|
THÁNG TƯ | |||||||||||||
| ||||||||||||||
Thánh PHANXICÔ PAOLA Phanxicô chào đời tại Paola miền Calabria ngày 27 tháng 5 năm 1416. Cha mẹ Ngài là những người nghèo khổ nhưng rất đạo đức. Lập gia đ́nh đă lâu mà không có con, họ xin thánh Phaxicô khó khăn cần bầu. Họ được nhận lời và khi đưa con trẻ tới bờ giếng rửa tội, họ đă đặt tên cho con trẻ là Phanxicô để tỏ ḷng biết ơn. Người mẹ thánh thiện đă muốn tự ḿnh nuôi dưỡng đứa trẻ và có thể nói, bà đă cho con hấp thụ nền đạo đức cùng với ḍng sữa mẹ. Bởi thế ngay từ thuở ấu thơ, Phanxicô đă yêu thích cầu nguyện và hy sinh là hết ḷng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria. Một ngày trời lạnh, bà mẹ thấy con quỳ lần chuỗi ngoài vườn, bà bảo: - Cầu nguyện lâu như vậy sao con không lấy nón mà đội ? Phanxicô nói ḿnh phải để đầu trần v́ : "Việc đó lại không phải để ḷng tôn kính Đức Trinh Nữ là Nữ Vương Thiên quốc sao ?" Một trẻ em đạo đức cũng là một gương mẫu vâng phục. Người ta kể lại rằng: ngày kia bà thân mẫu bảo Phanxicô ngừng cầu nguyện để giải trí đôi chút, thánh nhân đă mau mắn trả lời: "Mẹ biết con rất thích nói chuyện và Chúa, nhưng con xin vâng theo lời mẹ dạy". Lúc 13 tuổi, Phanxicô vào ḍng thánh Marcô của các cha ḍng Phanxicô, để thực hiện lời khấn của cha mẹ Ngài, khi Ngài bị bệnh sưng mắt. Tại tu viện, Phanxicô dù không có lời khấn, nhưng đă sống đời gương mẫu nhiệm nhặt. Các thày ḍng cảmkích v́ gương mẫu của thánh nhân đă t́m cách giữ Ngài lại trong ḍng. Nhưng hai năm sau, Phanxicô cùng với cha mẹ đi hành hương Roma. Trở về, Ngài biết rơ ư Chúa muốn kêu gọi ḿnh cách khác. Được sự đồng ư của cha mẹ, Ngài lui vào nơi thanh vắng và nhiệt tâm sống đời cầu nguyện hy sinh. Hương thơm nhân đức của vị ẩn sĩ 15 tuổi lan rộng khắp nơi. Đến năm 19 tuổi, v́ sự khẩn nài tha thiết Ngài đă nhận một số bạn trẻ. Họ làm ba pḥng và một nhà nguyện gần hang đá của Ngài. Hàng ngày một lần đến cử hành thánh lễ và ban các phép bí tích. Đó là nguồn gốc của ḍng Anh em rất hèn mọn (Minimes), được ṭa thánh phê chuẩn năm 1506. Các tu sĩ của ḍng này kiên tŕ thực hành Đức khiêm tốn và Bác ái. Ngoài ba lời khấn họ c̣n giữ chay trường. Chắc chắn trong ḍng không ai sống đời nhiệm nhặt khắc khổ, khiêm tốn và vui tươi hơn thánh Phanxicô. Đời sống như một hiến tế không ngừng ấy làm đẹp ḷng Chúa, khiến thánh nhân được ơn làm nhiều phép lạ. Chúng ta ghi lại một vài phép lạ như sau: - Một lần kia, thánh nhân muốn đi từ Calabria về Sicilia. Nhưng v́ không có tiền trả lộ phí cho ḿnh và cho một người bạn đường, các thủy thủ đă không cho Ngài xuống tàu Thánh nhân liền trải áo xuống nước và cùng với người bạn đường áp con tàu kỳ lạ này về Sicilia. - Một lần khác công nhân xây cất tu viện của Ngài thiếu nước Ngài làm cho một cái giếng nước chảy ra từ một phiến đá. Giếng này không bao giờ cạn. - Đặc biệt nhất phải kể đến việc Ngài phục sinh cho đứa cháu của ḿnh. Em Ngài là Birgitta có một đứa con muốn vào tu ḍng của cậu. Nhưng với sự quyến luyến tự nhiên của một người mẹ, bà luôn t́m cách ngăn cản. Đứa bé đă chết. Bà t́m đến gặp anh ḿnh để mong được an ủi. Bà nói: - Chính em đă gây ra cái chết này, nếu em đồng ư cho nó đi tu th́ nó đă không phải chết. Thánh nhân trả lời em ḿnh: - Nếu nó c̣n sống th́ em có đồng ư không ? - Dĩ nhiên nhưng bây giờ th́ đă quá muộn rồi. Không nói thêm một lời, Phanxicô đến gần đứa trẻ và làm cho nó sống lại. Người mẹ dường như không tin ở mắt ḿnh nữa. Người ta c̣n nói có tới 60 người được thánh nhân làm cho sống lại như vậy. Đức giáo hoàng Phaolô II muốn biết rơ những lời đồn thổi về thánh nhân. Ngài sai một người đến t́m hiểu những thực. Vị sứ giả đến tu viện mà không báo tin trước. Thấy Phanxicô, Ngài muốn cung kính hôn tay thánh nhân, nhưng vị tu sĩ đă phản đối. Ngài nói: - Chính con phải hôn đôi tay đă 33 năm dâng hy lễ mới phải. Vị sứ giả rất đỗi kinh ngạc v́ Phanxicô đă không hề biết tới Ngài trước đây. Để sáng tỏ hơn, Ngài đàm luận riêng với thánh nhân và rất thán phục v́ những lời đáp đầy khôn ngoan và đức tin của Thánh nhân. trở về tŕnh bày cho Đức Giáo hoàng, vị sứ giả cho biết những lời đồn thổi về công việc và công đức của thánh Phanxicô Paola c̣n kém xa sự thực rất nhiều. Vua Luy XI đau nặng. Ông muốn mời thánh nhân đến Pháp để xin được chữa lành. Thánh nhân c̣n ngập ngừng, nhưng vâng lệnh Đức giáo hoàng, Ngài liền lên đường không một suy nghĩ đắn đo. Đáp lại nguyện vọng sống lâu của nhà vua Thánh nhân trả lời : - Cuộc sống của vua Chúa cũng có giới hạn như bao người khác. Lệnh của Thiên Chúa không thể xoay đổi được, tốt hơn cả là hăy vâng theo ư Chúa và dọn ḿnh chết lành. Cảm động v́ những lời khuyên này, nhà vua đă hối cải và qua đời cách thánh thịên. Phanxicô vội trở về Italia. Nhưng vua Charles VIII đă giữ không lại. Cả vua Luy XII sau này cũng vậy. Thánh nhân được coi như vị cố vấn soi sáng lương tâm và trong cả việc nước của hai vị vua nước Pháp ấy. Tại đây Ngài thiết lập nhiều nhà ḍng. Khi cảm thấy sắp phải ĺa trần, thánh nhân như được tiếp nhận một tin vui. Ngày thư năm tuần thánh, Ngài tập họp các tu sĩ lại, khuyên họ giữ chay trường và luật ḍng. Cầm than nóng trong tay Ngài nói: - Cha đoan quyết với con rằng: đối với người yêu mến Chúa, việc hoàn thành điều ḿnh đă hứa với Chúa không khó hơn việc Cha cầm lửa trong tay này dâu. Sau đó dựa vào một tu sĩ, Ngài dự lễ và rước ḿnh thánh Chúa. V́ được ơn nói tiên tri và làm phép lạ, được mọi người từ vua quan tới dân chúng kính trọng, Ngài cột giây vào cổ và muốn người chết như một tội nhân. Ngày thứ sáu tuần thánh sau khi chỉ định người kế vị, chúc lành cho con cái, Ngài hôn thánh giá và tắt thở. Hôm ấy là ngày 02 tháng 04 năm 1507. Thánh CASIMIRÔ Thánh Casimirô sinh tại Krakow ngày 5 tháng 12 năm 1458. Ngài là con út trong số 13 anh em của vua Balan và hoàng hậu Elisabeth nước Áo, con người nổi tiếng nhân đức. Gioan Dugloss thời danh, tổng giám mục Lemberg. Sau này, là thầy dạy của Ngài. Casimirô nhiệt thành học hỏi và chỉ nghĩ tới việc làm đẹp ư Chúa. Tâm hồn trong trắng của Ngài ảnh hường tới mọi người chung quanh. Các gia nhân Ngài quen với với phong thái tốt đẹp này đến nỗi tại các triều đ́nh ngoại quốc, người ta nhận ra họ bằng sự cao thượng hơn là bằng sắc phục họ mặc. Casimirô cảm thấy nỗi đau khổ của người nghèo như là của ḿnh và giúp đỡ họ tận t́nh đến nỗi dân nghèo coi Ngài như một người cha. Người ta trách Ngài đă quá hạ ḿnh đau khổ săn sóc cho những người cùng khổ, Ngài đă đáp rằng : - Có vinh dự nào lớn lao hơn là được phục vụ Chúa Kitô trong các chi thể người ? Thời gian tại nhà thờ là phút giây êm ái quí báu nhất của Ngài, Ngài tới nhà thờ mỗi tối khi cửa c̣n đóng, và gục mặt xuống đất cầu nguyện. Trong thánh lễ, người ta thấy Ngài xuất thần như lúc truyền phép, dường như Ngài thấy Chúa Kitô trong tay linh mục, Ngài đặc biệt tôn sùng Đức Trinh Nữ mà Ngài gọi là "Mẹ nhân ái" và hàng ngày đọc thánh thi Ommi die để kính Mẹ. Hai mươi năm sau khi qua đời, người ta c̣n t́m thấy bản chép thánh thi trong mộ Ngài. Ngài có óc phán đoán thật thông minh đến nỗi cha Ngài thường hỏi ư kiến Ngài: Thánh ISIDORO Thánh