HOME

 

T́m theo mẫu tự

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

THÁNG GIÊNG

 


Ngày
01 Thánh Mẫu Thiên Chúa

02 Thánh Basiliô, Gm, Ts

02 Thánh Grêgoriô Nazianô, Gm, Ts

07 Thánh Raymundo Pennafort, Lm OP

13 Thánh Hilariô, Gm, Ts

17 Thánh Antôn đan sĩ

20 Thánh Fabianô, Gh, Tđ

20 Thánh Sebastianô, Tđ


Ngày
21 Thánh Agnes, Tntđ

22 Thánh Vinhsơn, phó tế

24 Thánh Phanxicô Salêsiô, Gm, Ts

25 Thánh Phaolô trở lại

26 Thánh Timôthêo và Titô, tông đồ

27 Thánh Angela Mêrici, Tn

28 Thánh Tôma Aquinô, Lm, Ts

31 Thánh Gioan Boscô, Lm

 


Ngày 01-01

ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA

Mẹ Thiên Chúa, đó là phẩm chức cao cả nhất của Đức Maria, chính phẩm chức cao cả này là nền tảng mỗi đặc ân khác dành cho Mẹ. Công đồng Vaticano II đă tŕnh bày các đặc ân liên kết với phẩm chức Thiên Chúa như sau:

  • "Không có ǵ lạ, nếu các giáo phụ đă thường xưng tụng Mẹ là Đấng toàn thánh, không vương nhiễm một tội nào, như một tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành. Tràn đầy thánh thiện, có một không hai ngay từ lúc thụ thai, Đức Trinh Nữ thành Nazareth được Thiên thần vâng lệnh Chúa đến truyền tin và đă kính chào là "Đầy ơn phườc" (Lc. 1,28). (GH.59).

  • "Được ǵn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Nữ Trinh Vô nhiễm đă được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm nữ Vương vũ trụ, để nên giống Con Ngài cách trọn vẹn hơn" (GH.59).

  • "Đức Maria luôn tiếp tục thiên chức làm Mẹ... Thật vậy, sau khi về trời, vai tṛ của Ngài trong việc cứu chuộc không chấm dứt, nhưng Ngài vẫn tiếp tục liên lỉ cầu bầu để đem lại cho chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được phần rỗi đời đời... V́ thế trong Giáo hội, Đức Trinh Nữ Maria được kêu cầu qua các tước hiệu: trạng sư, vị bảo trợ, Đấng phù hộ và Đấng Trung gian" (GH.62)

Như vậy, long trọng mừng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, chúng ta hăy tỏ một niềm tin vững chắc vào vai tṛ của Mẹ trong chương tŕnh cứu rỗi nhân loại. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa v́ Ngài đă sinh ra cho chúng ta Thiên Chúa cứu chuộc. Trong buổi Truyền Tin, chính sứ thần Gabriel đă quả quyết: "Người sẽ thụ thai và sinh con... trẻ sẽ sắp sinh sẽ được gọi là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa" (Lc 1,31-35). Được Thánh Thần linh hứng, bà Elisabeth cũng đă lên tiếng: "Bởi đâu tôi được thế này, là mẹ Chúa tôi đến với tôi" (Lc1,43). Niềm tin vào chức phẩm cao quí là Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria đă có từ đầu Giáo hội. Chính thánh Phaolô đă viết: "Khi thời viên măn đến, Thiên Chúa sai con của Người, sinh bởi người Nữ" (Gl 4,4).

Tiếp tục niềm tin đă có từ đầu, các tín hữu c̣n xác tín hơn nữa do biến cố dẫn tới những xác quyết chắc chắn của Công đồng chung Ephêsô (năm 413). Nestoriô khi ấy bác bỏ tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, ông chỉ chấp thuận Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, v́ Ngài chỉ sinh ra xác thể Chúa Kitô thôi, chống lại lời rao giảng của Giám mục Nestoriô, khoảng hai trăm Giám mục đă họp tại Ephêsô ngày 22.6.431, dưới quyền chủ tọa của Thánh Cyrillô thành Alexandrioa. Công đồng này kết án Nestoriô và tuyên bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Toàn thể dân thành đă công khai bày tỏ niềm hân hoan trước thành quả này. Họ tổ chức rước đuốc để mừng các nghị phụ công đồng. Cũng từ công đồng này mà có phần sau của kinh Kính mừng: "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử".

Hợp với niềm hân hoan của dân Chúa dịp công đồng Êphêsô bế mạc, niềm tôn kính dâng lên Mẹ Thiên Chúa ngày một thêm sâu đậm. Vua Giuse Emmanuel nước Bồ Đáo Nha đă xin ông được đặc ân mừng lễ Mẹ Thiên Chúa. Thánh bộ nghi lễ đă ban bố sắc lệnh thiết lập ngày 22 tháng giêng năm 1751 và ấn định vào Chúa nhật đầu tháng năm. Từ đó nhiều nước cũng được hưởng đặc ân này.

Năm 1931, dịp kỷ niệm 1500 năm, công đồng Ephêsô, Đ.G.H Piô XI đă lập lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, kính trọng thể trong khắp Giáo hội vào ngày 11 tháng 10. Chính Đức giáo hoàng Piô XI đă viết : - "Tín điều Mẹ Thiên Chúa là một mối nước mầu nhiệm vô tận, đă tuôn ra mọi đặc ân cho Đức Mẹ và nâng Người lên một địa vị cao sang tuyệt vời bên Thiên Chúa (Lux Veritatis 1931).

Năm 1962, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đă chọn lễ kính Mẹ Thiên Chúa làm ngày khai mạc công đồng Vaticanô II.

Đức giáo hoàng Phaolô VI dời ngày lễ vào đầu năm dương lịch, việc dời ngày kính này vào ngày thế giới Ḥa B́nh, nhấn mạnh thêm ư nghĩa lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa hôm nay.

Đức giáo hoàng Phaolô VI viết : - "Khi canh tân mùa Giáng sinh, mọi người phải chú ư đến việc tái lập lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1 tháng giêng, đúng phụng vụ Roma từ xưa, nhằm tôn kính việc Đức Maria góp phần vào mầu nhiệm cứu rỗi và tôn vinh địa vị đặc biệt, khiến cho "Mẹ rất thánh, đáng tiếp nhận Nguồn sống cho chúng tôi". Lễ này cũng là dịp rất tốt để chúng ta tôn thờ Vua Ḥa B́nh mới sinh, và nghe lại lời chúc hoà b́nh của các thiên sứ (Lc 2,14), để cầu Chúa, nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Ḥa B́nh, ban cho ta ơn cao cả nhất là Ḥa b́nh. V́ sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 1 tháng giêng với ngày thứ tám giáp Lễ Giáng sinh mà chúng tôi đă đặt ngày đó là ngày thế giới ḥa b́nh, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của ḥa b́nh đă phát sinh trong ḷng nhiều Người" (ĐGH Phaolô VI. Marialis Cultus, số 5b)


Ngày 02-01

THÁNH BASILIÔ CẢ
Giám mục, Tiến Sĩ (329-397)

Thánh Basiliô, con người kỳ diệu mà mọi thời gọi là thánh Cả, chào đời vào khoảng cuối năm 329 tại Cêsarêa, thủ đô miền Cappadocia. Ngài thật có phúc v́ được sinh ra trong một gia đ́nh thánh thiện. Cha Ngài là thánh Basilio, mẹ Ngài là thánh nữ Emelia. Nhưng sinh ra Ngài, cha mẹ Ngài đă chịu bao nỗi lo âu. Một cơn bệnh nặng tưởng như đă cất mất mạng sống của Ngài. Việc Ngài b́nh phục được coi như là kết quả của lời cầu nguyện mà thôi.

Từ thuở thơ ấu thánh nhân đă đến sống với người bà là thánh nữ Macrina. Tại đây, Ngài đă hấp thụ được những nguyên tắc sống đạo đức đầu tiên. Ngài nói: tôi không hề quên được những lời dạy dỗ và gương lành mà người bà thánh thiện đă ghi vào trong tâm hồn bé thơ của tôi.

Ngay khi tới buổi đi học, cha Ngài, một con người vừa đạo đức vừa hoạt bát, đă tự đảm nhiệm việc dạy dỗ Ngài những yếu tố đầu tiên về văn chương. Sau khi cha qua đời, Ngài được gửi đi Cêsarea rồi Constantinople để học khoa hùng biện. Sau cùng, Ngài đi Athena, kinh thành ánh sáng của thế giới nói tiếng Hy Lạp thời đó. Tại đây, Ngài có dịp làm quen với Thánh Gregoriô thành Nazianze. Hai người kết thân với nhau và t́nh bạn đầy thánh thiện của họ không hề bị một áng mây mù nào che phủ. Trong thành phố xa hoa ấy, họ chỉ biết có hai con đường dẫn tới nhà thờ và tới trường học.

Sau khi hoàn tất các môn học, Ngài dồn nỗ lực học kinh thánh và các giáo phụ. Ngài đă kín múc được từ kho tàng phong phú này những hiểu biết và những tâm t́nh cao thượng qui hướng con người lên trời.

Lúc hai mươi bảy tuổi, Ngài trở về quê nhà và biện hộ cho một vài vụ kiện tụng. Tài lợi khẩu và thành công tưởng đă cột chặt Ngài vào với pháp đ́nh. Nhưng chị Ngài là thánh nữ Macrina (trẻ) đă nói cho Ngài biết về sự giả trá của những tài năng của cả loài người, và về những giá trị chân thực mà Ngài nhhư đă bỏ quên. Thế là thánh nhân quyết từ giă thế gian và đeo đuổi đời sống tu tŕ. Ngài đă viếng thăm các tu viện bên Đông phương để t́m kiếm gương mẫu và thầy dạy đường nhân đức. Một năm sau Ngài trở về Cappadocia, rồi lui về miền Pont và thiết lập nhiều tu viện. Các qui luật Ngài soạn ra cho các tu viện đă trở thành danh tiếng và ngày nay vẫn c̣n được áp dụng tại các tu viện của Giáo hội công giáo theo nghi lễ Byzantin. Chính thánh Bênêdictô cũng chịu ảnh hưởng của Ngài qua bản dịch tiếng la Tinh của Ruffinô. Thánh Basiliô chỉ sống năm năm như tu sĩ trong viện. Nhưng điều Ngài đă làm đă viết là phần thành công trực tiếp và lâu bền nhất trong công tŕnh đời Ngài.

Năm 370 khi Đức giám mục Eu-sê-bi-ô qua đời, thánh Basiliô được bầu làm giám mục Cêsaria. Thánh nhân đă lănh nhận giáo phận trong một hoàn cảnh đầy sóng gió và đă tỏ ra là một chủ chăn bất khuất trong việc bảo vệ đức tin. Lúc ấy lạc giáo Ariô đang ở vào thời cực thịnh. Hoàng đế Va-lăng (valens) đúng vào phái lạc giáo để bách hại Giáo hội. Thánh Grêgoriô đă kể lại cuộc đời thánh Basiliô, có lẽ đă tô điểm thêm đôi chút, nhưng đă cho thấy được cá tính của thánh nhân như thế nào. Va-lăng phái Modestô, một tổng trấn nổi tiếng mưu mô và hung ác đến gặp thánh nhân.

Hắn nói: - Tại sao ông dám chống lại hoàng đế và không theo đạo của Ngài.
Thánh nhân trả lời : - Bởi v́ Thiên Chúa là hoàng thượng của tôi, Ngài bảo vệ tôi.

Modestô vặn lại : - Vậy ông coi chúng tôi là thứ ǵ chứ ?

Thánh nhân trịnh trọng đáp lời : - Tôi chẳng coi các ông là ǵ cả, bởi v́ các ông đă bắt chúng tôi phải có những điều phản nghịch lại thánh ư Thiên Chúa:

Modestô liền dở tṛ đe dọa: - Ông không biết rằng tôi có thể cho ông nếm mùi sức mạnh của chúng tôi sao ?

Nhưng thánh nhân đă khẳng khái trả lời : - Những hậu quả do sức mạnh của các ông chỉ có thể là tịch biên tài sản, lưu đày, tra tấn hay là sát hại mà thôi. Đối với việc tịch biên tài sản th́ người không có ǵ như tôi làm ǵ mà phải sợ. Tôi càng không sợ phải lưu đày, bởi v́ đâu có Chúa th́ đấy cũng là quê hương của tôi. Đối với những tra tấn ông muốn bắt tôi phải chịu, th́ quả thật tôi đă quá yếu đuối và không đủ sức để chịu được một cuộc tra tấn thứ hai. Về cái chết, làm sao tôi lại phải sợ, v́ nó sẽ sớm đưa tôi về với Thiên Chúa hơn".

Vị tổng trấn ngạc nhiên : - Tôi chưa hề gặp người nào gan dạ như ông.
Và thánh Basiliô b́nh tĩnh trả lời : - Bởi v́ ông chưa nói chuyện với một giám mục nào.

Sau cuộc đàm thoai nẩy lửa này, t́nh h́nh lắng dịu một thời gian. Nhưng v́ áp lực của bè rối, hoàng đế Valăng tính bắt giám mục Basiliô đi đày. Nhưng ư định bất thành v́ ngay đêm trước con ông ngă bệnh nặng, được giám mục viếng thăm và cầu nguyện cho lành, nó cũng đă qua đời v́ sự thay ḷng đổi dạ của nhà vua. Dầu vậy, dưới áp lực mạnh mẽ của bè rối, vua cũng quyết kư án lệnh phát lưu Đức giám mục. Lần này, ông vẫn thất bại v́ ba bốn lần cầm lấy viết th́ viết bị hư, cầm đến ấn th́ ấn bị bể nát.

Ngoài sự can trường để bảo vệ đức tin chân chính, thánh Basilio c̣n là một mục tử nhiệt hành và giàu ḷng bác ái, Ngài đă liên tục đi thăm viếng từng miền trong giáo phận, Ngài chuyên chăm dạy dỗ đoàn chiên và một số bài giảng của Ngài được lưu giữ tới ngày nay là những công tŕnh thần học rất đáng giá. Ngoài ta thánh nhân c̣n thương yêu đặc biệt những người nghèo khó bệnh tật. Ngài đă thiết lập một nhà thương, đặt tên là Basiliô (Basiliade) để săn sóc họ.

Thánh nhân đă được sống để chứng kiến cái chết của Valăng lẫn sự tàn lụi của lạc giáo Ariô. Nhưng chẳng bao lâu sau Ngài cũng qua đời v́ kiệt sức, ngày 1 tháng giêng năm 379.


Ngày 02-01

Thánh GREGÔRIÔ NAZIANZÊNÔ
Giám Mục Tiến Sĩ - (329 - 390)

Thánh Grêgôriô Nazianzênô là một trong những giáo phụ danh tiếng của giáo hội Hy Lạp và được mệnh danh là thần học v́ giáo thuyết rất sâu sắc của Ngài. Ngài ra đời khoảng năm 329, trong một gia đ́nh danh giá và đáng mến chuộng. Cha Ngài, cũng tên là Grêgôriô, lúc ấy c̣n là lương dân. Nhưng thánh nữ Monna, mẹ Ngài, nhờ nhân đức siêu vượt, sự dịu hiền, đời sống gương mẫu với kinh nghiệm và nước mắt đă đưa ông về với Chúa Giêsu.

Thánh Leông (Léonce) giám mục thành Cêsarêa đă rửa tội cho ông. Vài năm sau, nhờ đời sống đạo đức trổi vượt, ông đă xứng đáng lănh chức giám mục, cai quản điạ phận Nazianze.

Thánh Grêgôriô ra đời như kết quả lời cầu nguyện của bà mẹ thánh thiện, chỉ mong có được người con để phục vụ bàn thánh. Khi thánh nhân ra đời, bà coi Ngài như quà tặng của trời cao. Được đào tạo trong một môi trường thánh thiện như vậy, ngay từ nhỏ, Ngài đă biết quí trọng những nét đẹp của tội thơ vô tội.

Thánh nhân được cử đi học hùng biện ở Cêsarêa, rồi Palestina. Sau đó Ngài đă qua Alexandria và sau cùng tới Athena là nơi coi là nguồn gốc đích thật của khoa hùng biện, trên đường tới Athena, con tàu thánh nhân đi đă phải một cơn băo dữ dội, tưởng chừng như sẽ bị đắm ch́m trong ḷng biển. Lúc ấy thánh nhân chưa được rửa tội và rất lo âu cho phần rỗi của ḿnh. Ngài tha thiết cầu khẩn Thiên Chúa thánh cho được sống thêm, để có thể làm con Chúa. Thánh nhân đă được nhậm lời. Cơn giông băo chấm dứt và Ngài tới được Athena.

Tại đây thánh Gregorio gặp lại một người bạn cũ của ḿnh là thánh Basiliô. Mối giây thân t́nh giữa các Ngài ngày càng trở nên bền chặt hơn. Cho đến ngày nay, người ta vẫn c̣n trưng dẫn hai vị nhân này như là khuôn mẫu cho t́nh bạn trong trắng và chân thành nhất. Không thể ĺa xa nhau, họ c̣n chú tâm tránh thoát mọi cuộc kết thân nguy hiểm và chỉ giao tiếp với những bạn bè mà ḷng hiếu học luôn đi đôi với việc thực hành các nhân đức. Không bao giờ người ta thấy họ đi vào các cuộc giải trí có tính cách trần tục. Trong thành phố xa hoa ấy họ chỉ biết có hai con đường dẫn tới nhà thờ và các trường học.

Hoàn tất việc học hành, thánh Grêgôriô trở về sống với cha ḿnh đang làm giám mục cai quản giáo phận Nazianze và được cha ban phép Rửa tội cho. Một khi đă được đóng ấn tín thần linh, Ngài coi ḿnh hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và hiến thân phung sự Ngài,

Ngài nói: - "Tôi hiến trọn cho Đấng đă ban cho tôi tất cả. Từ nay chỉ có Ngài là phần sản nghiệp của tôi".

T́nh thảo hiếu đă giữ lại bên người cha già tám mươi tuổi trong ba năm trời. Ngài giúp đỡ cha trong mọi công việc và chăm sóc mọi việc trong nhà. Nhưng ḷng yêu thích được ẩn dật đă đưa Ngài tới gặp thánh Basiliô đang theo đuổi nếp sống tu tŕ. Ngài đă sống xa thế gian một thời gian và chỉ lo tới sự hoàn thiện của ḿnh. Nhưng thời gian ẩn dật này mới chỉ đủ cho Ngài nếm thử được sự ngọt ngào để mà luyến tiếc thôi, người cha già chín mươi tuổi đă gọi Ngài về giúp việc điều khiển giao phận. Nhận thấy rằng: Giáo hội sẽ được lợi ích nhiều bởi người con thân yêu của ḿnh, vị thánh giám mục già cả đă truyền chức linh mục cho Ngài ngày 6 tháng 1 năm 362. Lúc ấy thánh Gregôriô hơn ba muôi lăm tuổi và ấn tích mới càng tăng thêm nhiệt t́nh của Ngài.

Thánh Basiliô lúc ấy đă làm tổng giám mục Cêsalêa, quyết định nâng thánh Gregoriô lên làm giám mục cai quản điạ phận Sarima. Nhưng v́ những chống đối dữ dội, Ngài đă không hề tới nhậm điạ phận được và dường như Ngài chịu chức giám mục chỉ để giúp đỡ người cha mà tuổi tác đă không cho phép chu toàn phận sự được nữa. Sau khi cha qua đời năm 374 thánh nhân trở lại Nazianze săn sóc cho giáo phận, nhưng không hề muốn làm giám mục của giáo phận này.

Năm 380, tức là khoảng năm năm sau, các tín hữu ở Constantinopkle đă khẩn nài thánh nhân tới củng cố giáo phận đă bị bè rối Ariô tàn phá của họ, với nhiệt tâm tông đồ, thánh nhân đă nhận lời. Trước tiên thánh nhân đă không được tiếp đón nồng hậu lắm. Trong một thành phố xa hoa giàu có v́ là thủ đô mới của đế quốc này, người ta đang ngóng đợi một nhân vật có khuôn mặt sáng sủa giữa một đám rước linh đ́nh. Nhưng người ta đă vô cùng kinh ngạc khi thấy Ngài chỉ là một ông lăo già yếu, ăn mặc giản dị và lời nói vắn gọn.

Những người theo lạc giáo Ariô chế giễu phỉ báng Ngài. Dầu vậy, bằng những giáo huấn vững chắc và hùng hồn, Ngài đă thành công trong việc đưa dân thành này từ chỗ bỏ cái sai lầm của lạc giáo mà trở về với đức tin công giáo. Sau bốn mươi bị năm bị tàn phá. Giáo phận không có nhà thờ, Ngài rao giảng trên đường phố hay tại một ngôi nhà mà Ngài đăt tên là Anastasia.

Hương thơm nhân đức và sự hiểu biết uyên thâm của Ngài đă lối kéo cảm t́nh người nghe càng thêm đông. Từ trong sa mạc, thánh Hiêronymô cũng t́m đến nghe người giảng thuyết. Tuy nhiên bề ngoài khiêm tốn b́nh dị và hoàn cảnh khó khăn ấy cũng là một khó khăn khiến cho địch thủ đă nhiều lần toan tính ám hại Người.

Năm 381, công đồng chung họp tại Constantinople, thánh Grêgôriô được bầu lên làm giám mục chính ṭa của giáo phận này và giữ ghế chủ tịch công đồng. Nhưng ít lâu sau, một số giám mục đă chất vấn tính cách hợp pháp của chức vụ Ngài. Lợi dụng những chống đối này, thánh Grêgôriô đă xin từ chức. Sau khi đă làm vui ḷng các nghị phụ công đồng bằng quyết định của ḿnh, thánh nhân đă đe5 đơn lên Hoàng đế Têodô (Thésdose) Hoàng đế buộc ḷng chấp thuận, cho Ngài từ nhiệm, chỉ v́ lư do sứ ckhỏe mà thôi. Trước khi dứt ḿnh khỏi Giáo hội mà Ngài đă dày công tạo lập với đầy t́nh yêu quí, Ngài đă nói với mọi tín hữu và với các nghị phụ một diễn từ đặc sắc. Người ta gọi diễn từ ấy là: những lời giă biệt (Les Adieux).

Lui về Nazianze, thánh Grêgôriô dành thời gian viết sách. Năm 390 Ngài qua đời và để lại cho Giáo hội một kho tàng quí báu gồm 45 bài suy luận thần học và điếu văn, 245 bức thư và mấy tập thi ca. Người ta đọc cuộc đời trong những tác phẩm có giá trị văn chương và tín lư, chính ân đức ấy và sức mạnh tinh thần của Ngài.

Người ta c̣n giữ được bản di chúc và bản văn trên bia mộ chính Ngài sáng tác. Bản mộ thi này là một tóm lược khúc chiết trọn đời Ngài với những ḍng kết thúc như sau: - "Tôi là mục tử không có đoàn chiên, và tôi đă đau khổ không ít bởi chính các mục tử. Tôi để Chúa Giêsu Kitô lo lắng cho tương lai đời tôi như chính Người đă lo cho tôi trong quá khứ".


Ngày 07-01

THÁNH RAYMUNDO PENYAFORT
Linh Mục (1175-1275)

Thánh Raymudô chào đời năm 1175 trong một gia đ́nh hiệp sĩ tại lâu đài Penyafort ở California. Không chiều theo cuộc sống dễ dăi, Ngài đă dành trọn nỗ lực tuổi trẻ vào việc học hành và thực tập các nhân đức. Mới 20 tuổi, Ngài đă giữ ghế triết tại đại học Barcelona. Nhưng v́ tinh thần hiếu học và muốn giúp ích cho Giáo hội đắc lực hơn, năm 30 tuổi, Ngài qua Italia để tiếp tục học luật tại Bologna. Tại đây Ngài đă tốt nghiệp tiến sĩ và thành công trong nghề luật sư, lại c̣n giảng dạy tại chính đại học Bologna trong ba năm. Nhiều nhà quí phái và bậc thứ giả t́m đến với Ngài. Tận tụy hướng dẫn họ, Ngài chỉ mong cho họ tiến bộ. Nếu có bị ép để nhận một ít thù lao nào, Ngài cũng đem phân phát cho người nghèo.

Năm 1249, Đức giám mục địa phận Bacelona mời Ngài về giúp việc địa phận. Nhưng lúc 48 tuổi, thánh nhân đă trốn mọi danh vọng và xin gia nhập ḍng Daminh, Ngài chỉ ao ước được trao phó cho những công việc thấp hèn nhất. Nếu được tán thưởng, Ngài liền xin bề trên cho được làm việc đền tội. Tuy nhiên việc đền tội Ngài không mong mỏi chút nào, là việc nhà ḍng trao cho Ngài trách nhiệm viết một tác phẩm về các vấn đề lương tâm để hướng dẫn các cha giải tội. Tác phẩm này cho tới ngày nay vẫn c̣n danh tiếng.

Năm 1230, Đức giáo hoàng Gregoriô IX cảm kích những thành quả do thánh Raymundô mang lại, đă mời làm cha giải tội cho ḿnh, đồng thời chọn Ngài làm tổng giám mục thành Tarragona. Nhưng danh dự này đă khiến thánh nhân, khi nghe tin, lên cơn sốt liền trong ṿng ba ngày, Ngài đă xin các đức hồng y can thiệp cho ḿnh khỏi lănh nhận danh dự và gánh nặng này. Cuối cùng Đức giáo hoàng đành chấp thuận. Năm năm làm việc tại giáo triều, đức giáo hoàng đă ủy thác cho thánh nhân thu thập các sắc lệnh của các đức giáo hoàng và các công đồng thánh nhân đă gom góp vào năm cuốn sách và được phê chuẩn năm 1234. Ngoài việc chu toàn các nghĩa vụ được trao phó, Ngài c̣n theo đuổi một nếp sống nhiệm nhặt, khiến Ngài lâm trọng bệnh. Thánh nhân liền khẩn nài cho ḿnh được trở về với nếp sống tu sĩ b́nh thường.

Từ khứơc mọi đặc ân thánh nhân rời khỏi Roma trở về Barcelona. Trên chuyến tàu Ngài gặp một người lâm bệnh nặng không c̣n nói năng ǵ được. Cầu nguyện và xin mọi người cầu nguyện cho ông, thánh nhân hỏi ông có muốn xưng tội không ? Bệnh nhân bỗng nói được. Ông ta đă xưng tội rồi tắt thở.

Tại Barcelon, thánh nhân trở lại đời sống sám hối rất gương mẫu. Hàng ngày Ngài vẫn xưng tội rước khi dâng lễ. Ngài nói : - "Những ngày bị ngăn trở không xưng tội được, đối với tôi là những tang chế u sầu".

