậy ảnh hưởng của cuộc truyền giáo đă thay đổi nếp sống những người da đỏ, dầu họ c̣n hoang dại nhưng hết độc ác.


Ngày 23-10

Thánh GIOAN CAPISTRANÔ
Ḍng Phanxicô (1386 - 1456)

Cha của Gioan là một nhà quí tộc người Pháp đă theo bá tước Anjon trong cuộc chinh vương quốc Naples. Để ân thưởng cho ḷng can đảm, ông đă được chiếm những lănh điạ rộng lớn. Ong định cư tại Caoistranô và qua đời sớm sau khi cưới một thiếu nữ người Y. Gioan con của ông theo học tại Perugia đă gia nhập ngành thẩm phán.

Các tài năng của thánh nhân đă khiến cho thánh nhân được coi như hoàng tử của các luật gia. Được đặt làm nhà cầm quyền, thánh nhân hiểu rơ sự cao trọng trong sứ mạng của ḿnh: dửng dưng với những đe dọa của các lănh chúa, Ngài quyết nâng đỡ những người nghèo khó. Một cư dân quí phái giàu có muốn gả con cho Ngài. Tương lai rực rỡ trước mắt Gioan khi bất ngờ định mệnh đổi khác. Lănh trách nhiệm hoà giải Perugia và Rimini, Ngài bị tố cáo là đă thiên tư, bị bắt giam ở Rimini... trong một tháp canh.

Gioan muốn tẩu thoát, bị găy chân và nằm bẹp nhưng một hầm gia dưới đất. Trong tận cùng đau khổ, một tu sĩ ḍng Phanxicô xuất hiện mời gọi Ngài sống đời sống nghèo khó và bác ái. Gioan đă nhiệt thành đáp lời. Vừa khi được phóng thích, Ngài bán mọi của cải, từ hôn và đến với các tu sĩ ḍng Phanxicô ở Perugia. Chân phước Marcô thành Bergame nghi ngờ ơn gọi như vậy và đón nhận Ngài với những lời chẳng hoà nhă chút nào: "các tu viện không phải nơi trú chân của những kẻ lang thang hay chán đời. Phải có những thử thách khác để gia nhập một ḍng tu. Tôi chi nhận anh khi anh nói lời từ giă những phù vân thế tục mà tôi sẽ chỉ cho anh".

Đây là một lời giă từ lừng danh, một thử thách nổi tiếng thánh nhân phải chịu. Perugia được chiêm ngưỡng nhà cầm quyền của họ riễu qua đường phố, quay ngược lại trên lưng lừa ăn mặc rách rưới, đầu đội nón có ghi những tội của ḿnh bằng chữ lớn. Dân chúng nhạo cười, nhưng Gioan can đảm đón nhận mắng nhiếc.

Tại nhà ḍng, Gioan có một bậc thầy chỉ là trợ sĩ, anh Onuphre, người nghiên khắc lột bỏ con người cũ của Ngài cách vĩnh viễn. Thêm vào những lời quở trách là những nghiêm nghị. Nhưng những bất công dày và phải được bỉnh thản lănh nhận, chẳng hạn ngày kia anh em giặt đồ đang đợi cho nước bớt nóng. Bỗng anh Onuphre đi tới. Bỏ qua mọi anh em khác, anh giận dữ phạt Gioan v́ biếng nhác và lấy áo dài từ nước nóng bỏng ra thải vào mặt Gioan. Đáp lại, Gioan khiêm tốn đến qú trước mặt anh.

Viên chức măn nguyện c̣n tăng gấp đôi ḷng nhiệt thành của Ngài trong những công việc thấp hèn nhất, đồng thời vẫn học thần học thánh Bernadinô thành Sienua là thầy dạy, thán phục v́ những buớc tiến ngoại hạng của Người đă nói: "Gioan ngủ mà học những điều mà người khác ngày đêm nỗ lực mới học được" Dường như Ngài có sự hiểu biết thiên phú, là nhà thần học sâu sắc và sắp thành nhà truyền giáo lớn của thời Ngài.