Isidorô được coi như vị thánh tiến sĩ lừng danh nhất của Giáo hội Tây Ban Nha. Ngài chào đời tại Carthagena trong một gia đ́nh thật đặc sắc, có cha mẹ đạo đức và và cả bốn anh em đều được tôn phong lên hàng hiển thánh . Các anh Ngài là hai thánh giám mục Leanger và Fulgentio. Chị Ngài là thánh nữ Florentina. Như vậy thánh Isidôrô thật có phúc v́ được sinh ra sống giữa các vị thánh. Cha mẹ mất sớm, người anh cả lănh nhiệm vụ hướng dẫn đứa em út Isidorô. Một bức thư của thánh Leander viết cho em gái là thánh Florentina làm chứng điều đó: - "Anh xin em hăy nhớ đến anh trong kinh nguyện và đừng quên chú út Isidorô. Cha mẹ đă kư thác em cho chúng ta và đă trở về với Chúa mà không phải e sợ ǵ, bởi v́ các Ngài đă trao cho em một người chị và hai người anh săn sóc". Dù rất thương em. Nhưng Leander đă phải dùng biện pháp mạnh là cây roi để sửa trị tính nhu nhược của đứa em biếng nhác. Một lần kia v́ sợ đ̣n và chán học, Isidorô đă bỏ nhà trốn đi. Cậu chạy nước rút mau hết sức cho tới khi ngă quỵ bên một bờ giếng. Mơ màng trong lúc lấy hơi, cậu nh́n thấy vách đá bên thành giếng có một đường rănh. Một phụ nữ đến kín nước giải thích cho cậu biết rằng, đá cứng đến đâu đi nữa nhưng sợ giây thừng cọ sát liên tục cũng soi ṃn được. Hiện tượng này khiến cậu phải suy nghĩ: "Với thời gian sợi giây thừng và những giọt nước đẽo được cả đá, c̣n tôi lại không thể học hành để gọt giũa tâm hơn sao ?" Thật là một bài học lạ lùng đối với Isidorô. Ngài lấy lại can đảm bắt tay và làm việc không c̣n biết mệt mỏi. Nỗ lực không ngừng đă biến Ngài thành nhà thông thái nhất thời đó. C̣n thanh xuân, Ngài đă thông hiểu triết học, đă nghiên cứu các tác phẩm về luật. Nhà chép sử Arevalo đă phải thán phục ghi nhận nói Ngài một sự cao siêu như Platon, sự thông hiểu của Aristote, tài hùng biện của Cicéron, sự uyên bác của Origenê, sự thận trọng của thánh Hiêronimô, giáo thuyết của thánh Augustinô và sự thánh thiện của thánh Gregoriô. Người ta c̣n nói rằng khi đọc một bức thư của Isidorô, thánh Grêgoriô đă thốt lên lời đầy tính chất tiên tri: - "Đây là một tiên tri Daniel, một người c̣n trổi vượt hơn cả Salomon". Isidorô thụ phong linh mục và theo anh là Leander đang làm giám mục Seville, tham dự các công đồng. Dầu có cuộc bách hại của nhà vua theo phái Ariô và đă trục xuất hai anh của Ngài, thánh nhân vẫn công khai chống lại lạc giáo. Ngài đă thay anh cai quản giáo phận lúc người anh bị lưu đày. Năm 600, khi Đức Cha Leander từ trần, Ngài đă được cử lên kế vị. Đức giáo hoàng Grêgoriô cả c̣n đặt Ngài làm vị tổng đại diện cho ḿnh ở Tây Ban Nha. Dầu không bao giờ là tu sĩ, thánh Isidorô đă viết một bộ luật ḍng tu. Ngài giải thích, khai triển và hệ thống hoá phung vụ Mozarabic. Ngài nỗ lực tiêu diệt tàn tích của phái Ariô, và đánh bại lạc thuyết của Acephali, một ngành của lạc giáo Nhất tính thuyết ở Tây Ban Nha. Hơn nữa thánh nhân c̣n lập nhiều trường học để giáo dục con dân của Ngài. Có ảnh hưởng lớn tại triều đ́nh, Ngài cũng giữ phần sáng chói trong cộng đồng Toleđô năm 610, chủ tọa công đồng Seville II năm 618 hay 619 và công đồng Tôleđo IV năm 633. Nhưng trách vụ của Đức giám mục không ngăn cản công việc trước tác phong phú của thánh Isidorô. Ngài đă viết một từ điển các tiếng đồng âm, một khảo luận về thiên văn địa lư, tiểu sử của các vĩ nhân và các nhân vật trong thánh kinh, một cuốn lịch sử xứ Goth. Tác phẩm ảnh hưởng nhất của Ngài là Bộ bách Khoa từ điển ETYMOLOGIES tóm lược những hiểu biết của thời đại Ngài. Sau 36 năm nhọc mệt trong chức giám mục, thánh Isidorô phải chịu đựng mọi yếu đau của tuổi già. Bệnh tật có thể nghiền nát thân xác, nhưng lại không thể làm giảm thiểu được nhiệt tâm của Ngài. Trong sáu tháng cuối đời, Ngài tăng thêm việc bác ái đến nỗi một đoàn dân nghèo đến với Ngài tấp nập từ sáng đến chiều và cuối cùng chính Ngài cũng lâm cảnh nghèo túng. Biết rằng sắp kết thúc được đời Ngài mời hai giám mục phụ tá đến thăm, Ngài theo họ tới nhà thờ. Ơ đó một vị giám mục mặc áo nhặm cho Ngài, một vị giám mục bỏ tro lên đầu Ngài. Giơ tay lên trời Ngài lớn tiếng xin Chúa thứ tha tội lỗi, rước lễ. Xin mọi người cầu nguyện cho, khuyên nhủ dân chúng sống bác ái, phân phát hết tiền của c̣n lại. Trở về nhà, Ngài qua đời trong an b́nh của Chúa ngày 04 tháng 04 năm 636. Theo lời yêu cầu của thánh nhân, thi hài Ngài được mai táng với thánh Leander và Florentina. Nhưng về sau Vua Ferdinand di chuyển hài cốt về Leon. Đức Giáo hoàng Benedictô XV tôn phong thánh Isidorô lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh. Thánh VINCENTE FERRIO Đối với tín hữu Việt Nam, thánh Vincentê Ferriô đă thường được khấn như vị thánh hay làm phép lạ. Cuộc đời của vị tông đồ Âu Châu, vinh quang của Giáo hội, vinh dự của ḍng giảng thuyết này cũng rất lạ lùng, Ngài chào đời tại Valentia nước Tây Ban Nha ngày 23 tháng 01 năm 1350. Mặc dầu gia đ́nh giàu có, nhưng thân mẫu thánh nhân đă muốn tự ḿnh nuôi dưỡng con. Lên sáu tuổi, Vincentê cắp sách đến trường và đă tỏ ra có nhiều ân huệ đặc biệt. C̣n là một con trẻ ngây thơ nhưng Ngài đă có sức hấp dẫn lạ lùng. Bạn trẻ thường vây kín quanh Ngài để tham dự một tṛ chơi diễn lại bài giảng ở nhà thờ. Vincentê luôn diễn giảng chính xác và hùng hồn một cách đáng ngạc nhiên. Mười hai tuổi thánh nhân theo môn triết học, mười bốn tuổi Ngài học thần học. Người ta kể rằng vào lúc này, đă một lần thánh nhân làm cho một đứa trẻ đă chết sống lại. Câu chuyện xảy ra khi những đứa bạn xấu bày tṛ chết giả và xin Vincentê thương giúp. Nhưng đứa giả chết lại chết thật làm chúng phải kinh hoàng. Đáp lời van xin khẩn thiết của chúng, thánh nhân đă cầu nguyện rồi cầm tay đứa chết cho nó sống lại. Lên mười bảy tuổi, Vincentê đă được các giáo sư coi như ngang hàng với ḿnh. Đây là lúc Ngài phải quyết định hoặc làm giáo sư tại Roma và lập gia đ́nh, hoặc là theo đuổi lư tưởng tu ḍng. Thánh nhân đă quyết định gia nhập ḍng thánh Đaminh. Đầy xúc cảm và hănh diện, ngày 05 tháng 02 năm 1367, ông thân sinh đă dẫn Ngài tới cha bề trên ḍng Đaminh ở Valentina. Nhưng chưa được một năm, thân mẫu Ngài lại luyến tiếc tương lai rực sáng của con, và đă cố gắng đưa con trở về lại thế gian. Thoạt đầu Vincentê có cám dỗ, nhưng sau đó Ngài đă thốt lên câu nói làm đà tiền cho suốt cuộc đời: - Lạy Chúa, con chọn Chúa măi măi. Ngài được đưa về Barcelona và năm1370 đă trở thành giảng viên triết học tại ḍng Đaminh ở tại Lerida. Năm 1373, khi trở lại Barcelona để học tiếng Ả rập và Do thái Ngài đă trở thành nhà giảng thuyết lừng danh. Năm 1377, Vincentê được gọi sang Toulouse để học thêm. Mới đây Ngài kéo được sự chú ư của đức hồng y Pedro da Luna, vị đại diện của phản giáo hoàng tương lai ở Avignon. Từ năm 1385 tới năm 1930 thuyết giảng thần học ở nhà thờ chính toà Valentina và sau đó vào nhóm với Hồng Y Pedro Da Luna. Ngài nhiệt tâm rao giảng nhất là cho dân Do thái và dân Mô (Maures). Ngài đă cải hóa được một thày Rabbi ở Valladolid, người sau này trở thành giám mục Phaolô miền Burgos và cùng với thánh nhân can đảm trong nỗ lực cải hoá người Do thái ở Tây Ban Nha. Từ năm 1391 Yolanda ở Aragon. Thời kỳ này, Ngài bị tra vấn v́ rao giảng sự thống hối. Pedro Da Luna, người đă được chọn làm giáo hoàng Benedictô XIII ở Avignon đă cứu Ngài khỏi bị xử án và mời Ngài về giáo triều làm cha linh hướng và cha giải tội. Tỉnh ngộ trước những nỗ lực nhằm hàn gắn sự phân rẽ giữa Roma và Avignon, thánh Vincentê được thị kiến thấy Chúa Giêsu ở giữa thánh Phanxicô và thánh Đaminh sai đích danh Ngài đi rao giảng sự thống hối. Tháng 11 năm 1399 được Đức Bênêdictô XIII cho phép làm việc này, Ngài đă rao khắp miền Tây Âu để rao giảng cho tới ngày ĺa trần. Từng đoàn hối nhân từ 3000 tới 10.000 người theo Ngài và đánh tội. Năm 1416, Ngài rút lại sự ủng hộ của ḿnh và của vương quốc Aragon đối với Đức Bênêdictô XIII v́ vị phản giáo hoàng ở Avignon không nghiêm chỉnh để hàn gắn sự phân rẽ khi từ chối đ̣i hỏi thoái vị công đồng Constance đưa ra. Quyết định của thánh Vincentê có ảnh hưởng tới việc thoái vị của Đức Bênedictô và giúp dễ dàng chấm dứt sự phân rẽ. Thành quả thánh Vincentê thực hiện được thật lớn lao. Đối lại, thánh nhân đă phải chịu biết bao nhiêu là đau khổ thử thách. Chúng ta đă nói đến thử thách buổi đầu khi Ngài chọn đời sống hiến dâng. Lời vu oan đuổi theo từng bước chân Ngài và các tội nhân cứng ḷng t́m hết cách để tiêu diệt Ngài. Chúng ta nhắc lại đây hai trường hợp:
Vượt qua được những thử thách, thánh Vincentê c̣n có những bí quyết để thành công, chẳng hạn trong việc học hành Ngài cho biết: - "Muốn thành công trong việc học hành hăy tham khảo thánh kinh hơn là sách vở. Hăy khiêm tốn xin Chúa ơn được thông hiểu điều bạn đọc, học hành làm mệt trí và làm khô cứng cơi ḷng. Bạn thường xuyên đến dưới chân Chúa Giêsu để phục hồi sinh lực". Thực hiện lời khuyên của ḿnh, thánh nhân dọn bài giảng dưới chân thánh giá, kèm theo những hành vi sám hối cực khổ. Khi nói với dân chúng Ngài lại quỳ trước thánh giá như thể mọi vinh dự chỉ thuộc về Chúa Kitô mà thôi. Cuộc đời luôn ướp đặm trong t́nh yêu Chúa, khiến Ngài được ví như thiên thần Chúa trong buổi lễ Hiện xuống: để trả lời cho đám đông dân chúng nhiều miền khác nhau ngạc nhiên v́ hiểu được Ngài, Ngài nói: - Tôi nói tiếng mẹ đẻ của tôi, thứ tiếng độc nhất mà tôi biết với một ít tiếng Latinh và tiếng Do thái. Vậy chính Thiên Chúa thân hành giúp các bạn hiểu được. Các thôn xóm nào đông mỗi khi nghe tin thánh Vincentê sắp đến : công nhân nghỉ việc, thương gia đóng cửa tiệm buôn, thầy dạy băi khóa... để đi nghe giảng bất kễ trời mưa hay nắng. Thánh nhân nhiệt tâm nói về sự chết và hỏa ngục. Nhiều tiếng khóc than nức nở cắt ngang lời Ngài khiến Ngài cũng phải khóc theo. Người ta nói rằng nhiều tội nhân nghe lời giảng của Ngài đă ngă chết v́ đau đớn rồi hiện về cho biết ḷng thống hối đă làm cho họ đáng được hưởng Nước thiên đàng. Chấm dứt bài giảng, thánh nhân tiếp tục ngồi ṭa để phục sinh các tâm hồn. Hay nói về sự chết và hỏa ngục nhưng thánh nhân cũng thường dùng tính hài hước để sửa dạy các tâm hồn. Ngày nay người ta c̣n nhắc lại măi câu chuyện của một phụ nữ. Nàng đau buồn nhiều v́ tính nóng nảy của chồng, nhưng không biết dẹp tính bép xép của ḿnh. Thánh nhân khuyên nhủ nàng : - Đây là phương thế có thể sửa đổi tính nóng của chồng chị. Ra về chị hăy xin thày giữ cửa một b́nh kín ở giếng nhà ḍng. Mỗi khi chồng về nhà, chị hăy uống một ngụm, nhưng đừng đừng nuốt ngay và ngậm càng lâu càng tốt. Giữ măi được như vậy, chồng chị sẽ hiền lành như một con chiên. Sau một thời gian kết qủa thật khả quan. Người chồng hoàn toàn thay đổi và người phụ nữ tới cảm ơn thánh nhân, v́ phương dược thần hiệu đă tiêu diệt được mọi cuộc căi vă. Phương ngôn Tây Ban Nha c̣n nói: - Hăy uống nước Thày Vincentê Một người trong cơn thù hằn đă không muốn tha thứ cho người thợ đóng giày. Thánh nhân bảo: - Hăy tha thứ cho chính ḿnh. Ông đang gậm nhấm ḷng ḿnh v́ không quan tâm đến linh hồn hư mất trong khi vẫn ăn uống và phí phạm thời gian. Người đó đành thú nhận : - Vâng, tôi hiểu rằng: ghen ghét như vậy là khùng. Ngoài nhiệt t́nh và tài hùng biện đă mang lại thành công cho thánh Vincentê, c̣n phải kể đến những phép lạ mà Chúa đă làm qua tay thánh nhân. Ngài đă làm vô số những phép lạ. Chỉ nguyên việc điều tra ở Avignon và một vài thành phố khác cũng ghi lại được hơn 860 phép lạ thánh nhân đă làm. Chúng ta ghi một vài sự kiện:
Năm 1417 bá tước miền Bretanghe mời thánh nhân tới lănh điạ của ḿnh. Giữa cuộc tiếp rước long trọng, Ngài đă yếu đuối khó đứng vững nổi, nhưng mỗi khi làm việc, một sinh lực mới khiến Ngài hăng hái hoạt động như hồi thiếu niên, để rồi khi xong việc sức lực Ngài lại tàn tạ như cũ. Ṛng ră hai mươi tháng như vậy, thánh nhân đă nỗ lực cải hoá miền Bretagne và Normandie. Cuối cùng Ngài mới trở về Valentia. Nhưng tới Valentia Ngài kiệt sức và qua đời ngày 05 tháng 04 năm 1419. Thánh GIOAN LASAN Thánh Gioan Lasan là bổn mạng của các nhà giáo dục, Ngài được thành công trong việc cung ứng một hệ thống giáo dục cho quảng đại quân chúng vào thời mà dân nghèo như bị bỏ rơi hoàn toàn. Nỗ lực của Ngài không phải chỉ trong việc mở trường mà là việc tạo lập nên một đoàn thể những nhà giáo dục được đào tạo chu đáo. Chính nỗ lực này đặt nền tảng bảo đảm cho sự thành công trong việc giáo dục. Không phải khuynh hướng tự nhiên được đưa Ngài tới việc thực hiện công tŕnh này. Thật vậy, hoàn cảnh gia đ́nh với sự đào luyện từ thuở nhỏ khó có thể coi được là một chuẩn bị cho Ngài làm giáo dục. Sinh tại Reims ngày 30 tháng 4 năm 1651, Gioan Baotixita, là con trưởng trong một gia đ́nh quư phái và được thừa hưởng địa vị lẫn gia tài của cha mẹ để lại. Những thứ này là vực ngăn cách Ngài với đám đông dân chúng nghèo khổ. Vào tuổi 16, khi đang theo học ở Học viện dành cho trẻ em ưu tú (College des Bons enfants), thánh nhân được đặt làm kinh sĩ ở Reims. Sau đó Ngài tiếp tục theo học tại chủng viện Xuân Bích và đại học Sorbonne để làm linh mục. Ngài thụ phong linh mục năm 27 tuổi. Cho đến lúc này, chưa có một yếu tố nào cho thấy rơ sứ mệnh tương lai của Ngài. Nhưng ít lâu sau, Ngài được chỉ định giúp vào việc lập trường ngay tại quê hương xứ sở ḿnh. Việc này đặt Ngài và trách nhiệm săn sóc các giáo viên, dẫn Ngài tới chỗ đưa họ về nhà ḿnh và đào luyện họ. Dần dần, Ngài hiểu rằng: Chúa quan pḥng định cho Ngài làm dụng cụ kiến tạo một hệ thống giáo dục dành cho dân nghèo, lớp dân bị xỉ nhục trong "thế kỷ huy hoàng" v́ sự hư dốn và ngu dốt của họ. Chọn thánh ư Thiên Chúa làm nguyên tắc hứơng dẫn đời sống, Ngài quyết định hiến ḿnh trọn vẹn cho công tác này. Ngài từ chức kinh sĩ, phân phát gia tài để mang lấy cũng một địa vị như các giáo viên Ngài chung sống. Làm như vậy Ngài làm cho những người đồng hương nặng đầu óc giai cấp tức giận. Nhưng điều ấy không thay đổi được quyết định của Ngài. Năm 1684, Ngài biến đổi nhóm giáo viên của ḿnh để thành một cộng đoàn an sĩ với danh hiệu Sư huynh. Các trường công giáo. Đây là nguồn gốc của hội ḍng ngày nay, phổ biến rộng răi khắp thế giới. Để giới hạn hội ḍng riêng cho nỗ lực giáo dục, Ngài nhận định rằng: sư huynh nào làm linh mục, cũng như không nhận một linh mục nào vào ḍng. Luật này ngày nay vẫn c̣n được áp dụng. Những năm đầu, hội ḍng rất nghèo khổ và cực nhọc. Tuy nhiên thánh nhân vẫn kiên quyết chịu đựng và vững tin ở Chúa quan pḥng. Người nói với những người lo âu : - Tại sao mà không tin tưởng ? Chúa thà làm phép lạ c̣n hơn để cho chúng ta phải thiếu thốn. Mối quan tâm chính của Ngài là đào luyện đạo đức và nghiệp vụ cho anh em. Nhưng, thấy không thể thỏa măn được mọi đ̣i hỏi của giáo viên nếu không huấn luyện giáo viên, năm 1678 Ngài lập ở Reims một học viện cho khoảng 40 trẻ. Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục có một cơ sở giáo dục như vậy. Sau khi lập trường ở những thành phố lân cận, năm 1683, Ngài coi sóc một trường ở xứ Thánh Xuân Bích (Sulpice), là nơi Ngài đặt bản doanh của ḿnh. Tại thủ đô công tŕnh lan rộng mau lẹ. Ngài lập thêm một trường đào tạo nữa với một trường miễn phí cho các bạn trẻ đă đi làm việc. Khi vua Giacôbê III trao phó cho Ngài săn sóc các thiếu niên Ai Nhĩ Lan, Ngài đă dành cho họ các giảng khoá đặc biệt theo nhu cầu của họ. Mục đích tốt đẹp của Ngài bị chống đối bởi những giáo viên trường nhỏ, v́ mất học sinh và học phí. Họ kiện cáo Ngài. Trường của Ngài bị cướp phá. Ngài bị kết án và bị cấm không được mở trường đào luyện miễn phí ở phạm vi Paris. Dĩ nhiên Ngài cũng bị trục xuất khỏi thủ đô một thời. Nhưng công tŕnh của Ngài đă lan rộng sang nhiều nơi khác và những cấm đoán kia không thể phá hủy nổi. Ở Rouen, Ngài đă lập hai cơ sở quan trọng: một trường nội trú phải trả học phí, cho học sinh miền quê muốn hiến thân, và một trường phục hồi cho những trẻ em bụi đời. Cả hai đều rất thành công. Cha Gioan Baotixita trải qua những năm cuối đời ở Rouen để kiện toàn thành tổ chức, viết luật ḍng chờ các sư huynh và hai tác phẩm Meditations (nguyện ngắm), Methode de la prière mentale (Phương pháp thực hành tâm nguyện) Ngài từ trần ngày thứ sáu tuần thánh 09 tháng 04 năm 1719. Thánh STANISLAÔ Thánh Stanislaô được kính nhớ như vị Thánh bảo trợ thành Krakow ở Balan, nơi Ngài làm giám mục và hài cốt Ngài được lưu giữ ở nhà thờ chính ṭa. Không có tường thuật đương thời nào về Ngài được coi là đầy đủ và các chi tiết về đời Ngài cũng không rơ rệt lắm. Người ta kể rằng: cha mẹ Ngài thuộc ḍng dơi quí phái, nhưng lại hiếm muộn về đàng con cái. Sau nhiều lời cầu nguyện khẩn thiết, ngày 26 tháng 07 năm 1030, họ sinh được một người con trai và đặt tên là Stanislaô. Họ chú tâm đào luyện con ḿnh theo những tập quán đạo hạnh khiến Stanislaô, từ nhỏ đă tỏ ra có tinh thần bác ái và nhiệt hành phụng sự Chúa. Trong bầu khí đạo đức ấy, từ thuở nhỏ Stanislaô đă nghe rơ tiếng Chúa kêu gọi đi làm tông đồ Chúa. Trước hết Ngài đă theo học đại học tại triết học tại Đại học Gniezno. Sau đó Ngài sang Paris theo học Luật và thần học ở tu viện Lorranin trong bảy năm trời. Khi cha mẹ qua đời, Ngài phải trở về Balan. Được thừa hưởng gia tài lớn cha mẹ để lại, nhưng thánh nhân đă quyết chí hiến thân phụng sự Chúa v́ vậy Ngài đă đem của cải phân phát cho người nghèo khó rồi tiếp tục theo đưổi lư tưởng tu tŕ. Đức Giám mục Lampert đă phong chức Linh mục cho Stanislaô, năm 1062 và đặt làm Kinh sĩ tại nhà thờ chánh ṭa địa phận. Giữ chức vụ kinh sĩ, Stanislaô đă trở nên lừng danh về tài thuyết giảng và về chính đời sống gương mẫu thánh thiện của Ngài. Đức cha Lambert, toàn thể giáo sĩ và giáo dân đă bầu Stanislaô lên kế vị. V́ khiêm tốn, thánh nhân quyết không chịu nhận. Nhưng năm 1072, vâng lời đức thánh cha Alexandre II, Stanislaô đă nhận làm giám mục Krakow. Đức cha Stanislaô là một giám mục thánh thiện và nhân hậu nhất là đối với những ai đau khổ và nghèo đói. Tuy nhiên, Ngài cũng tỏ ra là người can đảm đặc biệt. Vua Balan lúc ấy là Bôleslas II. Ong ta đă dùng sức mạnh khí giới để đạt tới vinh quang nhưng lại chịu bị khuất phục trước những tật xấu khủng khiếp. Hành vi độc ác của ông đă khiến cho người ta gọi ông là "kẻ độc ác". Cả nước đều phải run sợ nhưng không ai dám mở lời can ngăn. Chỉ có một người, một vị thánh là Stanislaô đă dám đương đâu với sự giận dữ của nhà vua. Sau khi cầu nguyện với tất cả tâm hồn, thánh nhân đến gặp nhà vua. Khiêm tốn nhưng đầy cương quyết, thánh nhân quyết định nói với ông ta tất cả những ǵ phải nói, Ngài tŕnh bày cho nhà vua thấy trước những tội ác tày trời, gương mù trong vương quốc mà nhà vua gây nên, Ngài cũng nói cho nhà vua rơ những phán xét Thiên Chúa đang chờ đón. Vừa nghe, Bôleslas đă tỏ ra hối hận. Nhưng thật đang tiếc v́ đây chỉ là một t́nh cảm chóng qua, Bôleslas lại trở nên man rợ như trước và c̣n thêm một tội ghen ghét vào những ác độc của ông. Sau này, vua đă cướp vợ của một nhà quí phái để nhốt trong hoàng cung. Cơn giận lan ra khắp tỉnh nhưng dân chúng run sợ không ai dám mở miệng, thánh Stanislaô một lần nữa can đảm đến gặp Boleslas, cố gắng đưa ông trở về với những t́nh cảm chân chính. Ngài đe dọa, nếu c̣n cố chấp, nhà vua sẽ bị tuyệt thông. Run lên v́ tức giận, nhà vua t́m kế sát hại thánh nhân. Bôleslas biết Đức cha có mua một thuở đất để xây cất nhà thờ mà chỉ trao tiền trứơc mặt nhiều chứng nhân mà không làm chứng từ. Khi chủ nhân cũ qua đời, ông đe dọa các chứng nhân để họ phản chứng rồi tố giác Đức giám mục ra ṭa. Mưu độc của ông bị thất bại. V́ sau ba ngày cầu nguyện thánh Stanislaô đă truyền đào mồ người chết và kêu ông dậy làm chứng sự thật. Dầu vậy, Bôleslas vẫn không thay ḷng đổi dạ đối với vị giám mục gan dạ Stanislaô. Ngày 08 tháng 5 năm 1079, khi thánh Stanislaô đang dâng thánh lễ tại thánh đường thánh Micae. Ông sai người đến sát hại thánh nhân. Cả ba nhóm binh sĩ lần lượt đến mà không hoàn thành được lệnh truyền, khiến chính nhà vua phải ra tay. Ông xông vào nhà thờ chém giết vị giám mục tại bàn thờ. Chưa đă thoả ḷng giận dữ , ông c̣n chặt xác Ngài thánh ra làm nhiều khúc rồi vứt ra ngoài đồng cho chim trời rúc rỉa. Nhưng bốn ngày sau, trên trời chỉ có bốn cánh phương hoàng bay lượn ngăn cản tất cả không cho bất cứ con vật nào xâm phạm tới xác thánh. Bấy giờ Boleslas mới tỉnh ngộ và hối lỗi. Ông cho tổ chức lễ an táng thánh Stanislaô rất trọng thể. Xác thánh liền lại như mới qua đời v́ bệnh tật và được chôn cát tại nhà thờ chánh ṭa Krakow. Thánh MARTINO I Thánh Martinô I sinh tại Tôđi, miền Umbria. Đức Giáo hoàng đặt Ngài làm đại diện ở Constantinophe. Tại đây, Ngài đă nhiệt thành chống lại Nhất ư thuyết. Lạc giáo này dạy rằng: nơi Chúa Giêsu chỉ có một ư chí, ư chí thần linh. Như vậy là họ chối bỏ ư chí riêng của nhân tính Ngài. Năm 649, khi Đức Thêdôre qua đời, thánh Martinô được cử lên ngôi kế vị thánh Phêrô. Ngay tháng 10 năm này, Ngài đă triệu tập công đồng Lêtêranô để kết án lạc thuyết. Làm như vậy Ngài đă liều chuốc lấy phản ứng độc hại của Contance II, một hoàng đế trẻ theo lạc giáo, và muốn bắt Giáo hội phải chấp nhận sắc lệnh "Type" về giáo lư của ông. Ngày 17 tháng 6 năm 653, quan thái thú đại diện hoàng đế là Calliopas ở Ravennna Italia đă bắt Đức giáo hoàng trong nhà thờ chính ṭa. Ngài bị tố cáo đồng lơa trong cuộc phản loạn của quan thái thú tiền nhiệm là Olymius. Sau đó Ngài bi đưa về Constantinople bằng tàu. Sẵn đau khổ v́ bệnh đau khớp xương, cuộc hành tŕnnh