Năm 1238, Ngài được bầu làm bề trên tổng quyền thứ ba của ḍng Daminh. Suốt hai năm làm bề trên, Ngài đă đi bộ đến thăm viếng mỗi tỉnh ḍng để hun nóng ḷng nhiêt thành của các tu sĩ. Hai năm sau Ngài xin từ chức v́ tuổi già sức yếu.

Tuy nhiên trong tuổi già yếu, Ngài vẫn góp phần xây dựng cho tổ quốc. Ngài đă viết thư yêu cầu thánh Tôma viết một bộ sách để chống lại bọn lạc giáo, như vua Giacôbê yêu cầu. Thánh Tôma đă nhận lời và viết bộ sách "Summa Contra Ghentiles" Dù được nhà vua quí mến chiều chuộng, nhưng thánh nhân không ngại cảnh cáo ông ta. Một lần kia, trong cuộc chinh phục đảo Maiorqua. Vua mời thánh nhân cùng đi. Thánh nhân nhận lời với ước vọng giảng thuyết để phá đổ những sai lầm tại đó. Nhưng tới nơi, Ngài khám phá ra rằng nhà vua đang phá hoại tổ chức bằng cuộc sống tội lỗi của ḿnh. Ngài can ngăn nhưng nhà vua không giữ lời hứa.

Thánh nhân liền tuyên cáo: - V́ Ngài không bỏ đường tội lỗi nên tôi sẽ bỏ đi.

Hoảng hốt, nhà vua cấm mọi tàu thuyền không được phép chở Ngài. Tương truyên rằng: thánh nhân đă nói với một tu sĩ đi theo Ngài rằng:  - Một vua trần thế cản đường, th́ vua trên trời sẽ mở lối cho chúng ta đi.

Nói rồi, Ngài cởi áo ngoài trải ra trên mặt biển, cắm cây gậy làm cột và cuốn một góc làm buồm. Ngài mời thầy ḍng lên "Tàu" nhưng ông không dám. Thế là một ḿnh Ngài đáp "tàu" hồi hương. Vài giờ sau thánh nhân tới bến và Ngài vội vàng cuốn áo thẳng về nhà ḍng để tránh tiếng hoan hô của dân chúng. Phép lạ này đă trở thành sức mạnh cải hóa nhà vua, đưa ông trở lại với lương tâm và quê hương ḿnh.

Về già, thánh Raymundô đă chịu nhiều cơn đau yếu, nhưng ḷng nhiệt thành của Ngài vẫn bốc cháy không ngừng. Ngày 6 tháng giêng năm 1275 Ngài đă từ giă cơi thế là nơi mà Ngài đă hiến trọn đời phụng vụ Chúa.


Ngày 13-01

Thánh HILARIÔ
Giám Mục Tiến Sĩ (khoảng 320-368)

Thánh Hilariô chào đời tại Poa-tu (Poitou) Ngài là con một nhà quí tộc làm nghị viên và được giáo dục đầy đủ. Các môn học mà thánh nhân ưa thích là văn chương, thi ca, nhất là triết lư. Việc học tập của Ngài luôn được đào sâu cho tới cùng là Thiên Chúa, Ngài nhận định rằng: hạnh phúc thật của con người không phải bị những thú vui đời này, dù chúng thanh cao đến mấy đi nữa. Trái lại hạnh phúc là được sống cho chân lư ở một cuộc sống khác với cuộc sống tạm trên trần gian này. Ngài nói: - "Tôi khóc lên v́ vui sướng mỗi khi nghĩ đến thân xác này chỉ được tiền định để phải chết đi".

Nhưng làm thế nào mà thánh nhân đă gặp được chân lư, gặp được Thiên Chúa mà các triết gia và các tôn giáo thường nói tới một cách mù mờ ? Chính thánh nhân kể lại cuộc khám phá của ḿnh: - "Từ môi trường ngoại giáo, Chúa đă dẫn đưa tôi tới nguồn sáng chân thực. Giữa bao nhiêu hệ thống triết lư và tư tưởng khác nhau, tôi vẫn ưu tư t́m đến Chúa bằng con đường ngay thật, chắc chắn hữu thể thần linh vĩnh cửu phải là đơn thuần và độc nhất, không có ǵ là không bắt nguồn tự Ngài, vạn vật đều phải thờ phượng Ngài".

Xác tín rằng phải có Chúa, Ngài c̣n suy nghĩ về các phẩm tính thần linh của Chúa.

- "Nếu một công ŕnh vượt quá trí khôn chúng ta, th́ nhà nghệ sĩ thần linh c̣n trổi vượt công tŕnh đó thế nào ? Vậy phải nhận biết rằng, Thiên Chúa tuyệt mỹ và chúng ta chỉ cảm nhận mà chúng ta không thể thấu hiểu nổi".

Trong khi c̣n miên man suy nghĩ như vậy. Thánh nhân bỗng gặp được một cuốn kinh thánh. Ngài đọc được đoạn văn trên Chúa hiện ra với Môsê và tự bày tỏ: "Ta là Đấng hiện hữu".

Ngài sung sướng với khám phá này : - "Tôi vui thỏa với danh hiệu mà Thiên Chúa đă tỏ ra cho Môsê. Thánh danh ấy vừa biểu lộ một quan niệm sâu xa về Thiên Chúa, lại vừa tầm với trí óc con người.

Từ đó thánh nhân say mê nghiên cứu thánh kinh, nhất là các sách tiên tri với những đoạn loan báo về Đấng thiên sai. Trong các sách Tin Mừng, Ngài thích nhất tự ngôn của Tin Mừng theo thánh Gioan. - "Trí tôi học biết và Thiên Chúa vượt quá điều nó dám ước mong... ḷng tôi run rẩy bồn chồn v́ vui sướng trước giáo thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi và trước lời mời gọi tái sinh nhờ đức tin".

Thế là thánh nhân đă lănh nhận phép rửa tội và cảm thấy hạnh phúc lạ lùng. Ngài đă lập gia đ́nh và có được một người con gái. Rồi đây Ngài sẽ đưa cả vợ con về với đức tin. Khi Ngài muốn trở thành linh mục, vợ Ngài chỉ c̣n gặp lại Ngài tại bàn thánh và coi Ngài như một người anh. Nhân đức và trí khôn ngoại hạng c̣n đưa Ngài tới chức giám mục cai quản địa phận Pcachie (Poutiers) năm 350.

Lúc ấy lạc giáo Ariô nổi lên như vũ băo trong Giáo hội. Vua Constantiô ủng hộ lạc giáo và tiếp tay cho cuộc bách hại. Thánh Athanasiô bị bắt đi lưu đày. Thánh Hilariô đứng lên lănh đạo công cuộc bảo vệ đức tin chân chính. Ngài triệu tập một công đồng để lên án hai giám mục theo lạc giáo. Cộng đồng c̣n cử Ngài đi thương thuyết với nhà vua. Nhưng ḷng can đảm của Ngài đă bị trừng phạt bằng cuộc lưu đày năm 356, chấp nhận gian khổ, Ngài tuyên bố:

- "Người ta có thể bắt các giám mục lưu đày, nhưng có thể trục xuất chân lư được không ?"

Cuộc hành tŕnh tới Phrygia nằm ở cuối miền Tiểu Á thật dài và đầy gian khổ. Nhưng thánh nhân đă không hề phàn nàn mà vẫn b́nh thản sống mật thiết kết hợp với Chúa. Đầy dũng cảm, Ngài vẫn tiếp tục làm rung chuyển thế giới bằng công việc viết lách của ḿnh.

Ngài nói : - "Dầu bị lưu đày, chúng tôi vẫn tiếp tục nói bằng sách vở, bởi v́ người ta không thể giam hăm lời Chúa".

Ngài đă viết 12 khảo luận bàn về Chúa Ba Ngôi, và đưa giáo thuyết chân chính của công giáo với những tư tưởng kinh tế của Hylạp vào thổ ngữ. Ngài tiếp tục điều khiển giáo phận bằng thư tín. Cũng vào thời này, thánh nhân diụ dàng hướng dẫn Ebra, người con gái của ḿnh tới đời sống thánh thện. Một bức thư Ngài viết trong buổi lưu đày c̣n sót lại có khuyên nhủ nàng tận hiến cho Chúa như sau:

- "Con thân yêu, con là đứa con duy nhất của cha, cha muốn thấy con đẹp nhất và đẹp nhất trong các phụ nữ. Người ta nói với cha về một thanh niên có một viên ngọc quí và một bộ áo quí giá đến nỗi ai mà có được những thứ đó th́ sẽ là người giàu có hơn hết mọi người".

Và thánh nhân kể lại rằng: phải khó khăn lâu ngày, Ngài mới gặp được người thanh niên này để xin Người ban viên ngọc và chiếc áo ấy cho Ebra. Bên chiếc áo này, tuyết hết trắng, không có một vết niơ nào có thể bôi bẩn, không một tai nạn nào có thể xé rách. C̣n viên ngọc, không vật nào chịu nổi vể rực rỡ huy hoàng, chẳng bao giờ tàn sắc, ai mang được sẽ hết khổ và không phải chết.

Và Ngài tiếp : - "Đấy là những món trang sức mà cha ước ao, những thứ ban ơn cứu rỗi và hạnh phúc vĩnh cửu".

Ngài c̣n gửi cho cô những khúc thánh thi để cô ca nguyện sớm chiều. Ebra sớm theo ước nguyện của người cha nhưng cũng sớm ĺa trần.

Bốn năm trôi qua, Hoàng đế cho triệu tập công đồng Sêlêucia. May mắn Ngài cũng được mời dự. Tại đây Ngài đă dùng hết tài hùng biện và trí thông minh để chống lạc giáo, bảo vệ đức tin chân chính. Không chịu nổi ảnh hưởng của Ngài. Bọn theo lạc giáo đă can thiệp để Ngài về quê hương cho rảnh rợ. Thế là năm 360, Đức Giám mục Hilariô được trở về Poa-chi-ê.

Cuộc hồi hương của thánh nhân là niềm vui cho toàn dân chứ không riêng ǵ cho giáo phận Poa-chi-ê. Thánh Hiêrônumô đă nói : "Toàn dân Gôn (Gaules) ôm hôn vị anh hùng tay mang ngành vạn tuế trở về".

Trong đoàn người đông đảo đón mừng người cha già, phải kể đến một người lính trẻ tên là Martinô. Lúc ấy Martinô đang sống ẩn dật ở Ganlinaria và sau này sẽ làm thánh giám mục. Ngày về của vị giám mục già cả c̣n được ghi dấu bằng một phép lạ nhăn tiền. Một bà mẹ khóc lóc ôm một đứa con mới chết gặp Ngài. Bà tha thiết xin thánh nhân cứu sống con ḿnh, ít ra để nó được rửa tội. Cảm tưởng nỗi niềm đau đớn của người thiếu phụ, Ngài qú gối cầu nguyện và da thịt đứa trẻ dần dần đỏ hồng rồi sống lại.

Tuổi già sức yếu nhưng thánh nhân vẫn nhiệt thành chỉnh đốn lại những tàn phá do bè rối gây nên. Ḷng nhiệt thành đă đưa Ngài tới tận Milan khiến bọn lạc giáo kinh hoàng và làm áp lực bắt Ngài phải trở lại Poa-chi-ê. Ngày 13 tháng giêng năm 386 Ngài đă qua đời. Người ta kể lại rằng: lúc thánh nhân tử trần, một luồng chói chang khắp pḥng.

Ngày 10 tháng giêng năm 1852, theo lời thỉnh cầu của nhiều vị giám mục. Đức giáo hoàng phong Ngài lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh. Ngài là vị thánh tiến sĩ đầu tiên ở Gôn.


Ngày 17-01

Thánh ANTÔN
Viện Phụ (Thế kỷ IV)

Thánh Antôn chào đời năm 250 tại Corma, gần Hieraclens, miền thượng Ai cập. Cha mẹ Ngài nổi danh giàu có lẫn đạo đức, đă lo lắng dạy dỗ Ngài sống đạo ngay từ nhỏ.

Khi được 18 tuổi th́ cha mẹ Ngài qua đời. Sáu tháng sau ngày mất cha mất mẹ, tại một giáo đường, thánh nhân đă nghe đọc lời sách thánh : "Nếu con muốn nên trọn lành, hăy về bán hết của cải và đem phân phát cho kẻ nghèo khó rồi theo Ta" (Mt 19,21). Tưởng như Thiên Chúa nói riêng với ḿnh đă về bán hết của cải và đem phân phát cho người nghèo khó.

Sau khi lo lắng gửi gấm em gái của ḿnh cho một nữ tu viện, Ngài lui vào sa mạc để làm việc và cầu nguyện, Ngài theo đuổi một cuộc sống rất khắc khổ, chỉ ăn bánh với muối và uống nước ngày một lần sau khi mặt trời lặn. Để giữ được sự cô tịch trọn vẹn, Ngài c̣n ẩn thân vào một ngôi mộ bỏ trống. Thỉnh thoảng một người bạn mang bánh đến cho Ngài bánh đến cho Ngài nhưng ma quỉ đă t́m cách quấy phá để trục Ngài ra khỏi "căn pḥng" và cuộc sống khắc khổ, chúng thường hay la hét và hiện h́nh kỳ quái. Phản ứng lại, thánh nhân thường cầu nguyện nhiều hơn và tăng gấp những việc hăm ḿnh. Giận dữ v́ các mưu mô bị thất bại, ma quỉ c̣n công khai hành hạ Ngài nữa.