Gioan rảo qua các tỉnh thuộc nước Ư và dẫn về cho Chúa hàng triệu những kẻ lạc giáo và những tội nhân, Ngài đă thăm các ḍng tu ở Đông phương, góp phần hiệp nhất với người Armenia. Trở về Ngài nổi bật tại cộng đồng Florentinô và được đặt làm sứ thần tại Sicile. Giữa những thành công rực rỡ. Gioan vẫn là con người cầu nguyện và sám hối. Ngài xây dựng các tu viện, chống lại lạc giáo. Các bài giảng của Ngài thật phi thường. Thiên Chúa rơ ràng bao bọc Ngài. Những người rối đạo lân la để biết chỗ Ngài ở đâu. Giọng điệu của họ đủ cho thấy rơ số phận họ muốn dành cho Ngài như thế nào. Gioan giản dị và êm ái trả lời: "Tôi đây". Những người theo bè rối sững sờ và không làm ǵ hại Ngài.

Một huyền thoại b́nh dân kể rằng: thánh nhân khi giă từ Assisiô với các bạn để hoàn thành một sứ mệnh, bị từ chối không được chở qua sông gần Trévise v́ người lái xe đoán rằng: đám người nghèo này sẽ không trả tiền. Thánh nhân trải áo của Bernađiô thầy ḿnh trên sông. Nước sẽ rẽ ra và các tu sĩ qua bờ bên kia sông.

Đức giáo hoàng đă sai Gioan qua Đức, Hungari, Bohemia, Balan. Cả thành ra đón Ngài, lăo già nhỏ bé khô khan kiệt sức nhưng vui tươi không mệt mỏi. Cả đoàn thính giả đă nghe Ngài mỗi ngày. Sau đó người ta công khai đốt các cỗ bài, những h́nh ảnh dâm ô, những đồ trang sức, mọi cái có hại cho tâm hồn.

Đây là lửa hoả thiêu lâu đài của quỉ dữ. Ơ Bohemia sau một trong những bài giảng về sự phán xét, thánh nhân đă gây hứng khởi cho hơn 100 thanh niên ôm ấp đời sống tu tŕ. Các Đức giáo hoàng nối tiếp liên tiếp trao cho Ngài những sứ mệnh đặc biệt.

Người Hồi vừa mới xâm chiếm Constantinople. Mahomet tin rằng: ḿnh là thủ lănh Kitô giáo. Không ông hoàng nào xem ra có thể ngăn cản nổi cuộc xâm lăng. Gioan Capistranô nhận được lệnh của Đức giáo hoàng để cổ động đoàn quân thánh giá, Ngài liên kết được 40 ngàn người và chọn Hunyade là một anh hùng làm thủ lănh của họ. Quân hung bạo bốn lần đông hơn chế nhạo. Belgrade đă bị chiếm. Mọi sự xem ra đă mất hết. Gioan lao lên hàng đầu, tay cần kỳ hiệu và một thánh giá, khuyên các binh sĩ hoặc thắng hoặc chết. Địch quân rút lui, thành lũy được cứu thoát.

Vài tuần sau, Hunyade qua đời trong tay Gioan, người sống sót đă được lâu hơn ông ta một chút. Ngài riến tới gần cái chết với sự b́nh thản hoàn toàn và các ông hoàng đă thán phục sự can đảm của Ngài, bấy giờ phải bối rối trước sự khiêm tốn của vị thánh khi hấp hối, công khai thú nhận các lỗi lầm của ḿnh.