c̣n khổ cực thêm v́ bị mất thực phẩm tối thiểu, bị cấm không được tắm rửa. Ngày 17 tháng 9, Ngài tới Constantinople và bị gian trong một nhà tù cho tới ngày 20 tháng 12. Tại một ṭa án giả tạo với sư hiện diện của hoàng đế, Ngài bị truất ngôi và bị kết án tử h́nh. Bi bỏ rơi trong ngục thất, thánh Martinô vô cùng cực khổ v́ lạnh. Một phụ nữ lén cho Ngài một chiếc giường và một chiếc nệm. Khi ấy, Thượng phụ giáo chủ Constantinople hấp hối, ông ta sợ bị đoán phạt trước ṭa Chúa nên xin Hoàng đế đừng xử tử tù nhân. Nhưng thánh Martinô lại bị lưu đày tới Cherson ở Crimea. Tại đây, Ngài qua đời v́ thiếu thốn, có lẽ vào ngày 03 tháng 4 năm 656. Thánh ANSELMÔ Thánh Anselmô chào đời năm 1033 tại Aosta, trong một gia đ́nh quí phái. Mẹ Ngài, một người rất đạo đức lănh trách nhiệm huấn luyện Ngài theo đàng nhân đức. Từ nhỏ, Ngài đă được theo học những bậc thầy danh tiếng. Bởi thế, Ngài đă mau mắn tiến triển cả về học vấn lẫn đức hạnh. Vào tuổi 15, thánh nhân đă biết chán ghét danh vọng giả trá thế trần và quyết theo đuổi đời sống tu tŕ, nhưng cha Ngài chống lại ư muốn này, thánh nhân buồn rầu ngă bệnh. Nhiệt t́nh theo đuổi đời sống tu tŕ không kéo dài bao lâu, nhất là bà mẹ đạo đức qua đời. Anselmô rơi vào t́nh trạng nguội lạnh, nhiệt t́nh tuổi trẻ bị lôi cuốn vào những hấp dẫn thế trần. Cho đến lúc này, Anselmô vẫn c̣n thần tượng của cha Ngài, nhưng Thiên Chúa đă tha phép cho t́nh âu yếm của ông biến thành cay cú, đ̣i hỏi và cứng cỏi, đến nỗi Anselmô đă phải bỏ nhà trốn đi. Ngài từ giă không phải khỏi nhà cha mẹ mà thôi, nhưng c̣n bỏ luôn quê hương xứ sở cho tới tận miền Bourgogne. Tại đây, Ngài lấy lại nhiệt t́nh ban đầu. Ba năm sau, Ngài đến thụ huấn với tu viện trưởng Lanfrane ở Bec. Một ngày kia, Anselmô xét thấy ḿnh đă khổ cực để nên thông thái nhiều hơn là để nên đạo đức. Ngài đến qú dưới chân thày và nói : - Con có ba đường để theo : hoặc là trở thành tu sĩ phải Bec, hoặc sống ẩn tu, hoặc ở giữa thế gian để phân phát cho người nghèo gia sản của cha con để lại. Đức Tổng giám mục giáo phận Rouen khuyên Ngài theo đuổi đời sống tu tŕ. Thế là Anselmôgia nhập tu viện Bec. Lúc ấy Ngài được 27 tuổi, Ngài đă dồn nỗ lực để nghiên cứu thần học và đời sống khiêm tốn vâng phục. Năm 1072, Đức Đan viện phụ Lanfrane được đặt làm tổng giám mục Canterbury. Anselmô được cử lên thay thế làm tu viện trưởng rồi làm Đan viện phu. Sự đơn sơ và nhân hậu của Ngài đă đánh tan mọi ghen tương nghi kỵ. Hơn nữa sự thánh thiện và trí thông minh của thánh nhân đă khiến cho Ngài trở thành danh tiếng không những đối với các vị vua Chúa và các đức giám mục mà cả với thánh giáo hoàng Grêgôriô nữa. Tu viện Đức Bà ở Bec trở thành nơi trung tâm của phong trào trí thức thế kỷ XI năm 1087. Vua Willian I nước Anh từ trần. William Rufus lên kế vị. Nhà độc tài này không muốn có những chủ chăn mới và sang đoạt được nhiều tài sản của Giáo hội, nên khi Đức tổng giám mục Lanfrane qua đời, ṭa giám mục Canterbury bị trống ngôi, năm 1093 khi thánh Anselmô viếng thăm Anh quốc, Rufus trong cơn trọng bệnh đă xin thánh nhân lănh nhiệm vụ cai quản giáo phận Canterbury. Thánh nhân đă từ chối, nhưng rồi cũng phải lănh nhận v́ sự nài nỉ của các giám mục và nhất là v́ sự chỉ định của đức Giáo hoàng Urbanô II. Nhưng rồi khi nhà vua b́nh phục, ông hối tiếc v́ việc sám hối của ḿnh. Khi bị Đức Anselmô buộc phải chấp nhận quyền của Đức Urbanô, ông đă gây áp lực để truất phế đức tổng giám mục. Đức Giáo hoàng không nhận những giáo dân có thế giá cho biết sẽ không tha thứ cho việc truất phế thánh nhân, nhưng rồi năm 1097, sau nhiều cuộc căi vă liên tục và vô hiệu, thánh Anselmô tự ư xin đi lưu đày, Rufus ưng thuận. Thánh Anselmô trở về Roma và được khen ngợi v́ sự can đảm của Ngài sau khi tham dự cộng đồng Bari và Roma. Thánh nhân t́m về đời sống tu viện tại dăy núi Apennins. Nơi đây Ngài hoàn thành tác phẩm: tại sao Thiên Chúa làm người. Ngài tuân thủ từng chi tiết của lề luật như một tập sinh. Ngài nói : - Cuối cùng tôi gặp được chốn nghỉ ngơi. Năm 1100, Rufus qua đời trong một cuộc đi săn. Henri em vua lên kế vị, nhà vua mới triệu vời vị tổng giám mục trở về giáo phận. Năm 1106 Ngài trở về điều khiển Giáo hội tại Anh quốc. Trải qua biết bao thăng trầm thánh nhân vẫn giữ được tâm hồn b́nh lặng. Ngài không bỏ qua công cuộc t́m kiếm thần học. Bởi đó, Ngài đă thành chiến sĩ đầu tiên của Giáo hội sau những thế kỷ đen tối. Luận chứng của Ngài nhằm chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa nay vẫn c̣n được biết đến. Thần học của Ngài là một phần linh đạo đặt trên sự cảm thông với những đau khổ của Chúa Kitô. Với tư cách Tổng giám mục Canterbury Ngài đă chấm dứt việc bôi nhọ các thánh quê mùa của nước Anh quốc và góp phần khơi dậy cảm t́nh những ǵ truyền thống nước Anh từ xưa để lại. Đây là việc làm có giá trị lâu bền v́ sửa lại được t́nh cảm phân rẽ và cuộc chinh phục của William gây nên. Năm 1109, thánh Anselmô qua đời. Một con người đă luôn biết t́m kiếm Chúa. "Tôi không t́m hiểu để tin nhưng tin để mà hiểu biết", cuối cùng Ngài đă t́m về được ánh sáng vĩnh cửu. Thánh GIORGIÔ Thánh Giorgiô chịu chết v́ đạo ở Lydda, Palestine có lẽ trước thời vua Constantinô. Đó là tất cả những ǵ chúng ta biết chắc về vị thánh thời danh này. Nhưng ḷng tôn kính dành cho Ngài lan rộng cách mau chóng. Người Đông phương gọi Ngài là vị tử đạo vĩ đại, người Hy lạp mừng kính Ngài, các hiệp sĩ suy tôn Ngài, nước Anh chọn Ngài làm thánh bổn mạng và lễ kính của Ngài được coi là lễ nghỉ bắt buộc, tại đây cho tới năm 1778. Có nhiều sách viết về thánh Giorgio nhưng lại khác biệt và không liên hệ ǵ với nhau: Một tài liệu kể rằng: Thánh nhân sinh ra tại Cappatocia trong một gia đ́nh quyền quí. Cha Ngài là lương dân, mẹ Ngài là một Kitô hữu. Khi thân phụ qua đời, Ngài theo người mẹ về Palestine. Sau này, Ngài ôm mộng làm lính chiến. Diocletianô đă nhận thấy khả năng chiến đấu của Ngài nên dù c̣n rất trẻ, Ngài đă được xếp vào hàng sĩ quan cao cấp. Nhưng khi vị vua này ra sắc chỉ cấm đạo, Giorgiô đă can đảm chỉ trích ông trước hội nghị về sắc chỉ bất công này. Lời biện hộ làm mủi ḷng người nghe, nhưng nhà vua đă nổi giận và ra lệnh hành hạ thánh nhân, Ông c̣n cho cột thánh nhân lại và giam vào ngục tối. Ông c̣n cho cột thánh nhân vào bánh xe với dao bén và mũi nhọn mà xoay ṿng. Những h́nh phạt c̣n nhiều thứ độc dữ như đánh đ̣n, dầu sôi... Tuy nhiên, khi tưởng thánh nhân đă chết, th́ một phép lạ đă chữa lành mọi vết thương. Thấy mọi cực h́nh đều vô hiệu, nhà vua dịu giọng mở lời khuyên nhủ. Thánh nhân xin vua cho đến đền thờ. Tưởng thành công, ông đă triệu tập dân chúng lại và dọn sẵn lễ vật cho Giorgiô dâng kính các ngẫu thần. Tại đền thờ, thánh nhân dùng tượng thần Apolô mà hỏi: - Người có phải là Thiên Chúa để cho chúng tôi dâng lễ vật không ? Tượng thần bỗng lên tiếng : - Không, tôi không phải là Thiên Chúa. Thánh Giorgiô liền làm dấu thánh giá và tượng thần đổ vỡ tan tành. Mọi người run sợ. Nhà vua truyền lệnh chém đầu thánh nhân ngày hôm đó. Thánh FIDÊLÊ Đệ SIGMARINGA Thánh Fidelê, tên thật là Marê Rey, sinh ra năm 1528 ở Sigmaringa