Một ngày kia người bạn mang bánh đến, bỗng thấy thánh nhân nửa sống nửa chết, ḿnh đầy thương tích. Nhưng khi vừa bừng tỉnh, thánh nhân liền chỗi dậy và la lớn: - Tôi c̣n sẵn sàng chiến đấu. Lạy Chúa, không, không ǵ có thể tách ĺa con khỏi ḷng yêu mến Chúa được.

Giữa những đau đớn v́ các cuộc tấn công của ma quỉ, Ngài khinh bỉ trả lời : - Ồn ào vô ích. Dấu thánh giá và ḷng tin tưởng vào Chúa là những thành tŕ kiên cố.

Thánh nhân luôn tin tưởng nơi Chúa. Ngày kia, được an ủi trong tâm hồn và cảm thấy là ma quỉ đă lùi bước, Ngài cầu nguyện : - Oi, lạy Chúa, Chúa ở đâu ? Sao Chúa không ở đây lau sạch nước mắt và thoa dịu những dày ṿ của con ?

Tiếng Chúa trả lờ i: - Cha ở gần con, cha giúp con chiến đấu. Bởi v́ con đă chống trả lại ma quỉ, cha sẽ bảo vệ quăng đời c̣n lại của con. Cha sẽ làm cho tên con rạng rỡ trên trời.

Tràn đầy nghị lực, thánh nhân chỗi dậy tạ ơn Chúa. Muốn xa mọi người hơn nữa, Ngài vượt sông Nil đến trú ngụ trong một pháo đài hoang phế đầy những rắn rết. Nhưng sự thánh thiện của Ngài như một sức nam châm, vẫn thu hút nhiều người đến xin làm môn đệ. Thế là một phong trào ẩn tu nổi lên mạnh mẽ. Sa mạc mọc lên những mái tranh, từ đó không ngừng vang lên những lời kinh ca khen Chúa. Thánh nhân trở nên vị thủ lănh của nếp sống ẩn tu.

Dầu vậy, thánh An tôn đă hai lần từ giă sa mạc. Vào năm 311 khi có cuộc bách hại của Alaximiô, Ngài nói: - Nào ta cùng đi chiến đấu với anh em ta.

Ngài lên đường đi Alexandria. Người ta thấy thánh nhân khích lệ các tù nhân nơi các trại giam, theo họ tới trước quan ṭa và khuyên nhủ họ can đảm chết v́ đạo, Ngài c̣n xuống hầm trú để an ủi các linh mục. Ngài thoát chết là một điều lạ lùng.

Cuộc bách hại chấm đứt được một năm, thánh nhân lại t́m về sa mạc. Số các môn sinh ngày càng tăng thêm đông. Sợ bị cám dỗ thành kiêu căng, và thấy gương các thánh tử đạo, thánh Antôn khao khát sống khắc khổ để đền tội. Ngài tiến sâu hơn nữa vào sa mạc. Sau ba ngày đi theo đoàn người buôn bán, Ngài dừng lại gần biển Đỏ, dưới chân núi Kolzim và dựng một căn lều vừa đủ để nằm để ở. Dân Bê-đu-anh (Bédouins) cho Ngài bánh ăn. Về sau các môn sinh t́m tới và mang cho Ngài một cái xuổng với một ít hạt giống, đây là nguồn gốc của tu viện thánh Antôn hay là Deir-el-Arat, một tu viện theo nghi lễ Cốp (Copte) ngày nay vẫn c̣n.

Lần thứ hai, thánh nhân trở lại Alexandria theo lời mời của đức giám mục Athanasiô, để chống lại lạc giáo. Dân chúng cả thành chen lấn nhau đi đón Ngài. Các lương dân cũng bảo nhau : - Chúng ta đi gặp người của Thiên Chúa.

Nhiều người cảm động v́ những bài diễn thuyết và những phép lạ Ngài làm, đă xin lănh bí tích rửa tội, người ta tưởng sẽ gặp một lăo già tám mươi hoang dại, nhưng đă ngạc nhiên khi thấy Ngài rất lịch thiệp, xử dụng ngôn ngữ văn hóa và diễn tả tư tưởng rất uyên thâm. Các triết gia ngoại giáo ngạc nhiên hỏi Ngài:

- Ngài làm ǵ được trong sa mạc không có sách vở chi hết ? Thánh nhân trả lời:

- Thiên nhiên đối với tôi là một cuốn sách mở rộng.

Và người ta ngỡ ngàng về những điều thánh nhân đă khám phá được trong cuốn sách vĩ đại này của Đấng Tạo hóa.

Điều đáng kể dường như không phải những nhiệm nhặt Ngài theo đuổi, mà là tâm hồn trong trắng Ngài kết hiệp mật thiết với Chúa, Ngài nói: - Hư danh là kẻ thù nguy hiểm nhứt của chúng ta.

Danh tiếng của thánh Antôn lan rộng đến nỗi vua Constantinô và con cái ông đă viết thư tham khảo ư kiến Ngài, Môn sinh của Ngài hănh diện lắm. Nhưng Ngài bảo họ :

- Đừng ngạc nhiên lắm khi thấy nhà vua là một con người viết thư cho một con người. Đáng ngạc nhiên là chính Thiên Chúa đă muốn viết luật cho loài người, và đă nói với chúng ta qua đức Giêsu Kitô .

Và trả lời cho lớp người vương giả ấy, Ngài dùng những lời cao thượng để khuyên họ biết khinh chê danh vọng mà nhớ tới cuộc chung thẩm.

Khi Ngài đă quá 90 tuổi, Thiên Chúa qua một thị kiến đưa ngài đến thăm thánh Phaolô ẩn tu trong sa mạc. Ngài c̣n được cho biết là sẽ sống tới tuổi 105.

Biết sắp tới giờ từ giă trần gian, Ngài đi thăm anh em Ngài lần chót. Ngài nói với họ về sự chết với niềm vui của người hồi hương. Họ đă khóc ṛng, nhưng Ngài khuyên nhủ họ: - Hăy sống như phải chết mỗi ngày. Hăy cố gắng noi gương các thánh.

Thánh nhân trở lại núi với hai môn sinh. Trong căn pḥng nghèo nàn của ḿnh, Ngài đă phó linh hồn trong tay Chúa lúc 105 tuổi. Chúng ta biết được ân sủng giai thoại quư báu của đời thánh An tôn là nhờ thánh Athanasiô kể lại.


Ngày 20-01

Thánh FABIANO
Giáo Hoàng Tử Đạo (+ 250)

Thánh Fabianô lên ngôi thánh Phêrô không phải do người ta bầu ra, cho bằng chính sự chọn lựa của Thiên Chúa. Vào lúc dân chúng và hàng giáo sĩ Roma họp nhau để chọn vị mục tử, th́ một cánh chim câu từ trên trời xuống đậu trên đầu Fabiano. Ngài kế vị thánh Anthêrô làm giáo hoàng năm 236.

Do đó, dầu trước kia không ai ngó tới Ngài v́ Ngài c̣n là một giáo dân ngoại quốc, bây giờ mọi người đều lớn tiếng gọi Ngài là người được Chúa chọn. Một cuộc tuyển lựa đặc biệt như vậy vào Giáo hội hàng đầu trong các Giáo hội, chắc chắn phải có những biến cố đáng kể tiếp theo. Nhưng lịch sử lại không lưu giữ kỷ niện nào.

Ngài được cai quản Giáo hội trong 14 năm, với ḷng nhiệt thành lẫn sự khôn ngoan. Ngài đă gửi nhiều nhà truyền giáo sang xứ Gôn (Gaute) và đă kết án nhiều lầm lạc bị gán ghép cách sai trái cho Origenê. Thánh Cyprianô đă tặng cho Ngài danh hiệu "một con người khôn sánh".

Ngài đă chịu chết v́ đạo trong thời bách hại của Đeciô khoảng năm 250.


Ngày 20-01

Thánh SÊBASTIANÔ
Tử Đạo (Thế kỷ III)

Thánh Sêbastianô là công dân của hai thành phố v́ cha Ngài quê quán tại Nac-bon (Narbonne) và mẹ Ngài quê quán tại Milanô. Năm 283 Ngài gia nhập quân đội. Thánh Sêbastianô nói rằng : sự hiền lành, khôn ngoan, tài khéo, quảng đại, ngay thẳng và cả trăm đức tính khác khiến triều đ́nh sớm biết tới thánh nhân. Hoàng đế Điôclêtiano quí mến và đặt Ngài làm đại úy pḥng vệ của ông. Vai tṛ này giúp cho thánh nhân dễ dàng đến với các nhà tu để an ủi khích lệ đức tin của các Kitô hữu bị bách hại.

Dịp may đă đến cho Ngài thi thố ḷng nhiêt hành của ḿnh khi Marcô và Marcelinô, hai hiệp sị bị kết án tử h́nh v́ danh Chúa. Lúc ấy họ suưt bị lung lay đức tin v́ những ḍng nước mắt của cha mẹ già yếu lẫn vợ con. Thánh nhân đă có mặt kịp thời để khuyến khích họ,

Ngài nói : - Hỡi các chiến sĩ Chúa Kitô, các bạn hy sinh linh hồn bất tử cho thân xác bùn đất sao ? Các bạn chối bỏ đức tin, phản bội Thiên Chúa, hiến thân cho ma quỉ và từ khước triều thiên sắp sáng chói trên đầu các bạn sao ?

Đang khi nói những lời này, một ánh sáng chói ḷa tràn ngập ngôi nhà của người giữ ngục. Vợ của người giữ ngục tên là Zoê được khỏi bệnh câm. Lời nói của thánh Sêbastianô với vài phép lạ kèm theo đă khơi dậy ḷng can đảm nơi các vị tử đạo, cải hóa cha mẹ họ và khoảng sáu mươi lương dân khác.

Nhưng cuộc trở lại cảm kích nhất là cuộc trở lại của Crô-mat (Cromace), viên tổng trấn Roma. Ong ta bị bệnh lậu và nghe biết rằng thánh Sêbastianô, nhờ sức mạnh thầm kín nào đó, có thể chữa lành nhiều bệnh tật. Ông đến xin thánh nhân cầu khẩn trời cao cho ḿnh được lành bệnh, thánh nhân nhận lời : - Tôi rất muốn, nhưng với điều kiện là ông phải thiêu hủy các ngẫu tượng và theo đạo đă.

Đầu tiên ông không chịu nhưng rồi cũng ưng theo. Ông phá hủy một số lớn các ngẫu tượng. Nhưng bệnh lại trầm trọng hơn. Ông than thở với thánh nhân : - Nghe lời ông tôi đă pahá hủy các tựơng thần. Ông đă hứa cho tôi hết bệnh. Bây giờ tôi lại khổ cực hơn bao giờ hết .

Thánh Sêbastianô trả lời: - Thưa hoàng công, việc Ngài phá hủy các tượng chẳng nhằm ǵ nếu Ngài c̣n cố giữ lại một tượng thôi. Hăy tiêu hủy nó đi hết và Ngài sẽ được toại nguyện.

Crô-mat tuân theo và ông đă hết bịnh. Ong và cả gia đ́nh đă theo đạo. Từ chức, ông về miền quê và nhà ông đă trở thành nơi nương náu cho các Kitô hữu bị đánh hại.

Năm 286, ngọn lửa bách hại bùng lên dữ dội. Phần đông các Kitô hữu trốn về miền quê. Thánh Sêbastianô xin đức giáo hoàng cho phép ở lại Rôma để hướng dẫn và nâng đỡ những người c̣n lại. Đức giáo hoàng đă trả lời ngay: - Hỡi con hăy ở lại chiến trường để giúp đỡ các chiến sĩ và hăy tỏ ra là một chiến sĩ gan dạ bảo vệ đức tin.

Một kẻ bội giáo đă tố giác Ngài với hoàng đế, giận dữ, Điôcletianô triệu vời Ngài tới ngay. Thánh nhân vừa tới, hoàng đế nói liền : - Sêbastianô, ta đă quí mến ngươi, ta cho ngươi ở trong hoàng cung và coi ngươi như người nhà mà bây giờ ngươi thù nghịch với hoàng đế và các thần linh sao ?

Sêbastianô khiêm tốn trả lời rằng: ḿnh chỉ có thể phục vụ hoàng đế và tổ quốc khi thờ phượng một Thiên Chúa chân thật và khinh bỏ các ngẫu tượng bằng gỗ đá. Tức giận, hoàng đế truyền lập tức trói thánh nhân lại và bắn tên cho đến chết. Khi thân thể Ngài đầy ngập thương tích, người ta tưởng Ngài đă chết và bỏ mặc tại chỗ. Ban đêm, một góa phụ tên là Irênê đến lấy xác Ngài để mai táng. Nhưng thật lạ lùng khi thấy Ngài c̣n sống. Bà liền đưa về nhà săn sóc cho đến khi thánh nhân b́nh phục hoàn toàn.

Lúc ấy các Kitô hữu khuyên Ngài nên t́m đường lẩn trốn. Nhưng sau khi cầu nguyện, Ngài quyết định đến trước Điôcletianô tuyên xưng đức tin một lần nữa. Trước mặt hoàng đế, Ngài nói: - Các thày cả thờ ngẫu thần làm cho nhà vua coi các Kitô hữu như là kẻ thù của tổ quốc. Nhưng đó chỉ là vu khống. Trái lại phải coi như là người xây dựng tổ quốc mới đúng, bởi v́ họ không ngừng cầu nguyện cho tổ quốc được cứu rỗi và nên phồn thịnh.