Ngày 24-10

Thánh ANTÔN MARIA CLARET
Giám mục - Tổ phụ ḍng Trái tim vẹn sạch mẹ Maria (1807 - 1870)

"T́nh yêu Chúa Kitô thúc bách tôi"

Đó là châm ngôn và chương tŕnh đời sống thánh ANTÔN MARIA CLARET. Ngài sinh năm 1807 tại Sallent Bắc Tây Ban Nha, trong một gia đ́nh khiêm tốn làm nghề dệt. Là con thứ 5 trong 10 anh em, thánh nhân tỏ ra nhanh nhẹn thông minh có khiếu đối với nghề nghiệp của cha anh và được gởi đi Barcelone trong một xưởng máy lớn. Ban chiều, Ngài dự lớp học Pháp văn, nghiên cứu La văn và luyện nghề ấn loát, không có ǵ Ngài xao lăng cả. Ơn gọi đi tu sống sâu trong đáy ḷng Ngài, kèm theo mọi hành động và sắp trở thành mạnh mẽ nhất: cuối cùng Ngài đă bước qua cổng chủng viện ở Vich năm 1829.

Trước tâm hồn phong phú của thánh nhân, Đức cha Corcue ra đă rút ngắn chương tŕnh thần hoc. Ngài thụ phong linh mục 6 năm sau và cử hành thánh lễ đầu tiên tại giáo xứ Ngài đă được rửa tội. Được cử làm cha sở, Ngài đă thánh hóa địa hạt của ḿnh. Nhưng việc tông đồ của Ngài cần một điạ hạt rộng lớn hơn. Ngài đi Roma, muốn gia nhập ḍng Tên nhưng một vết thương ở chân buộc Ngài từ bỏ ư định trở về Tây Ban Nha. Bản chất nóng nảy của Ngài tỏ lộ những ân huệ siêu nhiên mới, tài hùng biện thánh của Ngài tăng bội số những cuộc trở lại, chủ đề được ưa chuông của Ngài là: đường thẳng và chắc để về trời" và ngày càng thêm nhiều người dấn thân vào đường hẹp sỏi đá mở ra ánh sáng. Đức Trinh Nữ h́nh như hiện diện khi Ngài tŕnh bày các bổn phận của bậc sống nhạt nhẽo nhưng có nét đẹp ẩn giấu trước mặt Chúa, các từ bỏ liên tiếp... Ngài đă đi giảng như vậy qua một tỉnh với hành trang gồm có cuốn sách Thánh Kinh và sách nguyện gói trong khăn, Ngài từ chối tất cả tiền bạc, ngủ dưới ṿm trời, giải tội ngày đêm và dâng lễ khi ánh sao cuối cùng vừa lặn. Ngài đă đặt tay chữa bệnh, chiêm ngắm các cuộc hiện ra.

Antôn rất gần gũi tự do đến nỗi đă gây nên những ghen tương, những lời chế nhạo ngắt ngang bài giảng của Ngài. Mạng sống bị đe dọa, Ngài phải giă từ quê hương thân yêu để rồi chỉ trở lại 15 năm sau để được đề cử và tấn phong Tổng giám mục Santiago, Cuba, tại nhà thờ chính toà Vich, Ngài đă dùng khoảng thời gian giao thời này để Phúc âm hoá các đảo Camari và đặt nền móng tu hội thừa sai Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ, Ngài nỗ lực dưới mọi h́nh thức để cứu vớt các linh hồn. Đây là lúc Ngài thêm danh hiệu MARIA vào tên ḿnh.

Vị tổng giám mục truyền giáo cập bến, Ngài sắp gặp thấy một giáo xứ đầy thương tâm gồm một ít linh mục thiếu học nghèo túng, Ngài thiết lập một nhóm học hiểu biết và tiếp tục vai tṛ người bao bọc v́ Chúa Kitô, Ngài mất 6 năm để rảo qua các điạ phận mênh mông của ḿnh, những con số sau đây nói lên hoạt động của Ngài: 11.000 bài giảng, 120.000 lễ Thêm sức, 40.000 phép rửa tội, 12.000 lễ hôn phối. C̣n mệt nhọc hơn cả những khó khăn trên đường, thánh nhân ḥa ḿnh với các bệnh nhân ngă gục v́ dịch tả. Các chủ nhân buôn bán nô lệ tố cáo Ngài đă xúi giục các người bị tàn phá nổi loạn. Mười lăm lần Ngài đă thoát chết. Ngài mơ lập một trường nông nghiệp nhưng gặp những chống đối mạnh mẽ.