nước Đức. Sau những ngày trong tuổi thơ ấu trong trắng vô tội, Ngài được gởi đi học tại đại học tại Friburg, Thụy Sĩ. Để tự chủ, Marê thực hiện nhiều việc bỏ ḿnh nghiêm ngặt. Khi đă hoàn tất cấp bậc tiến sĩ về triết học, Ngài đă tỏ ra rất mực khôn ngoan đến nỗi người ta gọi Ngài là triết gia Kitô giáo. Năm 1604, công tước Stotzngen xin Ngài hứơng dẫn cho con ḿnh và hai nhà quí phái khác trong một cuộc du hành khắp các vương quốc Âu Châu để học hiểu. Cuộc du hành kéo dài sáu năm. Marê đă khuyên nhủ họ nhiều điều không thể quên được. Ngài thúc giục họ phải biết thắng vượt chính ḿnh: - Sống xa hoa nhẹ dạ, người ta bất xứng với vinh quang thực mà chỉ chinh phục được bằng nỗ lực và bằng việc chà đạp vui thú dưới chân. Sau cuộc viễn du những nhà quí phái trẻ muốn Ngài đừng bỏ họ. Ngài đă theo học luật. Và sau khi nhận bằng tiến sĩ luật Ngài lập văn pḥng luật sư ở Colmar. Ngài quyết thực thi đức ái đến nỗi Ngài được gọi là luật sư của dân nghèo. Nhưng nghề nghiệp đă cứu giúp Ngài khám phá ra được những bất lương của cuộc đời. Quyết định theo đuổi đời sống hoàn hảo, Ngài tới gơ cửa ḍng Phanxicô. Năm 1612 Ngài được danh hiệu Fiđêlê. Vị luật sư trở thành thầy ḍng làm cho ma quỉ tức giận. Trước các cơn cám dỗ, thày Fiđêlê bối rối, nhưng thử thách tan biến khi Ngài đến giải bày nỗi ḷng với một linh mục giàu kinh nghiệm, Người đă dạy Ngài cầu nguyện nhiều hơn, Fiđêlê đă khẩn cầu tha thiết. - Lạy Chúa cứu chuộc con, xin trả lại niềm vui cần thiết và b́nh an tâm hồn. Xin hăy tẩy sạch mọi nghi ngờ để ư Chúa được thực hiện và để con thắng vượt quân thù, thắng con người và những đam mê của con. Fiđêlê nỗ lực hy sinh hăm ḿnh cho đến khi Thiên Chúa ban lại b́nh an cùng ánh sáng cho Ngài. Từ đó thánh nhân luôn trung thành quảng đại hiến ḿnh cho Chúa. Ngài nói: - Thật bất hạnh nếu tôi là một chiến sĩ dưới quyền thủ lănh đầu đội măo gai, mà lại chiến đấu một cách yếu hèn. Khi được chọn làm bề trên tu viện ở Weltkirvhen, Ngài được ơn làm phép lạ để hoán cải người ta. Gặp thời dịch tể, Ngài hết ḿnh phục vụ các bệnh nhân. Người ta thấy Ngài ở khắp nơi, trong nhà thương, ở tư gia, chạy trên đường phố, săn sóc thân xác linh hồn mọi người và thường chữa lành cho cả hồn lẫn xác. Lạc giáo tàn phá miền Grisons. Đức giáo hoàng giao cho thánh Fiđêlê trách nhiệm đối phó với nhón người theo pháí Calvin. Thánh nhân giă từ tu viện, để lại bao nhiêu là xúc động, Ngài từ biệt dân Weltkirchen như đi chịu tử đạo. Nhưng với các bạn đồng hành, Ngài khích lệ: - Nào chúng ta lên đường tới nơi mà Chúa kêu gọi và mùa gặt thúc bách. Ngài giảng cho dân chúng, dạy người nghèo, thông truyền giáo lư cho trẻ em. Để cứu một linh hồn, Ngài cũng sẵn sàng đi chân không vượt qua mọi sỏi đá tuyết sương. Những người Thệ phản bực tức v́ sự anh dũng của thánh nhân nên họ quyết thủ tiêu Ngài. Thư từ Ngài viết c̣n ghi: - Thày Fiđêlê sẽ sớm làm mồi cho sâu bọ. Một lần kia, sau bài giảng hùng hồn, thánh nhân xin bạn ḿnh ngồi ṭa giải tội v́ Ngài phải đi Seewis không biết có điều ǵ sẽ xảy ra, nhiều người lo lắng cầu nguyện cho Ngài. Một người đă hỏi : - Nếu các người theo lạc giáo tấn công th́ Cha làm sao ? Thánh Fiđêlê trả lời : - Tôi sẽ làm như các vị tử đạo. Tôi sẽ vui mừng đón nhận cái chết v́ t́nh yêu Chúa và coi đó như một ân huệ lớn lao dành cho tôi. Ngài thường nói : - Lạy Chúa, con phải chịu khó với Chúa nếu con muốn được hoàn toàn thuộc về Chúa. Tại Seewis, Ngài rung chuông tập họp dân chúng lại. Một riếng súng nổ, nhưng không trúng Ngài. Trên đường về Grisch, Ngài bị một nhóm binh sĩ lạc giáo xông vào đánh đập, Ngài chỉ nói được trong hơi thở yếu ớt: - Tôi hiến mạng sống tôi để các bạn nhận biết đức tin của tổ tiên chúng ta. Bị đập, Ngài vẫn gắng gượng để thốt lên : - Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con. Lạy Mẹ Maria, xin giúp đỡ con. Và Ngài đă xin Thiên Chúa tha cho kẻ thù ḿnh và gục ngă dưới lưỡi gươm ngày 24 tháng 04 năm 1622. THÁNH MARCÔ THÁNH SỬ Marcô là ai ? Chắc chắn Ngài không phải là một trong 12 tông đồ. Nhưng một người tên Marcô đă được các cộng đoàn Kitô giáo sơ khai biết đến, nhiều như là người bạn đồng hành của thánh Phaolô và như người bạn thân ái của thánh Phêrô ở Roma (Cl 4,10; 1Pr 5,13; 2Tim 4,11). Sách Công vụ ba lần nói tới một "Gioan cũng gọi là Marcô" (Cv 12,12; 25,15.17) là bạn thiết của thánh Barnaba. Các học giả thường đồng ư rằng: Marcô đă được nói tới trong các thánh thư, Gioan tên Marcô trong sách công vụ và tác giả Phúc âm thứ II đều chỉ là một người. Đồng ư với sự đồng hóa trên, chúng ta có thể phác họa h́nh ảnh của thánh sử như sau: - Ngài là con của Maria. Một góa phụ giàu có ở Giêrusalem có một người giúp việc và căn nhà rộng răi làm nơi tụ họp các tín hữu. Năm 43, sau khi thoát khỏi ngục tù, thánh Phêrô đă chọn nhà này làm nơi trú ngụ (Cv 12,12-17). Như thế, Marcô sớm quen thuộc với những ghi nhận của thánh Phêrô. Hai năm sau, tức là năm 45, chúng ta thấy Marcô và thánh Barnaba cùng đi trong cuộc hành tŕnh thứ nhất của Phaolô. Nhưng khi đoàn truyền giáo đi về hướng bắc, Marcô đă từ giă để trở về Giêrusalem (Cv 13,13). Phaolô bất b́nh và không muốn nhận cho Marcô đi theo trong cuộc hành tŕnh thứ hai. Năm 50, như Barnaba đề nghị, Barnaba về phe với Marcô, và đáp tàu về Cyprus là quê hương của Barnaba (Cv 15,36-39). Chúng ta không thấy nói ǵ đến Marcô nữa cho tới năm 61 khi Ngài ở Roma với Phaolô (Cl. 4,10), ba năm sau tức là năm 64 thánh nhân vẫn có mặt ở Roma v́ Phêrô có nhắc tới tên Người trong các lời chào của ḿnh (1Pr 5,13). Đây là năm thánh Phêrô chịu tử đạo. Ít lâu sau đó có lẽ thánh Marcô đă bắt đầu viết sách Phúc âm ở Roma, dầu một số tác giả mới đây cho rằng ở Alexandri. Năm 67, thánh sử ở Ephesô v́ một ít tháng trước khi qua đời, thánh Phaolô dặn ḍ Timothêô đưa theo Marcô đến Roma (2Tm 4,14). Mối bất ḥa xưa đă được hàn gắn hoàn toàn. Từ đây, chúng ta phải dựa vào truyền thống để t́m hiểu về Marcô. Có lẽ sau khi thánh Phêrô qua đời, Marcô đi rao giảng ở Alaexandria thành lập và làm giám mục giáo đoàn này. Sự kiện không được chắc v́ các bậc tiến sĩ của Alexandria như Clêmente (200), và Origênê (203) không nhắc nhở ǵ đến. Cuốn Chronicon-Pascale không mấy có thế giá cho rằng: Marcô đă làm giám mục ở Alexandrie và bị thiêu sống dưới thời Trajanô (năm 98 - 117). Dựa vào bút pháp của Marcô, chúng ta cố gắng t́m hiểu tính khí của Ngài. Tính chất sống động của Phúc âm thứ II biểu lộ rơ chứng tích mục kiến của Phêrô, chứ không phải của Marcô, dầu có thể là Marcô đă chứng kiến việc bắt bớ Chúa Giêsu v́ các nhà chú giải đồng hóa Ngài với người thanh niên vô danh bỏ chạy ḿnh trần (Mc 14,50-52). Dầu vậy, thánh Marcô không phải là một máy ghi âm diễn lại lời của Phêrô, Ngài là tác giả ghi lại kư ức của Phêrô với bút pháp riêng. Ngài là người ít lời (673 câu so với 1068 câu nơi Matthêu) và có giọng văn không chải chuốt. Người ta có thể cho rằng: Ngài không có đau khả năng viết văn cho duyên dáng. Nhưng với những khiếm khuyết này, Marcô lại tỏ ra rất chân thành, Ngài đă ương ngạnh từ chối việc bỏ bớt những sự kiện vụng về hay là giải thích chúng. Chẳng