Ngạc nhiên không biết có phải là Sêbastianô ông đă ra lệnh giết không, ông hỏi lại cho chắc. Khi đă biết chắc, ông truyền đem thánh nhân ra pháp trường đánh đ̣n cho chết rồi vất xác xuống rănh. Một mệnh phụ tên là Lucina đă chôn cất Ngài vào một nghĩa địa ở dưới hầm.

Từ đó nơi này được mệnh danh là hang toại đạo thánh Sêbastianô và ngày nay cũng tại nơi này có xây một đại thánh đường lấy tên là vương cung thánh đường thánh Sêbastianô .


Ngày 21-01

Thánh ANÊ
Đồng trinh Tử đạo (khoảng + 304)

Một cuộc đời được gặt bởi gươm đao. Đó là tất cả. Không có nhiều việc, không có nhiều chuyện, nhưng danh tiếng đă nên lẫy lừng.

Một sử gia đă chân nhận như thế theo những lời truyền khẩu. Người ta biết rằng: Anê qua đời khoảng năm 12 tuổi. Cuộc khảo sát xương sọ cho biết như vậy. Người ta c̣n biết được rằng, theo thánh Ambrosiô, vào năm 375 đă cử hành các lễ kính thánh nữ và vị thánh trẻ trung này được tŕnh bày như vị thánh tử đạo sau khi đă chiến đấu để giữ ḿnh đồng trinh.

Người ta yêu cái tên của Ngài, Anê theo tiếng la-tinh có nghĩa là con chiên, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là trong trắng. Người ta muốn rằng Ngài có nét đẹp duyên dáng quyến rũ và thuộc gia đ́nh quư phái. Các cô gái lập gia đ́nh sớm. Trong số những chàng trai ngưỡng mộ Ngài, có con trai một vị tổng trấn, nhưng Anê tự cởi ḷng đă chọn lựa vị hôn phu của ḿnh.

Ngài đă nghe về Chúa Giêsu, đă trở thành Kitô hữu và đă tận hiến vĩnh viễn cho Chúa Kitô. Các trẻ em thời này hay có tư tưởng anh hùng v́ đă được thấy ḍng máu của những vị tử đạo tuôn đổ. Anê từ khước lời cầu hôn của người thanh niên lương dân và bị tố giác trước quan tổng trấn.

Theo một trong các cuộc đối chất tuyệt vời mà cả trăm ngh́n Kitô hữu cho là chính xác, các lời hứa hẹn với những đe dọa chẳng có nghĩa lư ǵ đối với đức tin và ḷng can đảm của thánh nữ. Người thiếu nữ từ chối không thờ lạy thần Minerva. Một ư tưởng quỷ quái nảy ra trong đầu óc quan tổng trấn. Ông truyền dẫn thiếu nữ đến xóm bất lương mặc cho bọn say mê nàng xâm phạm. Ngài bị lột hết y phục. Nhưng tóc dài phủ kín người Ngài. Hơn nữa nguồn sáng bởi trời bao quanh Ngài làm thành một chiếc áo trắng diệu kỳ. Con của vị tổng trấn định cả gan xâm phạm tới Ngài nhưng bị ngă chết như bị sét đánh. Anê đầy thương cảm đă xin thiên thần cứu sống anh và anh sẽ trở lại đạo.

Điều kỳ diệu không có giới hạn và mọi sự đều có thể cả. Bị đưa vào ḷ lửa, nhưng người thiếu nữ bất khuất không bị thiêu sống. Thánh Ambrôsiô nói : - Ngài đi chịu khổ h́nh một cách vui vẻ c̣n hơn một người đi vào loan pḥng của ḿnh, v́ Ngài không đi đến cái chết nhưng đi vào bất tử, Ngài được trang điểm không phải bằng những trân châu ngọc báu, nhưng bằng ánh sáng siêu nhiên.

Các ngọn lửa vây kín mà không thiêu đốt Anê. Vậy Ngài phải bị chém đầu mới được. Và người ta thấy một thiếu nữ yếu ớt khuyến khích người lư h́nh tay chân run rẩy : - Chặt đi đừng sợ ǵ, để tôi sớm đến được với Đấng ḷng tôi yêu mến.

Tường thuật đă được tiểu thuyết hoá và làm say mê ḷng đạo đức của các tín hữu, nhưng sẽ không đủ để tên Ngài được quí trọng như vậy, nếu không chắc chắn rằng Anê là thánh trẻ tử đạo mà đức tin, đức mến và ḷng ái mộ đức khiết trinh c̣n mạnh mẽ hơn cả sự chết.

Lịch sử thánh Anê c̣n được phép thêm bằng qua lời truyền khẩu về Emêrentiana, người chị em cùng một vú nuôi với Ngài. Vài ngày sau khi Anê tử đạo, dân ngoại bắt gặp Emêrentiana với các tín hữu khác cầu nguyện bên mộ Ngài.

Các Kitô hữu chạy trốn nhưng Emêrentina ở lại và bị ném đá. Cha mẹ Anê chôn cất nàng bên mộ con gái ḿnh. đêm sau họ thức cầu nguyện và thấy Anê ở giữa các thánh nữ đồng trinh, với con chiên trắng hơn tuyết bên phải.

Thánh Anê nói với cha mẹ: - Đùng khóc v́ con phải chết, trái lại cha mẹ hăy vui mừng v́ con được hiệp nhất ở trên trời với Đấng con đă yêu mến hết ḷng khi ở dưới đất.

Để nhớ đoạn lịch sử này, ngày 21 tháng giêng, sau thánh lễ cử hành trên mộ xác thánh Anê, người ta dẫn tới hai con chiên, lông kết sao vàng và đeo nải trắng một con, đỏ một con. Hai con chiên được đặt trên bàn thờ trong một giỏ mây, được chúc lành và dâng cho Đức Thánh Cha, sau đó được gởi về tu viện thánh Cêcilia.

Nơi đây các nữ tu nuôi chúng lớn lên, lông chúng dùng để dệt các "Pallium", phẩm phục dệt bằng len trắng, có thêu thánh giá đen, mà Đức giáo hoàng gửi cho các Đức Tổng giám mục mặc trên áo choàng ngoài, như dấu hiệu tỏ sự kính trọng.


Ngày 22-01

Thánh VINHSƠN
Phó Tế Tử Đạo (... 304)

Thánh Vinhsơn sinh tại Huesca nước Tây Ban Nha. Từ nhỏ, thánh nhân đă theo giúp Thánh giám mục Valêriô và được Ngài dạy dỗ cho cả về giáo lư lẫn văn hóa. Lớn lên, Ngài c̣n được đức giám mục phong chức phó tế để có thể làm việc đắc lực hơn.

Trong cuộc bách hại của Dacianô, đức giám mục giáo phận Saragossa và vị phó tế của Ngài bị bắt trước hết. Xiềng các Ngài lại, Dacianô tống các Ngài vào ngục. Nhưng khi mở ngục ra, ông đă ngạc nhiên khi thấy các Ngài vẫn tươi tỉnh mạnh khỏe. Sau khi dụ dỗ lẫn đe dọa đủ cách mà không lay chuyển nổi đức tin của vị giám mục già nua với vị phó tế của Ngài. Daciano liền phân cách hai người ra. Cuộc tra tấn dă man phó tế Vinhsơn bắt đầu. Người ta căng Ngài ra trên giường rồi thi nhau đánh đ̣n cho tới khi da thịt rách nát và máu phun ra lai láng. Dầu vậy thánh nhân vẫn tươi tỉnh, thỉnh thoảng c̣n khích lệ lư h́nh nữa. Tức giận, Dacianô truyền lấy móc sắt nung đỏ để xé thịt Ngài. Chính bọn lư h́nh cũng phải rùng ḿnh đối với h́nh phạt.

Cuối cùng, để cho tội nhân chết dần, ông truyền ném thánh nhân vào ngục tối đầy miểng chai bể. Dầu vậy thánh nhân vẫn sống. Tương truyền rằng: khi Ngài bị sa thải vào ngục th́ ngục thất bỗng sáng trưng. Quân canh hoảng sợ chạy trốn, chỉ có viên cai ngục ṭ ṃ ở lại coi và được ơn đức tin. Thân xác đau đớn ră rời, nhưng từ trong ngục thất, Ngài vẫn không ngớt hát ca vịnh chúc tụng Chúa.

Cuối cùng, bạn bè thánh nhân được phép tới thăm. Họ dọn cho Ngài một cái giường nệm. Nhưng khi vừa dặt thánh nhân lên giường th́ Ngài tắt thở.

Người ta kể rằng, cho tới nỗi đó mà Dacianô vẫn c̣n giận dữ. Ong hành hạ xác chết cho hả giận. Trước hết, ông truyền vứt xác thánh nhân vào hoang địa cho chim trời xâu xé. Nhưng một con quạ khổng lồ đă đến canh xác không cho con vật nào tới gần. Dacianô cố gắng lần chót bằng cách cột đá để d́m xác thánh nhân xuống biển cho cá rỉa. Nhưng sóng biển lại đánh dạt túi dựng xác Ngài vào bờ và tại nơi này người ta đă xây cất một thánh đường dâng kính thánh nhân.


Ngày 24-01

Thánh PHANXICÔ SALÊ
Giám Mục Tiến Sĩ (1567-1622)

Một đứa trẻ giận dữ nhất cũng phải nói rằng: thánh Phanxicô Salêciô là vị thánh hiền hoà nhất thế giới, Ngài đă biết cách để sửa ḿnh và do đó đưa ra phương thức tốt đẹp để nên thánh: "Tôi chỉ nghĩ tới sự dịu hiền, dĩ nhiên, không phải chỉ có điều đó mà thôi. Sau này các bạn hữu Ngài đă ngạc nhiên v́ sự im lặng thánh nhân giữ được trước những lăng nhục.

Ngài nói: - "Ǵ vậy, bạn muốn tôi bỏ mất trong giây lát một chút dịu dàng mà tôi đă mất 20 năm để thu thập sao ?"

Sự dịu dàng Ngài đă thực hiện với bao nghị lực, bắt nguồn từ t́nh yêu Thiên Chúa, Ngài đă có thể nói với bạn bè sau một cảnh thô tục mà một lănh Chúa đă làm cho Ngài rằng : - Tôi giận sôi người lên, nhưng tôi thích chết đi c̣n hơn là nói lên một điều nhỏ nào có thể làm buồn ḷng Thiên Chúa.

Thật khó hiểu nổi cách thế mà trong Ngài, một ḷng nhân hậu dịu dàng như vậy đă thay thế cho bạo lực. Đối với người dọa nạt, Ngài trả lời: - Thưa ông, nếu ông có một con mắt, tôi sẽ nh́n ông bằng con mắt kia với ḷng tŕu mến.

Cả thánh Vincentê Phaolô cũng nói : - Khi muốn chiêm ngưỡng sự dịu hiền của Thiên Chúa, tôi nh́n về giám mục thành Ghênêva.

Chào đời ngày 21 tháng tám năm 1567 ở lâu đài Sales, Phanxicô từ trong nôi đă gặp được đức tin và đức ái. Ngài học được từ người mẹ đă từng dẫn Ngài đi thăm các người nghèo khó, để yêu thương và giúp đỡ họ. Năm 1582, Ngài theo học khoa hùng biện và ôn triết tại Paris. Vào tuổi 17 một cơn dằn vặt thiêng liêng kinh khủng ám ảnh Ngài: người tưởng rằng: ḿnh không c̣n sống trong t́nh trạng ơn thánh nữa, hoả ngục dành cho Ngài và nơi khủng khiếp này không c̣n t́nh yêu Chúa nữa.

Phanxicô cầu khần : - Lạy Chúa ít ra cuộc sống vắn vỏi này con biết dành để yêu mến Chúa.

Kiệt sức, Ngài chạy đến xin đức Trinh nữ ǵn giữ ḿnh được trinh trong và cứu thoát cho khỏi cơn thử thách gay go này. Ngài đọc kinh "hăy nhớ" và sau cùng t́m lại được b́nh an.

Từ năm 1586 -1591, Ngài theo học luật tại Padua và đậu bằng tiến sĩ. Trở lại gia đ́nh gia đ́nh, Ngài được đón tiếp trong niềm hân hoan phấn khởi. Cha mẹ Ngài vui sướng về đám cưới của Ngài. Nhưng Ngài đă từ khước mọi dự định của gia đ́nh. Hạnh phúc và danh vọng trần thế không đáng kể ǵ đối với Phanxicô, con người đă được t́nh yêu tuyệt đối chiếm đoạt, Ngài muốn trở thành linh mục. Được phong chức vào ngày 31 thắng 5 năm 1593, Ngài trở thành linh mục hoàn hảo, luôn có Chúa Giêsu ngự trong ḿnh, Ngài sống gần dân làng như một người cha hiền, có mặt trong mọi sự. Gặp cơn dịch hạch lan tràn, ngày đêm người ta thấy Ngài đi từ bệnh nhân này tới bệnh nhân khác, chú ư tới những thể xác lẫn tinh thần đau khổ.

Một sứ mệnh lớn lao kêu gọi tới Phanxicô. Những người theo phái thệ phản thêm nhiều trong xứ sở, phá hủy nhiều nhà thờ và tu viện, ḷng nhiệt thành đă đưa Ngài tới với đức Cha Granier, giám mục Ghênêva, Ngài được phép hiến ḿnh thực hịên một nỗ lực dường như không thể được, là đưa dân chúng Chablais trở lại khỏi ảnh hưởng phái ở Calvinnô. Không có đe dọa hay bạo lực nào bắt Người ngừng giảng được. Nơi nào không thể đến rao gảing, Ngài phân phát truyền đơn. Suốt ba năm dưới ảnh hưởng của thánh nhân, 72 ngàn người theo thệ phản đă hoán cải.