Theo lời thỉnh cầu của hoàng hậu Isabelle II, đức giáo hoàng đă cử thánh Antôn Maria làm tuyên úy cho bà. Ngài nhận lời sau nhiều do dự, với điều kiện là sẽ đứng ra ngoài mọi chuyện chính trị và không sống trong hoàng cung. Từ Maddrid, Ngài tiếp tục cai quản Cuba. Nhưng sự ghen tương không dứt. Sự vu khống đă đưa đến chỗ các kẻ thù kư tên khả kính của Ngài dưới những danh sách bần tiện, trong khi chính Ngài đă là tác giả xây dựng của 150 pho sách hay những tập rời. Cuộc cách mạng đă xua đuổi hoàng hậu tới Pan, rồi Paris là nơi cha giải tội đă theo bà và lo lắng cho thuộc điạ Tây ban Nha và vẫn theo đuổi phát triển của tu hội truyền giáo, Ngài dự cộng đồng bàn về giáo thuyết bất khả ngộ của ṭa thánh. Sự ghen ghét của những thù địch người Tây ban Nha theo đuổi Ngài măi. Thánh nhân một thời rút lui về một trong những nhà ḍng của Ngài ở Prades, rồi ở L'Audes, nơi các thày ḍng Xitô ở Phontfroide là nơi không hề phàn nàn kêu trách năm 1870.

Antôn Maria Claret vị thánh rất tân thời đă tỏ ra là nhà tiên phong với nhà sách đạo của Ngài. Trước khi có các tu hội triều ngày nay, Ngài đă sáng nghĩ ra "các nữ tu tại gia" là học giả uyên bác, Ngài đă xếp các văn sĩ có giá trị, các nghệ sĩ công giáo vào "hàn lâm viện thánh Micae".


Ngày 26-10

Thánh HEDVIGA
Nữ Tu (1174 - 1243)

Thánh nữ Hedviga sinh tại Bavaria vào khoảng năm 1174. Ngay từ hồi 4 tuổi, Ngài đă được gửi học tại tu viện. Lên 12 tuổi, Ngài kết hôn với Henri, bá tước miền Silêsia.

20 tuổi, thánh nữ Hedviga đă là mẹ của sáu người con, ba trai ba gái. Năm 1209, họ quyết định hiến thân cho Thiên Chúa để sống đời khiết tịnh nhưng vẫn chu toàn trách vụ thuộc bổn phận ḿnh. Họ sống như anh em, lo cho con cái lẫn các gia nhân sống đạo đức mà không dung túng cho bất cứ một chuyện dèm pha nào. Mỗi ngày nữ bá tước nuôi cho 13 người ăn, để kính Chúa Giêsu và 12 tông đồ. Ngài mặc một áo nhặm bên trong các y phục thường ngày, khiến Ngài phải chịu nhiều hy sinh lớn lao.

Nhưng các đau khổ tinh thần c̣n lớn lao hơn, như xé nát ḷng người. Vị bá tước dầu đáng kính nhưng lại có khuyết điểm là thương riêng Conrad, người con thứ hơn các người con khác. Ông coi Conrad như người kế vị ḿnh. Sự thiên tư này đă là nguồn gốc gây nên mối thù oán... dữ dằn giữa người anh út với anh ḿnh. Họ gây chiến đấu với nhau và Conrad bại trận. Sau đó ít lâu, Conrad từ trần trong tinh thần sám hối. Nhưng những tranh chấp tương tàn và những cái tang này đă làm cho vị bá tước c̣n tránh xa thế sư hơn nữa.