hạn không thánh sử nào giấu giếm sự chậm hiểu của các thánh tông đồ, nhưng ở Marcô nhấn mạnh: "Ḷng họ ra như chai lại" ( Mc 6,51). Marcô cũng không che dấu tham vọng không thể tin nổi của họ (Mc 9,34). Chính Phêrô cũng rất thẳng thắn: "Ông không biết phải đáp ứng làm sao" (Mc 9,6). Có lẽ chứng cớ hùng hồn nhất nói lên sự lương thiện của Marcô là Ngài đă liều tỏ ra mâu thuẫn với chính ḿnh. Chẳng hạn đối với Ngài Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa với ư nghĩa đầy đủ nhất của từ ngữ "vượt các thiên thần" (3,32) "có quyền tha tội" (2,10). Nhưng rồi Ngài không ngần ngại viết rằng: "Ở Nazareth Người đă không làm được phép lạ nào" (6,5) Ngài cũng không dấu diếm sự kiện bà con Chúa Giêsu nghi ngờ Người thiếu khôn ngoan (3,21) hay sự kiện Chúa Giêsu thất vọng với cây vả không trái (11,13). Những chi tiết loại này khiến cho tựa đề của Marcô được nguyên vẹn (Phúc âm Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa) nhưng lại mang dáng vẻ khó hiểu v́ Ngài đă không thèm dấu giếm ǵ hết. Với một sử gia tài danh như vậy, chúng ta rất an tâm. Tại đền thờ thánh Marcô người ta nói có chôn dưới bàn thờ thánh nhân do các thương gia mang từ Alexandria về vào thế kỷ IX. Thánh sử được biểu trưng bằng h́nh con sư tử v́ Phúc âm của Ngài mở dầu bằng tiếng nói oai hùng của Gioan tẩy giả từ trong sa mạc. Đọc Phúc âm theo thánh Marcô, chúng ta như có thể nghe tiếng nói thô sơ của thánh sử "Đừng nh́n tôi, hăy nh́n Người". Thánh PHÊRÔ CHANEL Phêrô Chanel sinh ngày 12 tháng 7 năm 1803 tại Cuet. Hồi nhỏ, Phêrô chăn chiên quanh vùng Belley. Một linh mục chú ư tới Ngài, lo dạy dỗ và đưa Ngài vào chủng viện Brou. Ngày 15 tháng 7 năm 1827 Ngài được thụ phong linh mục. Trước hết Ngài được bổ nhiệm làm phó xứ Ambere, sau đó làm cha sở Crozet. Năm 1831, Ngài nhập Hội ḍng Maria và đi truyền giáo ở Ocenia. Thánh nhân tới đảo Futuna với cha Maria Niziep ở tại ḥn đảo hoang vẫn c̣n tập tục ăn thịt người này, Ngài đă dốc toàn lực mở mang nước Chúa. Một tu sĩ phụ tá luôn sát cánh với Nhà truyền giáo đă kể lại như sau: "Làm việc dưới sức nóng nung của trong ánh sáng mặt trời, Ngài trở về nhà ướt đẫm mồ hôi, đói khát, nhọc mệt, nhưng vẫn vui tươi nhanh nhẹn, tâm hồn sảng khoái như vừa trở về từ một nơi hạnh phúc. Đây không phải chỉ có một lần mà dường như ngày nào cũng vậy". "Người không từ chối người dân Futuna điều ǵ cả. Đối với những ai bắt bớ Ngài, Ngài luôn tha thứ và không khước từ họ, dù cho họ có dốt nát hủ lậu đi nữa. Ngài luôn hiền dịu đối với mọi người". Thật lạ lùng ǵ khi dân chúng gọi Ngài là "Người phúc hậu" chính Ngài đă thường nói với các bạn : - Trong cuộc truyền giáo khó khăn thế này chúng ta phải thánh thiện mới được. Rao giảng Chúa Kitô và Phúc âm, Ngài đă chỉ nhận được những kết quả nhỏ nhoi. Dầu vậy, Ngài cũng xác quyết rằng: việc truyền giáo là việc của loài người và đồng thời cũng là của Thiên Chúa nữa. Gương và lời Chúa đă nói: "Người lo gieo và người khác sẽ gặt". Nên thánh nhân luôn nỗ lực rao giảng giáo lư Kitô giáo và chống lại việc sùng bái của các thần dữ. Nhiệt t́nh của Ngài đă gây nên nhiều ghen ghét đe dọa tới chính mạng sống Ngài. Hôm trước ngày qua đời thánh nhân c̣n nói: - Kitô giáo được gieo trồng trên đảo sẽ không bị tiêu diệt với cái chết của tôi, v́ đây không phải là việc của loài người mà là của Thiên Chúa. Ngày 28 tháng 4 năm 1241 thánh Phêrô bị sát hại. Nhưng ít lâu sau toàn thể dân đảo Futuna đă trở lại đạo công giáo, đức tin từ Futuna lấn sang các đảo lân cận ở Oceania và thánh Phêrô được tôn kính như một vị tử đạo tiên khởi. Thánh CATARINA THÀNH SIENA Cartarina sinh 1347 tại Siêna, là con út của một gia đ́nh dông đảo, cha Ngài, ông Giacômô là một thợ nhuộm giàu có, Mẹ Ngài Mônna Lapa là một người quản trị có nhiều khả năng và giàu nghị lực của gia đ́nh sống động này. Cartarina đă trải qua tuổi nhỏ thơ ấu b́nh thường với tính vui đặc biệt khác hẳn với các anh chị. Nhưng với tuổi thanh xuân, Ngài đă say mê cầu nguyện trong cô tịch. Bà Lapa rất bực ḿnh và có thời bà coi Cartarina như một đứa con khó trị, v́ cô đă cưỡng lại sự hướng dẫn của mẹ trong những công việc như ăn mặc và giải trí, chống đối cả những đề nghị thành hôn và luôn cương quyết trong ư tưởng trở nên một nữ tu. Ngay hồi 7 tuổi, Cartarina đă khấn với Đức Trinh nữ rằng : Chúa Giêsu là vị hôn phu duy nhất của ḿnh. Lên 12 tuổi, cha mẹ muốn gả chồng cho Cartarina. Nhưng rồi cha mẹ Ngài đă hiểu rằng: không thể thay đổi ư định của Ngài được. Đàng khác, sau nhiều thử thách, cha mẹ Ngài phải cảm kích khi thấy Ngài vẫn dịu dàng tuân phục trong những việc nặng nề và từ đó họ không chống lại tiếng gọi thần linh nữa. Năm 16 tuổi, Cartarina được mặc áo ḍng ba Đaminh. Luật lệ ḍng cho phép Ngài mặc áo đen trắng của ḍng mà vẫn ở nhà với cha mẹ. Từ đó, trong 3 năm trời thánh nhân chỉ rời pḥng riêng khi đi lễ và xưng tội. Ngài chỉ nói chuyện với cha giải tội của Ngài thôi. Sau này vị linh mục tốt lành này thú nhận rằng ḿnh thường cảm thấy thiếu khả năng để hứơng dẫn Cartarina. Chúa trả lời : - Cha vẫn phải với con. - Sao, Chúa ở giữa những tư tưởng kinh tởm làm nhơ nhớp linh hồn con sao ? - Nhưng những thử thách ấy đâu có làm cho con phiền muộn quá mức ? - Ôi, con kinh sợ và đau buồn quá mức ? - Đó, các tư tưởng ấy đă không thể làm nhơ uế hồn con v́ con tởm gớm chúng. Chính cha ngự trong ḷng con và đă cho con ơn biết đau buồn v́ chúng. Chúa Giêsu đă thưởng công cho ḷng dũng cảm và trung tín của Cartarina bằng cuộc viếng thăm này. Thánh nhân xin cho được kết hợp mật thiết với Chúa hơn. Trong một thị kiến, Đức trinh Nữ đă cầm tay thánh nữ và Con Ngài đă xỏ vào tay thánh nữ một chiếc nhẫn vàng và chỉ một ḿnh thánh nữ trông thấy. Đây là Lễ Cưới nhiệm mầu. Sau biến cố đặc biệt này, thánh nữ bắt đầu chia sẻ mọi việc trong nhà, nuôi dưỡng bệnh nhân và giúp đỡ những người nghèo. Người ta c̣n nhắc đến việc Ngài săn sóc cho một người cùi và một người bị ung thư; để vượt qua sự ngại ngùng, Ngài dám hôn vết thương tanh hôi của họ. Anh hùng săn sóc cho thể xác, chắc chắn Ngài cũng nhiệt t́nh lo lắng cho linh hồn con người . Một phạm nhân cứng ḷng đă hối cải sau lời khuyên của thánh nữ, và lănh nhận cái chết đạo đức trong tay thánh nữ. Được ơn thấu suốt các tâm hồn, thánh nhân đă trở nên nơi tập họp của một lớp người đông đảo cầu thuộc đủ mọi thành phần. Họ bị lôi kéo bởi sự vui tươi lẫn đời sống khổ hạnh của Ngài, bởi tính khí b́nh dân lẫn sự hiểu biết sâu sắc về đường thiêng liêng, bởi nét đẹp b́nh dị của Ngài. Người ta gọi nhóm người qui tụ bên Ngài là "Trường phái thần bí". Với ảnh hưởng lớn lao ấy, thánh Cartarina được mệnh danh là "Thiên thần ḥa giải" bởi những mối thù hận giữa gia đ́nh không thể chống lại được ảnh hưởng của Ngài. Ngài nói : - Ghen ghét người lân cận là chống đối lại Thiên Chúa, là hủy diệt đối với người nuôi dưỡng nó, bởi v́ ai sống trong ghen ghét, họ tự ghét bỏ ḿnh c̣n hơn là ghét bỏ thù nghịch nữa. Trước uy tín dặc biệt này của thánh nhân Bề trên đă đặt Ngài mang lời Chúa đến cho dân chúng. Ngài dạy ở Siêng Pisa, Rôma. Mọi người đều ngạc nhiên khi thấy một người con