Năm 1602, vua Henri IV đă muốn thánh Phanxicô làm giám mục thành Paris nhưng Ngài đă từ khước danh dự này và nói : - Thưa Ngài, tôi đă đính hôn với một bà Chúa nghèo, tôi không thể từ giă bà để theo một bà khác giàu có hơn.

Nhà vua rất thán phục sự độc lập của Ngài và tuyên bố rằng: Phanxicô vĩ đại hơn ông là kẻ làm vua nhiều. Dầu vậy tháng 6 năm 1602, Ngài Ngài đă phải nhận ṭa giám mục Annecy - Gheneva.

Các bài giảng thuyết của Ngài sớm lừng danh, đến độ những thành phố lớn đ̣i được nghe tiếng Ngài. Nhưng giám mục người Xa-voa (Savoie) thích giảng cho dân nghèo hơn. Ngài c̣n cho họ cả tới áo mặc của ḿnh. Người ta thấy Ngài không giữ lại ǵ cho ḿnh. Ngài chỉ thánh giá và nói: - Người ta có thể từ chối điều ǵ được, đối với một Thiên Chúa đă tự đặt ḿnh vào trạng huống này v́ chúng ta ?

Đối với các tội nhân, Ngài thân t́nh đón tiếp họ: - Các con hăy đến đây để cha ôm ẵm và đặt các con vào ḷng cha. Cha chỉ đ̣i các con một điều là không được thất vọng, phần c̣n lại cha lănh tất cả.

Đi t́m kiếm một linh hồn, nếu cần Ngài vượt qua rừng trong đêm tối, bất chấp bọn cướp giật hay thú rừng độc dữ, chân Ngài thường rớm máu v́ băng giá. Một lần bọn sát nhân nhào tới, Ngài âu yếm bảo họ : - Các bạn không cần đ̣i mạng tôi làm chi, bởi v́ tôi đă hiến mạng sống tôi để bảo tồn sự sống của các bạn.

Người ta có thể thấy rơ là Ngài đă nói thực. Bao người sát nhân đă làm như bao người khác: họ trở thành bạn hữu của Phanxicô. Và làm sao yêu Ngài, mà lại không yêu tôn giáo đă làm cho Ngài hiến thân trọn vẹn cho mỗi tâm hồn như vậy. Ngài nói : - Một linh hồn là một giáo phận rộng đủ cho một giám mục rồi.

Phanxicô không ngừng rao giảng, ngồi ṭa, thăm viếng bệnh nhân, giúp đỡ người cùng khổ. Giữa những công việc bề bộn, Ngài c̣n viết nhiều tác phẩm được nhiều Kitô hữu mến chuộng như quyển: "Đường trọn lành", quyển "Dẫn vào đời sống nhiệt thành" (cuốn này đă được chuyển sang Việt ngữ với tựa đề: sống thánh giữa đời), chứng tỏ rằng: đời nhiệm hiệp và các nhân đức cao cả nhất, đều có thể nảy nở, ngay trong cuộc sống từ cung điện, lẫn "trong binh đội và trong các xưởng máy", Ngài truyền "dệt nên những sợi dây nhân đức nhỏ bé". Cuốn "khảo luận về t́nh yêu Thiên Chúa" của Ngài đáng cho Ngài được vinh quang như ở giữa bầu lửa, trong khi chuẩn bị viết về t́nh yêu của Ngôi Lời vĩnh cửu.

Thánh Phanxicô đă lập nhiều tu viện và tiếp tục hứơng dẫn các tu viện ấy. Hai ngàn bức thư của Ngài vẫn c̣n, Ngài trao ḍng "Thăm viếng" cho thánh nữ Chantal, Đấng mà Ngài hiệp nhất bằng một t́nh yêu trắng hơn tuyết, trong sáng hơn ánh mặt rời.

Thánh nhân kiệt sức khi Ngài nhận giảng dạy tại Lyon dịp lễ Giáng sinh. Ngài ngă bệnh lúc lên đường. Vừa tới nơi Ngài biết ḿnh sắp chết. Người ta chỉ c̣n nghe thấy Ngài nói : - Lạy Chúa là tất cả của con.

Với các bạn bè đang khóc lóc Ngài nói : - Các bạn lại không muốn ư Chúa được thực hiện sao ?

Trọn đời thánh Phanxicô yêu mến hoàn thành thánh ư Chúa. Bí quyết đời thánh thiện của Ngài diễn tả như sau : - Với giá vĩnh cửu, cái ǵ chấm đứt với thời gian lại có thể ảnh hưởng trên chúng ta được ? Phải ước muốn một ḿnh Thiên Chúa thôi, một cách tuyệt đối không thay đổi và bất khả xâm phạm.

Ngài qua đời ngày 28 tháng 12 năm 1622 và được Đức Gáio hoàng Alexandre VII tôn phong hiển thánh năm 1665.


Ngày 25-01

Thánh PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI

Thánh Phaolô tông đồ, vị tông đồ cột trụ của Giáo hội sơ khai và vẫn c̣n là tông đồ ṇng cốt của Giáo hội cho đến cùng. Tuy nhiên, Ngài là vị tông đồ không thuộc nhóm mười hai. Trái lại, Ngài c̣n có một quá khứ bách hại đạo Chúa nữa. Bởi đó càng nhớ ơn Ngài bao nhiêu, chúng ta càng thấy biến cố xoay đổi vị tông đồ cả quan trọng bấy nhiêu. Trước khi nghe chính Ngài kể lại cuộc trở lại của ḿnh. Chúng ta t́m hiểu vắn tắt quá khứ chống đạo của Ngài.

Phaolô có tên Do thái là Saulê, sinh ra tại Tarsô (Cv 22,3) cha mẹ gốc Do thái thuộc chi họ Benjamin (Rm 11,1; Ph 3,5). Bởi đó Ngài nói được cả hai thứ tiếng Hy lạp và Aram (Cv 21,40.26,14) Ngài lên Giêrusalem theo đuổi việc học hành với thầy Gamaliel (Cv 22,3) và trở thành người biệt phái nghiêm nhặt (Cv 23,6. Lc 15,9. Gl 1,13. Ph 3,5). Do đó khi thấy một nhóm tôn giáo mới xuất hiện, Saulê đă nhiệt thành t́m cách ngăn chận. Nhiệt tâm ấy đă dẫn tới việc đổ máu Stêphanô, trong ấy Saulê không chỉ chứng kiến mà dường như giữ phần chủ chốt (Cv 1,58).

Nhiệt tâm c̣n thúc đẩy Ngài đi xa hơn nữa trên đường đi Damas t́m bắt người công giáo và trên con đường này Ngài đă được cải hóa. Câu chuyện được Luca kể lại trong sách Công vụ 9,1-23 hoặc chính vị tông đồ cũng đă kể lại, để biện minh trước mặt người Do thái (Cv 22,1-21) hay trước mặt Festô và Agrippa (Cv 26,1-23).

Chúng ta hăy nghe chính vị tông đồ nói về cuộc trở lại của ḿnh : - "Tôi là người Do thái, sinh tại Tarsô, xứ Cilieia, đă được nuôi nấng trong thành này (tức Giêrusalem) đă thụ giáo dưới chân Gamaliel, rập theo khuôn phép nhiệm nhặt của lề luật cha ông, nhiệt tâm thờ phượng Thiên Chúa cũng như các ông hết ngày hôm nay. Tôi đă bắt bớ đạo này, đến chết chóc cũng không từ, xiềng xích đă được các thượng tế cho cầm trát để thông tri cho đồng bào mà lên đường đi Damas, để bắt trói những người Kitô hữu ở đó và giải về Giêrusalem để trừng trị.

Số là dọc đường khi tới gần Đamas, th́ vào lối giữa trưa th́nh ĺnh tự trời, một ánh sáng chói ḷa lóe rạng bao phủ lấy tôi, tôi ngă xuống nền đất, và nghe có tiếng nói với tôi : - Saulê, Saulê tại sao ngươi bắt bớ ta ?

Tôi hỏi : "Thưa Ngài, Ngài là ai ?". Và Ngài nói cùng tôi : "Ta là Giêsu Nazareth, ngươi đang bắt bớ". Những người đi với tôi có thấy ánh sáng, nhưng họ không nghe tiếng người nói với tôi. Tôi nói : "Lạy Chúa tôi phải làm ǵ ?"

Và Chúa nói cùng tôi : - Chỗi dậy mà vào Damas. Ơ đó sẽ nói cho ngươi mọi điều đă định cho ngươi làm. Bởi tôi không c̣n thấy được, ḷa v́ ánh sáng của sự sáng kia, nên tôi đă được các người đi với tôi dắt tay vào Damas.

Có Ananis, một người đạo đức chiếu theo lề luật. Và được chứng nhận nơi mọi người Do thái sở tại, ông đến gặp tôi và đứng bên tôi, ông nói : - Anh Saulê, anh được thấy lại.
Và ngay giờ ấy tôi đă được thấy lại.

Ông lại nói : - Thiên Chúa của cha ông chúng ta đă tiền định cho anh được biết thánh ư Ngài, được thấy đấng công chính và nghe tiếng phát xuất tự miệng Ngài, v́ anh sẽ là chứng tá cho Ngài trước mặt mọi người về điều anh đă thấy đă nghe. Và bây giờ sao c̣n lần lựa ? Hăy chỗi dậy chịu thanh tẩy và chịu rửa ḿnh cho sạch các tội của anh, miệng kêu khấn danh Ngài.

Xẩy ra là khi tôi về Giêrusalem, và cầu nguyện trong đền thờ, tôi đă được ngất trí, và được thấy Ngài phán bảo tôi: - Hăy mau ra khỏi Giêrusalem, v́ chúng sẽ không đón nhận chứng của người về ta.

Tôi mới nói: - Lạy Chúa, họ biết lắm : chính tôi đă bỏ tù và đánh đ̣n khắp các hội đường những kẻ tin vào Chúa, và khi người ta đổ máu Stephanô, chứng tá của Người, th́ chính tôi đă có mặt và tán đồng, cùng canh giữ áo choàng cho những kẻ giết anh ấy.

Nhưng Ngài phán bảo : - Hăy đi, v́ Ta sai ngươi đi xa, đến với dân ngoại (Cv 22-23)

Những tường thuật này cho thấy kinh nghiệm trên đường Damas không chỉ nơi cuộc trở lại của Phaolô mà c̣n ấn định những tư chất cá nhân trong đức tin và Tin Mừng của vị tông đồ. Tất cả đều tập chú vào Chúa Giêsu là đấng đă sống lại mà vẫn sống trong Giáo hội Người. Kinh nghiệm Damas c̣n bao hàm sứ mệnh trao cho Phaolô rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, một sứ mệnh thiết định tính cách phổ quát của Tin Mừng mà có lẽ Phaolô chưa nhận thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô c̣n cho thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô c̣n cho thấy quan niệm về sự kêu gọi và sự chọn lựa do Thiên Chúa thực hiện.


Ngày 26-01

Thánh TIMÔTÊÔ Và TITÔ GIÁM MỤC

Thánh TIMÔTÊÔ (thế kỷ I)

Là con của người cha Hilạp và người mẹ Do thái, thánh TIMÔTÊÔ đă được theo đạo vào năm 47 khi thánh Phaolô giảng đạo tại Lystra miền tiểu Á trong cuộc bách hại dữ dội khiến thánh Phaolô bị mém đá đến gần chết (Cv 14,6-19) Trong cuộc viếng thăm lần thứ hai vào năm 50 thánh Phaolô đă chọn Ngài như người bạn đồng hành thay thế cho Marcô (Cv 13,13.15,38) và cùng với Silas lo việc truyền giáo tại Trung Á (Cv 16,1).

Như thế, Timotêô đă chứng kiến việc rao giảng Tin Mừng đầu tiên cho Âu châu. Từ đó Ngài thường được sách Công vụ các sứ đồ và các thánh thư nhắc đến như một trong các "tông đồ" hay thừa phái thánh Phaolô giữ lại hoặc sai đi quan sát các cộng đoàn Kitô hữu đă được thiết lập. Khoảng năm 51 Ngài cũng kư tên với thánh Phaolô trong các thư gửi tín hữu Thessalonica và chính Ngài đă từ Côrintô mang thư đến cho cộng đoàn mới trở lại đạo.

Năm 57 Ngài trở lại để mang thư thứ hai gửi các tín hữu Côrintô và năm sau, Ngài lại cùng với thánh Phaolô gửi thư chào Giáo hội Rôma. Cuối cùng khi Phaolô bị điệu về Roma, Timoteo vẫn c̣n ở bên cạnh Ngài, kư tên vào các thư gửi đi vào khoảng năm 62 cho dân Philêmon, dân Côlosê và Philippe (Ph 2,20)

Năm 65 h́nh như Phaolô được thả và có dịp thi hành dự định rao giảng Tin Mừng ở thế giới tây phương. Vắng mặt ở miền Đông. Thánh Phaolô văn liên kết với các cộng đoàn Kitô hữu, dầu không lên kết với một cộng đoàn nào với tư cách giám mục cả. Timotêô th́ ước hẹn với Á Châu và đặt địa điểm ở Ephesô. Ở đây Ngài nhận được hai lá thư của Phaolô, một lá thư từ Macêdonia khoảng năm 65 và lá thứ khác khoảng hai nămsau gửi từ Roma, là nơi Phaolô bị giam lần thứ hai.