Thánh nữ Hedviga thiết lập một nhà ḍng khổ tu ở gần Breslau... Gertrude, người con gái duy nhất c̣n sống cho tới khi thánh nữ từ trần sẽ làm bề trên tu viện này. Nơi đây các em gái mồ côi và nghèo túng t́m được chỗ dung thân, chúng được đào tạo để trở nên những bà mẹ tốt trong gia đ́nh hơn là để theo đuổi ơn kêu gọi. Riêng thánh nữ Hedviga lại đóng vai tṛ người tôi tớ rửa chân cho các người phong cùi. Lời Ngài mang lại hạnh phúc cho những ai tới gần và gặp gỡ Ngài.

Trong một cuộc chiến, bá tước Henri bị bá tước miền Warzava cầm tù. Ong này từ chối mọi thỏa hiệp, để cứu cha, công tử Henri II muốn khởi binh. Nhưng thánh nữ Hedviga muốn tránh đổ máu nhiều hơn nữa, Ngài đích thân đến gặp kẻ chiến thắng. Gặp Ngài, ông ta bỗng dịu lại và chấp nhận thỏa hiệp. Vị bá tước được trả tự do. Nhưng v́ vết thương quá trầm trọng, ông qua đời năm 1238.

Hedviga đau ḷng, nhưng vâng ư Chúa, Ngài mặc áo ḍng ở Treibnitz, và dù không tuyên bố lời khấn, Ngài trung thành với các bổn phận, dưới sự điều khiển của con ḿnh là Gertrude. Làm những việc thấp hèn, phục vụ những người nghèo khổ, Ngài nói với các nữ tu: - Các chị là hôn thê của Chúa Giêsu, c̣n tôi chỉ là tôi tớ Người.

Sau ba năm goá bụa, thánh Hedviga c̣n chịu một nỗi thống khổ chót, đó là cái chết của Hênri II... Ông đă ngă gục trong cuộc chiến chống lại người Rartares. Thánh Nữ Hedviga đă linh cảm thấy trước về cái chết này. Một bản tường thuật ghi lại rằng, vào một buổi tối hôm khởi chiến, thánh nữ đánh thức một chị bạn và nói: - Demundis ơi ! chị biết, tôi đă mất con rồi. Đứa con yêu dấu đă xa tôi như con chim găy cánh. Tôi sẽ không c̣n thấy nó trên trần gian này nữa.

Ba ngày sau, một nguồn tin xác quyết này, thánh Hedviga nói : - Đó là ư Chúa. Điều Chúa muốn và vui thỏa cũng phải làm cho chúng ta măn nguyện.

Và vui mừng trong Chúa Ngài nói: - Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đă ban cho con được những đứa con như vậy. Suốt đời nó thương mến con và không hề làm ǵ cho con đau ḷng. Con muốn có nó trong đời. Nhưng con hết ḷng chúc tụng Chúa về việc đổ máu của nó, khiến nó được kết hợp với Chúa trên trời là đấng tạo thành nên nó.

Thánh nữ vẫn tiếp tục theo đuổi con đường thăng tiến. Ngài đă trải qua những buổi cầu nguyện thâu đêm. Các sử gia c̣n ghi lại nhiều phép lạ thánh nữ đă thực hiện. Cuối cùng, Ngài được mạc khải cho biết trước giờ chết của ḿnh.

Dầu không có ǵ trầm trọng, Ngài đă xin được lănh các bí tích sau hết. Khi vừa rước Ḿnh Thánh Chúa và cầu nguyện được hai tiếng : "Lạy Chúa, Lạy Chúa" th́ Ngài từ trần. Hôm đó là ngày 15 tháng 10 năm 1243, năm 1267, nghĩa là 24 năm sau, Ngài được suy tôn lên bậc hiển thánh .


