Mật nghị Hồng y bầu chọn Giáo hoàng

Trong 12 năm triều đại của mình, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã định hình lại Hồng y đoàn một cách đáng kể, biến cơ cấu này trở nên ít mang tính Châu Âu hơn và mang tính quốc tế nhiều hơn. Điều này phản ánh cả khuynh hướng cá nhân của Đức cố Giáo hoàng trong việc chuyển dịch trọng tâm của Công giáo về phía Nam Bán cầu, tập trung vào các “vùng ngoại vi”, cũng như xu hướng rộng hơn rằng Giáo hội trong tương lai có lẽ sẽ ngày càng mang một diện mạo phi Châu Âu.

Khoảng 40 người di dân, người nghèo, tù nhân sẽ từ biệt Đức Thánh Cha lần cuối tại Đền thờ Đức Bà Cả

Thông cáo của Tòa Thánh vào ngày 24/4/2025 cho biết một nhóm người nghèo và những người khốn khó sẽ hiện diện tại thềm Đền thờ Đức Bà Cả vào thứ Bảy ngày 26/4 để chào từ biệt Đức Thánh Cha Phanxicô lần cuối trước khi linh cữu của ngài được chôn cất trong Đền thờ.

Những gì diễn ra tại Vatican trong các ngày để tang Đức Giáo Hoàng

Theo luật Giáo hội, thời kỳ quốc tang bắt đầu ngay sau khi Đức Giáo Hoàng qua đời, đánh dấu thời điểm chính thức mở ra thời kỳ sede vacante – tức thời gian ngôi Tông Tòa trống. Novendiales sẽ bắt đầu vào ngày cử hành lễ tang Đức Giáo Hoàng, dự kiến diễn ra vào ngày 26 tháng 4, và tiếp tục với các Thánh lễ liên tiếp cho đến ngày 4 tháng 5.

Đức Thánh Cha Phanxicô hết lòng cho hòa bình thế giới

Sự gần gũi của Đức Thánh Cha với người đau khổ và nỗ lực không ngừng để chấm dứt bạo lực là trung tâm trong sứ vụ của ngài. Dù đang điều trị viêm phổi trong những tuần cuối đời, ngài vẫn dành thời gian trò chuyện qua video với giáo xứ Thánh Gia ở Gaza – một cộng đoàn mà ngài luôn giữ liên lạc suốt thời gian xung đột.

Sứ điệp Phục Sinh và phép lành Urbi et Orbi

Sau Thánh Lễ, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha xuất hiện trên ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô để ban Phép Lành Toàn Xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới, dù sức khoẻ vẫn còn yếu. Đức Thánh Cha đã chào với lời chúc Phục Sinh: Anh chị em thân mến, Chúc mừng Phục Sinh! Sau đó, Đức Thánh Cha nhờ Đức ông Ravelli đọc sứ điệp Phục Sinh.