Chính nhờ những lá thư này mà chúng ta biết được nhiều về Timotêô. Chúng thường đề cập đến nguy hiểm mà các Giáo hội ở Á châu phải đương đầu, nhưng chúng cũng đưa ra ánh sáng tính khí mà con người Phaolô đă để lại chống đỡ với nguy hiểm. Rơ ràng là có tính nhút nhát, e dè, nhưng Ngài cũng đủ nhiệt tâm trong công việc, đến nỗi cần được nhắc nhở phải quan tâm tới sức khỏe của ḿnh. Ngài cũng biết rơ những đau khổ phải chịu để bảo vệ đức tin (2Tm 3,12) và những lời khuyên thánh Phaolô lặp lại không được gợi lên, bởi rằng Timotêô yếu đuối, nhưng đúng hơn v́ biết rằng ngày cùng của ḿnh đă gần, và rồi những người trợ giúp ḿnh sẽ phải kề vai vác lấy gánh nặng một ḿnh. Cuối cùng Phaolô chỉ c̣n biết nhắc đến ước nguyện của ḿnh là Timotêô hăy giữ "đạo lư", đức hạnh, dự định, ḷng tin, đại lượng, mến yêu, kiên nhẫn" (Tm 3,10) như Ngài đă học được. Phaolô gọi Timotêô đến an ủi ḿnh trong những giờ phút cuối cùng, lời gọi chứng tỏ hùng hồn rằng Timotêô là con rất thân yêu của thánh Phaolô.

Tân ước c̣n có một ghi chú nữa về Timotêô trong thư Philip.13,23 trong đó có ghi nhận rằng: Phaolô được thả ra khỏi cảnh tù tội lần 2 khoảng năm 67 và tác giả muốn có Timotêô tháp tùng về Giêrusalem.

Một truyền thống cho rằng thánh Timotêô đă ở lại Ephêsô cho tới hết đời. Sách "Công vụ thánh Timotêô" thế kỷ IV mô tả cái chết của Ngài như là bị ném đá và bị đánh đập cho đến chết, nhưng tài liệu quá ít nên không rơ được rằng điều đó có đúng nguồn hay không.

Constantinople cho rằng: ḿnh giữ được các di tích của thánh nhân và lễ kinh nhớ Ngài được cử hành này 26 tháng giêng, tiếp liền ngày kính nhớ thầy ḿnh.

Thánh TITÔ (thế kỷ I)

Sinh ra là lương dân, thánh Titô đă được thánh Phaolô cải hóa và được gọi là "người con chân thành của tôi trong sự thông hiệp với đức tin". Titô nhận được những sứ mệnh khó khăn. Ngài được thánh tông đồ gửi tới dân Côrintô để tổ chức giáo đoàn và thu tiền quyên cúng ủng hộ Giáo hội ở Gierusalem.

Thánh Phaolô trong một bức thư đă bộc lộ ḷng yêu quư sâu xa đối với người bạn đời của ḿnh: "Tâm trí tôi không thảnh thơi chút nào v́ xa cách bạn Titô đi Côrintô một lần nữa để sửa chữa những bất hoà và thánh Titô đă mang lại cho Ngài những tin tức tốt đẹp hơn.

Thánh Titô lănh trách nhiệm tổ chức giáo đoàn ở đảo Crêta. Ơ đó Ngài nhận thư mang danh ḿnh, thánh tông đồ truyền: "Hăy nói với các vị cao niên phải tiết độ đàng hoàng điềm đạm, lành mạnh về đức tin, đức mến và kiên nhẫn... hạng thiếu niên cũng vậy, hăy truyền dạy họ phải biết ở điềm đạm. Trong mọi sự anh em hăy tỏ ra là gương mẫu về đức hạnh, tinh toàn và đoan trang trong giáo huấn (Tt 2,2-10).

Thánh Titô qua đời khoảng năm 105.


Ngày 27-01

Thánh ANGÊLA MÊRICI
Đồng trinh (1474-1540)

Angêla Mêrici sinh ngày 21-3-1474 ở Dessenzanô bên hồ Garda. Khi lên mười, Ngài đă bị mồ côi cha mẹ. Những tín hữu đạo đức ước ao cho con cái ḿnh t́m được hạnh phúc trong vinh quang Chúa và đưa cuộc đời các thánh ra làm gương mẫu. Cậu của Ngài lănh trách nhiệm giáo dục Ngài, cũng theo một tinh thần trên. Khi các ông cậu qua đời, Ngài lại về sống với anh em. Angêla là một cô gái đạo đức và để bảo đảm sự thánh thiện của ḿnh, Ngài đă gia nhập hội ḍng ba thánh Phanxicô, hiến ḿnh làm việc bác ái, nhất là việc giáo dục trẻ em.

Một ngày kia Angêla được thị kiến thấy một chiếc thang nối liền đất với trời. Một đoàn trinh nữ leo lên từng bậc thang ấy và một người trong số đó nó với Ngài : - Chị sẽ làm mẹ đám người ấy.

Theo ḷng đạo đức thời đó, người thiếu nữ đă đi hành hương nhiều nơi. Rồi với một nhóm người hành hương, Ngài muốn đi hành hương Giêrusalem. Nhưng Ngài bị một cơn mù ḷa nhiệm lạ tại Candie và chỉ hết bệnh khi Ngài trở lại đây. Ngài đă giải thích sự kiện nầy như biểu tượng sự từ bỏ, làm nền tảng cho mọi dự định của ḿnh. Angêla đến yết kiến Đức Thánh cha và lo thực hiện công tŕnh giữa những sự đau khổ của chiến tranh. Ngài tận tụy nhiều cho người nghèo và dân lao động. Những kỷ niệm cuộc thị kiến ám ảnh ḷng Ngài măi. Ngài đă tới Brescia là nơi có một ngôi nhà dành cho Ngài xử dụng.

Một số thiếu nữ đến qui tụ bên Ngài. Đây là hạt nhân của một hội ḍng mà Ngài sẽ thành lập với một h́nh thức tu tŕ mới mẻ đối với thời đại, một cuộc sống nối kết sự chiêm niệm với việc dạy dỗ trẻ em. Angêla đặt hội ḍng dưới sự bảo trợ của thánh nữ Ursula, vị nữ đồng trinh thành Côlôgna, đă được tôn vinh như là một nữ anh hùng chiến thắng man rợ về văn hóa.

Phương pháp của thánh Angêla thật khác với ư niệm tân tiến về một trường ḍng Ngài thích sai các nữ tu đến dạy các thiếu nữ tại ngay gia đ́nh họ. Ngài thường nói : - Xáo trộn trong xă hội là kết quả sự xáo trộn ngay tự trong gia đ́nh.

Không được học hành nhiều. Thánh Angêla có những trực giác lạ lùng. Ngài nghĩ rằng : người ta chỉ có thể canh tân phong hóa tự gia đ́nh, và gia đ́nh được canh tân là do việc giáo dục phụ nữ.

Thánh Angêla Mêrici được biết tới như vị sáng lập ḍng của các nữ tu Ursula. Thực sự Ngài là vị sáng lập, dầu không đúng với các ư hướng của Ngài. Bởi v́ Ngài xem ra có hơi cấp tiến đối với thời đại của ḿnh. Dự định của Ngài về các nữ tu là không có y phục riêng, không có lời khấn trọng, không có lũy rào để dễ đến với tuổi trẻ hứa hẹn của tương lai, và để có thể phục vụ tha nhân hữu hiệu hơn. Nhưng dự định này đi ngược với những ư niệm thịnh hành thời Ngài và dưới ảnh hửơng của thánh Carôlô Berrômêô và của qui luật của đức Thánh cha (Thánh Piô V) là buộc các nữ tu Ursula phải nhận những bảo đảm theo giáo luật đ̣i buộc mọi nữ tu.

Những năm cuối đời, thánh Angêla Mêrici thường hay xuất thần. Ngài qua đời ở Brescia ngày 27 tháng giêng năm 1540.


Ngày 28-01

Thánh TÔMA AQUINÔ
Linh mục Tiến sĩ (1225-1274)

Tại vương quốc Naples, người vợ quí phái của lănh chúa Aquinô được vị tu sĩ Thánh thiện cho biết, là bà sẽ rất đỗi vui mừng v́ con trẻ bà mong đợi sẽ sáng chói với sự hiểu biết khôn sánh, Người con ấy là Tôma. Ngài sẽ là một vị thánh trong hàng ngũ các thánh. Toma sinh tại lâu đài Roccasecca, gần Naples khoảng năm 1225.

Được sáu tuổi cha nàng dẫn tới tu viện Montê Cassinô. Con trẻ được dâng hiến đă hỏi: - Thiên Chúa là ǵ ?

Và các tu sĩ ngạc nhiên v́ thấy ch́m đắm trong các suy ngắm (quá sớm và sáng suốt) ấy.

Lúc mười tuổi, Ngài được gửi tới đại học Naples. Các giáo sự đă khám phá ra dưới dáng vẻ nhút nhát của Ngài, một trí khôn thượng thặng và một đời sống siêu nhiên sáng ngời với các đức tính hiền ḥa, trong trắng và đức ái của Ngài. Trong những kỳ nghỉ tại lâu đài cùng cha mẹ, Ngài gắng sức trợ giúp người nghèo. Điều này làm cho chủ lâu đài phiền trách Ngài. T́nh yêu của Ngài đối với người mẹ thật bao la và đă tạo nên mối dày ṿ suốt đời.

Khi chưa tốt nghiệp đại học, Ngài đă quyết định vào ḍng Đa-minh. Lúc ấy ḍng thành lập chưa được ba năm. Gia đ́nh Ngài rúng động với ư tưởng một con người quư phái như vậy lại trở thành một tu sĩ ḍng ăn xin. Ngoài ra họ c̣n mong mỏi rằng: một ngày kia, Ngài sẽ c̣n làm điều ǵ đó, để phục hồi vận mệnh của họ bằng việc trở lại làm tu viện trưởng Montê Cassinô. Nghe được tin, các anh của Ngài đang là sĩ quan trong quân đội, đă giận dữ. Họ bắt Ngài trên đường đi Roma và giam Ngài dưới chân tháp của lâu đài. Gia đ́nh gắng công vô ích khi nài nỉ, đe dọa và quyến rũ Tôma đổi ư.

Các anh Ngài c̣n dùng tới một cô gái làng chơi để hại người nữa. Nhưng cương quyết, Tôma đă dùng cây củi cháy để xua đuổi nàng, rồi dùng than củi này vẽ lên tường h́nh thánh giá. Quỳ xuống trước h́nh thánh giá, Toma với nhiệt tâm mạnh mẽ hơn bao giờ hết, lập lại lời hiến dâng đời ḿnh cho Thiên Chúa. Được hai năm, các chị Ngài đă cảm động trước sư cương nghị và những khổ cực của Ngài, đă giúp Ngài trốn qua cửa sổ bằng một cái thúng. Các tu sĩ Đaminh đợi Ngài dưới chân tháp.

Tôma khấn ḍng ở Naples, rồi đi bộ từ Roma tới đại học Colonia.

Trong môi trường học thức ưu việt này, Ngài cố dấu kín các bước tiến khác thường của ḿnh như Ngài đă che kín vinh dự gia đ́nh. Không khi nào Ngài đă để cho người ta ngờ rằng ḿnh là cháu của hoàng đế Barberoussa và là bà con của vua Frêdêric II cả. Khiêm tốn là bà hoàng của ḷng Ngài. Ngày kia một bạn học giảng bài cho Ngài. Toma phải là bậc thầy của anh, đă tiếp nhận bài học với ḷng biết ơn. Đó là thói câm lặng của Toma. V́ b́nh dị nên Ngài bị coi là đần độn. Người ta gọi chàng trai to con này là con ḅ câm.

Nhưng thày Albertô đă coi Ngài như một thiên tài và tuyên bố: - Con ḅ nầy sẽ rống lớn, đến nỗi những tiếng rống của nó sẽ vang dội khắp thế giới.

Người sinh viên tài ba này đă tỏ ra dễ dạy như một trẻ em. Tại pḥng ăn, vị chủ chăn lầm lẫn, đă bắt Ngài sửa lại cách phát âm đă chính xác. Lập tức Toma sửa lại liền. Sau bữa ăn các bạn Ngài bày tỏ sự ngạc nhiên, nhưng thánh nhân trả lời : - Điều quan trọng không phải là cách phát âm của một từ ngữ, nhưng là biết khiêm tốn vâng phục hay không.

Lúc hai mươi tuổi, Tôma đă được gọi làm giáo sư tại Côlônia, Ngài xuất bản một tác phẩm danh tiếng, rồi đi Paris mở trường dạy triết học ở đường thánh Giacôbê và thụ phong linh mục. Các nhà trí thức tới hỏi ư Ngài. Vua Lu-y IX xin ư kiến Ngài trong những việc hệ trọng và mời Ngài đồng ban dự tiệc.

Nhưng không hoàn cảnh nào đă làm cho Tôma chia trí khỏi những suy tư sâu xa. Chẳng hạn tại bàn ăn của nhà vua, người ta thấy Ngài bất chợt ra khỏi sự yên lặng của ḿnh, đập mạnh lên bàn và kêu lên:- Đây rồi, một luận chứng quyết liệt chống lại những người theo phái Manicheô.

Bối rối v́ quên rằng ḿnh đang ở trước mặt vua, Ngài muốn xin lỗi, nhưng vua thánh đă truyền cho Ngài đọc ngay cho thơ kư chép lại những suy tư có giá trị siêu việt đó.