gái b́nh thường lại có thể diễn đạt tư tưởng như một nhà thần học và một nhà triết học. Trở về pḥng riêng, thánh nữ tiếp tục cuộc rao giảng Tin Mừng, khích lệ và nâng đỡ các tâm hồn. Ngài viết thư cho các vua chúa và cho cả Đức giáo hoàng, các tu sĩ vâng phục Ngài, các hiệp sĩ bày tỏ nỗi ḷng với Ngài. Những việc hệ trọng nhất được giao phó cho Ngài, một trật Ngài có thể đọc cho hai hay ba thơ kư viết về những đề tài khác nhau. Bởi đó, Ngài đă giữ một vai tṛ lớn lao trong lịch sử, mang lại an b́nh cho Giáo hội, ngăn chận cuộc nổi loạn ở Pisa và Tôscane. Ngài là Thiên thần của Siêna trong cuộc nội chiến và dịch hạch. Nhiều thành phố nổi dậy chống lại Đức giáo hoàng Gregoriô XI là Đấng rời ṭa sang Pháp. Tháng 5 năm 1376, Ngài sang Avignon nài nỉ Đức giáo hoàng trở về Rôma. Các thư từ của Ngài thổi vào sự can đảm cần thiết cho cuộc trở về này. Khi cuộc nổi loạn ở Florence bùng nổ, người ta bỗng thấy thánh Cartarina xuất hiện, quỳ dưới chân thủ lănh những người nổi loạn và nói: - Ông muốn t́m Cartarina phải không ? Nó đây, nhưng xin đừng hại những người này. Cảm kích v́ ḷng gan dạ của thiếu nữ, người đứng đầu chấm dứt âm mưu nổi dậy. Đức giáo hoàng Grêgoriô XI bỏ Avignon ngày 13 tháng 9 năm 1376. Khi đức giáo hoàng Gregoriô qua đời, Cartarina trở về Siena và đọc cho thơ kư viết cuốn: "Đối thoại về Chúa quan pḥng". Nhưng có sự chia rẽ, Ngài đứng về phía Urbanô VI. Trong những bức thư đầy sinh lực, Ngài kêu gọi các vua Au châu vâng phục Đức giáo ḥang. Bốn trăm bức thư và cuốn sách thánh nhân để lại là một kho tàng lớn lao trong các tác phẩm thiêng liêng. Giữa các hoạt động rực rỡ trên, thánh Cartarina đă phải chịu những đau đớn vô danh. Chúng ta biết rằng: từ Chúa nhật thứ IV mùa chay năm 1375, Ngài đă được in năm dấu thánh. Dấu chỉ lộ rơ sau khi Ngài qua đời. Một chiều tháng giêng năm1380, thánh nhân đă ngă bệnh trong khi đọc một lá thơ viết cho đức giáo hoàng Urbanô. Phục hồi một phần, nhưng Ngài vẫn sống trong một cơn hấp hối nhiệm màu, một chuộc chiến đấu với ma quỉ. Và Ngài ngă bệnh hôn mê lần thứ hai khi đang cầu nguyện tại đền thờ thánh Phêrô và qua đời ba tuần sau vào ngày 29 tháng 4 năm 1380. Ngài được mai táng dưới chân bàn thờ ḍng Đaminh Santa Maria Sopra Minerva, nhưng đầu Ngài sau này được dời về Siena. Tám mươi mốt năm sau Ngài được phong thánh. Ngày 04 tháng 10 năm 1970, đức Phaolô VI đă tôn phong Ngài vào hàng tiến sĩ Hội Thánh. Thánh PIÔ V Thánh Piô V chào đời vào ngày lễ thánh Antôn năm 1504 tại Boscô, là con của ông Paolô và bà Đômen icaghisieri. Gia đ́nh nghèo túng, Ngài phải đi chăn chiên. Khi một người láng giềng giàu có muốn trả giúp lệ phí học hành th́ Ngài được gởi tới trường Đaminh ở Bôscô. Mười bốn tuổi Ngài nhập ḍng và được mang tên là Micae. Năm 1528, thụ phong linh mục ở Ghenoa. Ngài đă dạy triết học và thần học một ít năm trong nhà ḍng ở Pavia. Năm 1543, khi ở nhà mẹ ḍng Đaminh Ngài đă nỗ lực trong việc bảo vệ uy quyền của ṭa thánh. Ngài được đặt làm ủy viên ṭa án tôn giáo ở địa phận Pavia, rồi ở Bergamô và Cômô. Các hoạt động của Ngài ít được biết đến và bị chỉ trích nhiều. Một số lớn sách ủng hộ lạc giáo bị tịch thu để ở tại Milan và đưa về Rôma là nơi thánh nhân đă thắng cuộc và được Đức Hồng y Caraffa quí mến. Năm 1551, theo sự yêu cầu của Đức Hồng y, Ngài được Đức Giáo hoàng Giuliô III triệu về Rôma để làm Tổng Uy viên ṭa án tôn giáo. Cùng năm này, Đức Hồng y Caraffa được bầu làm giáo hoàng. Năm sau Đức tân giáo hoàng Phaolô IV đặt cha Micae Ghisleri làm giám mục Sutri và Nêpi. Ngài miễn cưỡng lănh nhận trách nhiệm giám mục, chức vụ mà Đức Giáo hoàng nói là để "cột chân Ngài lại để Ngài khỏi trở lại tu viện". Năm sau Ngài lại được cất nhắc lên làm Hồng y rồi làm đại Phán Quán. Bấy giờ Đức Giáo Hoàng trở nên gắt gỏng và v́ Đai Phán Quan đôi khi bắt buộc phải chước giảm những chỉ thị quá khích của Ngài. Trái lại Đức Giáo Hoàng kế tiếp là Piô IV lại thiên về thế tục đến nỗi thánh nhân phải lui về địa phận thứ hai của Ngài là Mondovi ở Lombardi. Nhưng năm 1565 Đức Giáo Hoàng qua đời dưới ảnh hưởng của thánh Carôlô Bôrrômeô, Đức Hồng y Ghisleri được chọn làm Đức Giáo Hoàng trong một cuộc họp không bị những can thiệp từ bên ngoài, Ngài chọn danh hiệu là Piô V. Việc tuyển chọn Đức Piô V ít được mong đọi và không được vua chúa Tây Ban Nha đồng ư và đă là một thắng lợi quyết liệt cho nhóm canh tân. Dầu mang tước vị nào đi nữa, Đức Piô V luôn sống như một người ăn xin trong mức độ có thể được. Chẳng hạn, Ngài chỉ giữ một số nhỏ người giúp việc, thích đi bộ hơn là đi ngựa, luôn nhận biết nguồn gốc khiêm tốn của ḿnh. Lúc đầu, Ngài ít được dân Rôma biết đến nhưng rồi sự chuyên chăm tham dự phụng vụ, sự thánh thiện cá nhân, thói quen đi bộ để viếng 7 thánh đường ở Rôma, nhóm người tùy tùng ít ỏi, sự từ chối không đề bạt những người trong gia đ́nh, giải pháp phần lớn đoàn quân của giáo hoàng, việc bố thí rộng răi. Tất cả đă góp phần tô điểm cho Ngài một khuôn mặt Đức Giáo Hoàng vừa b́nh dân vừa thân thịên. Nhưng cuộc canh tân công đồng Tridentinô đ̣i hỏi đă được Đức Giáo Hoàng Piô V thực hiện ngay sau khi được tuyển chọn. Sách nguyện và sách lễ được duyệt xét lại đồng thời bản kinh thánh Phổ Thông và Tân ước tiếng Hy Lạp cũng đă được sửa lại, một ấn bản mới về các tác phẩm của thánh Tôma đă được chuẩn bị và cuốn giáo lư công đồng Tridentinô được phiên dịch sang nhiều thứ tiếng. Thánh nhân đă quan tâm nhiều đến việc thánh hóa hàng Giáo sĩ, khích lệ họ. Ngài diệt trừ thói buôn thần bán thánh và nghiêm khắc với những lạm dụng về luân lư. Ngoài ra Ngài cũng nhạy cảm với nghệ thuật. Chính Ngài bảo trợ việc soát lại Thánh nhạc. Dầu không thông thạo việc trần thế, thánh nhân cũng đă gặt hái được nhiều thành quả trong lănh vực chính trị. Trước sức tấn công ngày càng lớn mạnh của quân Thổ, Ngài được thành lập một liên minh với vua Tây Ban Nha, cộng ḥa Vênêtia. Các Kitô hữu xuất trận dưới quyền chỉ huy của Don Giuan d'Autriche. Cuộc chiến diễn ra ở vịnh Lêpantê. Chính Đức Giáo Hoàng chạy đến phương thế thiêng liêng. Ngài kêu gọi các tín hữu gia tăng cầu nguyện. Quận công Soliman nói: - Tôi sợ những lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng hơn là những đoàn quân hùng hậu của các hoàng đế. Cuộc chiến đă đưa tới thành công như một phép lạ. Quân Hồi đă bị đánh bại và không c̣n ngóc lên nổi nữa. Hôm ấy là ngày 07 tháng 10 năm 1571. Đang hội họp với các hồng y Đức Giáo Hoàng đă ra cửa sổ nh́n về phía Lêpantê rồi quay lại loan báo tin vui chiến thắng, cùng với lời kêu gọi tạ ơn Chúa và Đức Mẹ. Để kỷ niệm biến cố này, Ngài đă thêm lời cầu: "Đức Bà Phù hộ các giáo hữu, cầu cho chúng con" vào Kinh Cầu Đức Mẹ. Ngài cũng lập một lễ kính mẹ vào ngày 07 tháng 10, sau đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi. Cuộc chiến tại Lêpantê chấm dứt, Đức Giáo Hoàng Piô V cũng linh cảm thấy đời ḿnh sắp chấm dứt. Thật vậy, Ngài đă ngă bệnh nặng, trong cơn đau đớn, Ngài đă cầu nguyện: - Lạy Chúa, xin cho con được chịu đau khổ nhiều hơn nhưng xin cũng thêm sức chịu đựng cho con. Ngày 01 tháng 5 năm 1572, Đức Giáo Hoàng Piô V từ trần. |