Ngày 28-10

Thánh SIMON Tông Đồ

Tân ước ngoài việc đặt thánh Simon vào danh sách nhóm 12, đă không cung ứng một chỉ dẫn trực tiếp nào liên quan đến vị tông đồ này. Ngài được phân biệt với Simon Phêrô bằng danh hiệu "nhiệt thành" (Lc 6,15; Cv 1,13), một danh hiệu không có ư nói rằng: Ngài là phần tử thuộc nhóm quá khích Do thái mang tên này, nhưng chỉ cho biết nhiệt tâm của Ngài đối với lề luật. Theo tiếng Aram, nhiệt thành là "Cana".

Điều này giải thích tại sao các thánh sử nhất lăm gọi Ngài là người xứ Cana (Mt 10,4; Mc 3,18). Có người cho rằng sinh quán của người là Galilêa. Một truyền thống c̣n nói thánh Simon là chàng rể phụ trong tiệc cưới tại Cana (Ga 2,1-12). Sách các thánh tử đạo kể rằng Simon sau khi chứng kiến phép lạ của Chúa Kitô, đă "bỏ rượu", bỏ lễ cưới để theo Chúa Kitô và được liệt vào số các tông đồ. Thực sự, chẳng có chứng cớ lịch sử nào nói tới việc này.

Cũng như thánh Giacôbê Hậu, có lẽ thánh Simon là một trong các "anh em của Chúa" (Mc 6,3). Nhưng người ta không thể đồng hóa thánh tông đồ với thánh Simon mà theo truyền thống là Đấng kế vị anh ḿnh làm giám mục Giêrusalem.

Chúng ta không thu lượm được chi nhiều về hoạt động và cái chết của vị tông đồ. Có những tường thuật cho rằng: Ngài đi truyền giáo ở Phi Châu và các đảo Britania. Những tường thuật này không có nền tảng. Một truyền thống khác cho rằng Ngài đi truyền giáo ở Ai cập và cuối cùng ở Batư. Truyền thống này đáng tin hơn.

Nhiều nguồn tài liệu đồng ư cho rằng Ngài chịu tử đạo ở Batư. Một số ít hơn nói rằng Ngài cùng chịu tử đạo với thánh Giuda. Dầu vậy, v́ không có tài liệu nào đủ tính cách cổ kính nên khó nói rơ về nơi chốn và hoàn cảnh thánh nhân qua đời.

Thánh GIUĐA Tông Đồ

Vị tông đồ này mang nhiều tên khác nhau như Tadêo (Mt 10,3; Mc 3,18) hay Giuda (Lc 6,16; Cv 1,13).

Chính Ngài là vị tông đồ trong cuộc đàm luận sau bữa tiệc ly đă hỏi Chúa Giêsu: - Thưa Thày, tại sao Thày tỏ ḿnh ra cho chúng con mà không cho thế gian ?

Chúng ta có thể đồng hóa Ngài với tác giả bức thư, trong đó có tŕnh bày Ngài là : "Giuda, nô lệ của đức Giêsu Kitô, anh em với Giacobê" (Gl 1) không ? Thực sự tiếng Hy lạp phải đọc câu văn này như ở Lc 6,16 là: "Giuda, con của Giacôbê". Hơn nữa câu 17 của bức thư, tác giả như tách ḿnh ra khỏi số 12. Dĩ nhiên, điều này không làm giảm giá sự chính lục của bức thư. Có thể nói, tác giả "anh em với Chúa" (Mc 6,3) không phải là tông đồ nhưng có thể giá trong Giáo hội sơ khai như Giacôbê (Cv 15,13).

Thánh Giuda tông đồ, theo truyền thống, đă đi rao giảng Tin Mừng ở Mesopotamina và chịu tử đạo ở đó.

Một thời Ngài được tôn kính như đấng bảo trợ cho các trường hợp "vô vọng". Ḷng sùng kính này bị quên lăng, có lẽ v́ Ngài trùng tên với Giuda phản bội.