Kinh nguyện, làm việc và ư chí là những yếu tố tạo nên sức mạnh của Tôma, Ngài nói: - Ai không cầu nguyện th́ cũng giống như người lính chiến đấu mà không có khí giới.

Ngài định nghĩa sự nhàn rỗi như là: - Cái búa mà quân thù bửa xuống.

Ngài trả lời cho bà chị hỏi làm sao để được cứu rỗi : - Phải muốn.

Dầu bận việc rao giảng, dạy học và đi tới những nơi Đức Thánh Cha sai tới Thánh Toma vẫn viết nhiều tác phẩm thành công rực rỡ. Trong một lần hiện ra, Ngài nghe thấy thầy chí thánh nói với ḿnh: - Hỡi con, con đă viết cách xứng đáng về ta, con muốn được thưởng ǵ ?

Tôma trả lời: - Oi lạy Chúa, con không muốn ǵ ngoài Chúa cả.

Người ta quả quyết rằng: Ngài đă nói chuyện với Đức Trinh Nữ, các thiên thần và các thánh. Và khi cầu nguyện tâm hồn Ngài như ĺa khỏi xác. Ngài c̣n được mệnh danh măi là "Tiến sĩ thiên thần" Ngài có một tâm hồn vui tươi, nhă nhặn với anh em, đến nỗi có người nói : - Mỗi lần thấy và nói chuyện với Ngài, tôi thấy như tràn ngập niềm vui thiêng liêng.

Thánh nhân đă qua mười năm tại Italia. Một phần trong thời gian nầy ở trong giáo triều, Đức Thánh cha Urbanô đă trao phó cho Ngài nhiều trọng trách, rơ ràng nhất là lo cải hóa người Do thái. Đức thánh cha c̣n muốn gọi Ngài lên chức giám mục nhưng Ngài đă từ chối. Năm 1269 Ngài trở lại Paris để dạy thần học. Năm 1272 Ngài được gọi về Naples để lo việc cho nhà mẹ ḍng Daminh. Được năm cuối đời Ngài cống hiến để hoàn tất một tác phẩm vĩ đại, bộ "Tổng luận thần học".

Nhưng cuối năm 1273 đột nhiên Ngài ngừng viết. Khi dâng thánh lễ, Ngài bỗng có linh nghiệm rằng ḿnh không thể viết thêm được nữa. Réginald, thơ kư của Ngài thúc giục viết thêm, thánh nhân đă trả lời rằng: theo điều đă hiển hiện cho Ngài th́ tất cả chẳng ra ǵ: - "V́ mọi điều tôi đă viết đối với tôi chỉ là rơm rác so với điều đă được mạc khải cho tôi thấy".

Đức Grêgôriô cho mời thày ḍng danh tiếng đến dự công đồng Lyon. Dầu bệnh hoạn, thánh Toma đă tuân phục và đi bộ với hai anh em để tới dự công đồng. Đi đường lên cơn sốt. Sức khỏe đă chận Người lại tu viện Fossa Nova.

Cảm thấy sắp chết, Ngài tuyên xưng đức tin và khi rước lễ, Ngài nói: - Tôi tin vững rằng: Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật trong bí tích này, con thờ lạy Chúa, ôi Thiên Chúa, đấng cứu chuộc con".

Ngài qua đời đơn sơ và dịu hiền của một trẻ em không ngừng chiêm ngưỡng Thiên Chúa.

Năm 1323 Ngài được phong thánh và được tuyên bố làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1567, Đức Lêo XIII đă đặt Ngài làm Đấng bảo trợ các nhà thần học và các trường công giáo.


Ngày 31-01

Thánh GIOAN BOSCÔ
Linh mục (1815-1888)

Ngày 16 tháng 8 năm 1815, Gioan chào đời trong một túp lều tranh thuộc tỉnh Turinô. Cha Ngài qua đời lúc Ngài được hai tuổi. Mẹ Ngài là bà Magarita một ḿnh nuôi nấng ba người con trai. Bà tập cho con quen với công việc nặng nhọc, với đời cầu nguyện. Bà thường lập lại với các con bà : - Chúa thấy hết, Chúa thấy hết.

Và con cái bà biết rằng chính nhờ t́nh yêu mà Người ta làm đẹp ḷng Chúa, Gioan sau này sẽ nói : - Nếu tôi trở thành linh mục đó là nhờ mẹ tôi.

Cậu bé đă tỏ ra có ơn gọi làm tông đồ. Ngoài đồng cỏ, Ngài đă đổi phần bánh ngon miệng của ḿnh lấy mẩu bánh đen của một mục đồng nghèo. Mẹ Ngài trách cứ Ngài v́ đă làm bạn với những người xấu. Gioan đáp lại : - Khi con chơi với chúng nó, chúng nó bớt khùng hơn.

Lúc chín tuổi, Gioan đă có một giấc mơ lạ lùng: một đám đông trẻ con tinh nghịch vây quanh Ngài, chúng nó nói phạm thượng. Bất chợt chúng hiện h́nh thành bọn lang sói. Nhưng đức Trinh Nữ đă nói với Gioan : - Đừng dùng bạo lực, nhưng hăy ngọt ngào nếu con muốn chiếm được t́nh nghĩa với chúng.

Ngài c̣n nói : - Đó là môi trường làm việc cùng con. Sau này con sẽ làm cho con cái mẹ, điều Mẹ sắp làm cho những con thú này.

Và rồi những con vật dữ tợn trên biến thành chiên ngoan Gioan đă kẻ lại giấc mơ trên. Một người anh đă nói với Ngài : - Mầy sẽ là thằng chăn chiên. Và người anh khác nói tiếp : - Hay là tướng cướp.

V́ t́nh yêu Chúa, cậu bé tưởng tượng ra ḿnh là một thằng múa rối. Ngày Chúa nhật bọn trẻ xếp ṿng tán thưởng nhà nhào lộn và leo giây đại tài, cha mẹ chúng, cũng tới nữa, những lúc đổi tṛ, mọi người phải lần chuỗi. Nhà nhào lộn trở thành nhà giảng thuyết, lập lại bài giảng của cha sở.

Một linh mục già cho Gioan cuốn sách văn phạm latinh và dạy Gioan học. Một trong các anh ghen tỵ. Gioan ôm sách đi t́m việc làm trong một nông rại. Hai năm sau trở về nhà, Gioan phải chân không cuốc bộ hai mươi cây số ngàn để tới trường học mỗi ngày. Sau này ở trường Chieri, Ngài làm gia nhân khi có giờ rảnh để khỏi tốn tiền mẹ. Ngài thành lập một hội vui để lôi kéo bạn bè vào đường thiện hảo, lành mạnh.

Gioan được thụ phong linh mục. Theo phong tục Italia, người ta gọi Ngài là Don Boscô. Mẹ Ngài đă nhắn nhủ : - Đùng lo nghĩ tới mẹ nữa mà chỉ cầu nguyện cho mẹ thôi. Lo lắng duy nhất của con là phần rỗi các linh hồn.

Ngài theo học ở Turinô, viếng thăm các tù nhân và đă kinh ngạc khi thấy bao nhiêu là thanh thiếu niên ở đó, thấy trong các đường phố những đứa trẻ này bị bỏ mặc cho sự cùng khổ và tật xấu của chúng. Phương pháp cứu vớt tuổi trẻ này. Trong thánh đường, một ông quản xua đuổi đứa trẻ lêu lổng. Gioan nhắc nhở ông ta rằng: nó lại không muốn nhận biết Thiên Chúa tốt lành sao ?

Chính Don Boscô sẽ dạy nó đọc chữ và giải thích giáo lư cho nó. Hôm sau đứa trẻ trở lại với bạn bè của ḿnh. Hội bảo trợ đầu tiên được thành lập. Trong hai tháng số trẻ lên tới cả trăm. Nhưng tụ họp chúng ở đâu ? Khắp nơi người ta đều xua đuổi chúng, và người ta lại không cho rằng Don Boscô điên rồi sao ? Ngài thuê một căn nhà trong khu phố nghèo đói nhất và phải trả tiển nửa tháng một lần, Mẹ Ngài lo lắng : - Con không có lấy một xu.

Thánh nhân trả lời : - Nếu mẹ có tiền lại chẳng cho con sao ? Mẹ có tin là Chúa quan pḥng giầu có vô cùng lại không tốt bằng mẹ sao ?

Ngài tập họp những trẻ xấu nết lại và dọn cho chúng ruớc lễ vỡ ḷng, khu vực đốn mạt sắp trở thành nơi có tinh thần Kitô giáo nhất thành phố. Ngài không hề mất tin tưởng. Không có ǵ làm Ngài nản chí được. Ngài dẫn về cho mẹ ḿnh những đứa vô lại chiêu tập trong một hàng quán. Đêm về những đứa vô lại này biến mất, mang theo cả chăn nệm, Ngài đưa về một thàng nhăi bị trui đến tận xương tủy. Chẳng mấy chốc căn pḥng đă có tới bảy đứa như vậy.

Don Boscô mua một căn nhà. Trẻ nội trú đông nhung nhúc. Một ngày sống bắt đầu với thánh lễ, sau đó là đi học hay tập nghề. Chính lúc này mà thánh nhân muốn giúp đỡ từ những người nghèo tới các công tử. Các nhà sắp được xây dựng khắp nơi, cả đến Mỹ Châu.

Đối với các trẻ em nam, Gioan đă thiết lập một ḍng gồm các linh mục mang danh là Salésien, để kính thánh Phanxicô Salê mà Ngài đă lấy châm ngôn của thánh nhân làm của ḿnh.

- Lạy Chúa xin cho các linh hồn v́ phần c̣n lại có đang giá ǵ cho con đâu ?
Và thánh nhân khuyên nhủ hăy làm điều đó : - Trong vui tươi hoan hỉ không ngừng.

Cùng với chị thánh Maria Mazzarello, Ngài cũng thiết lập một ḍng tu mang danh hiệu các nữ tu Đức Mẹ phù hộ. Công cuộc các chị cũng sẽ lan rộng trên khắp thế giới. Mệnh lệnh của Ngài là: - Hăy tin tưởng cầu nguyện và can đảm tiến tới không ngừng.

Don Boscô đi thực hiện các công tŕnh tại Pháp. Các sự lạ xảy ra vô số trên đường Ngài đi qua. Ơ Marseille Ngài gặp một đứa trẻ bệnh hoạn, Ngài bảo nó đọc một kinh kính Mừng và chữa lành cho nó. Cả đứa trẻ lẫn mẹ nó khóc nức nở v́ biết ơn. Dọc đường xe Ngài bị vây chặt đến độ người đánh xe đă phải kêu lên : - Kéo theo một con quỉ, c̣n hơn chở một vị thánh.

Ở Paris Ngài được tiếp đón tưng bừng. Đức Hồng y xin Ngài chúc lành. Thi sĩ Victor Hugô hai lần muốn gặp Ngài. Người ta ngạc nhiên khi thấy Ngài rất đơn sơ vui vẻ và hiền hậu. Ngài giảng dạy nhiều. Các viện mồ côi, trường huấn nghệ, hội bảo trợ mọc lên khắp nước Pháp. Người ta nói Ngài dừng lại một chút, Người trả lời rằng: lên thiên đàng ta sẽ ngừng, hoặc, ma quỉ không có ngừng. Don Boscô muốn đưa cả thế giới về với Chúa Kitô. Các giấc mơ cho Ngài biết rằng: ước muốn của Ngài sẽ được thực hiện. Trong một giấc mơ Ngài thấy những người hoang dại quỳ gối trước mặt các tu sĩ Salésiens. Suốt đời Ngài không dứt các giấc mơ, các lời tiê đoán và các thị kiến.

Gioan phải trả cho định mệnh siêu nhiên của Ngài bằng những dằn vặt mà chỉ ḿnh Ngài biết được. Một vị Hồng y đă phải lo lắng thấy mặt Ngài xanh mét kiệt sức. Thánh nhân cho Ngài biết là ma quỉ quấy phá ḿnh cả đêm. Nhưng những người thân cận không hề biết ǵ những đau khổ của Ngài. Ngài nói : - V́ hồn tôi đă uống những chén đắng, tôi có quyền thêm vào những lo âu của con cái tôi bằng một gợn sóng đau khổ không ?

Bọn ác nhân giận dữ v́ việc lành Ngài đă làm, đă t́m cách sát hại Ngài. Nhưng sức mạnh của sự dữ không nghĩa lư ǵ. Vượt qua mọi trở ngại tưởng như không thể lướt thắng nổi, Don Boscô c̣n hoạt động nhiều hơn nữa. Y sĩ tuyên bố rằng: phép lạ lớn lao nhất là Don Boscô c̣n sống được.

Cuối cùng Gioan cảm thấy rằng: thân xác Ngài không c̣n chiến đấu nổi nữa. Ngài sắp qua đời. Ngài nói với các linh mục của ḿnh khi họ tới thăm : - Hăy nói với các con cái của tôi rằng: tôi đợi chúng tất cả trên thiên đàng.

Ngài c̣n nói như lời dặn ḍ thân thiết nhất : - Hăy cổ vơ việc siêng năng rước lễ và ḷng tôn sùng Đức Trinh Nữ:

Người ta c̣n nghe thấy Ngài nói trong cơn mê sảng : - Mẹ, mẹ ơi, ngày mai... Mẹ hăy mở cửa thiên đàng cho con.

Thánh Don Boscô qua đời, đoàn con cái xếp hàng hôn bàn tay đă tận t́nh cứu giúp họ. Ngày 30 tháng giêng năm 1888.