“Trong việc xây dựng nền văn hóa sự sống, gia đình đóng vai trò quyết định và không thể thay thế” (Evangelium vitae, 92). Bằng hai tính từ “quyết định” và “không thể thay thế”, thánh Gioan Phaolô II làm nổi bật tầm quan trọng của gia đình đối với văn hóa sự sống. Không thể nói đến văn hóa sự sống mà lại không nói đến gia đình, vì gia đình chính là nơi đón nhận, vun trồng và loan truyền văn hóa sự sống.
Trong kinh chiều lễ các thánh Anh Hài, Giáo Hội hân hoan ca mừng các thánh trẻ như sau: “Hân hoan chúc mừng những ngành hoa tử đạo, như những bông hồng vừa nở đã bị phong ba vùi dập, các ngài đã bị kẻ thù Chúa Ki-tô triệt hạ ngay khi chập chững trước ngưỡng cửa cuộc đời. Ôi vinh dự thay các ngài là lễ vật đầu mùa của Chúa Ki-tô, là đoàn chiên non hiến tế. Trước bàn thờ Chúa, các ngài vui chơi thích thú với ngành lá chiến thắng và vòng hoa vinh quang”.
Theo các sách Tin Mừng, Gioan (tiếng Hi Lạp: ioannès, bởi tiếng Do Thái yohanân = Thiên Chúa ban ơn) là con ông Giêbêđê, làm ngư phủ ở Bếtsaiđa (Mc 1, 20), và bà Salômê, một trong những phụ nữ đã đi theo Chúa Giêsu (Mc 15, 40 và Mt 27, 56). Có lẽ ngài từng thuộc phái Quá Khích. Sau khi làm môn đệ của Gioan Tẩy Giả (Ga 1, 39), người giới thiệu Đức Giêsu như là Chiên Thiên Chúa, ngài đi theo Chúa Giêsu cùng với Anrê, anh của Phêrô, và còn trở thành một môn đệ được Chúa Giêsu yêu cách đặc biệt. Hơn nữa, ngài được chia sẻ những bí ẩn thâm sâu nhất của Chúa Giêsu; chúng ta biết điều này khi ngài tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu, bởi đó ngài có biệt danh là Epistethios, người được Chúa thương mến (xem Ga 13, 23). Ngài có mặt vào những giờ phút quan trọng nhất của cuộc đời Thầy mình: khi Chúa Giêsu cho con gái ông Giairô sống lại, lúc Chúa Biến hình, trong giờ Chúa hấp hối ở Giếtsêmani, và lúc Chúa chịu đóng đinh thập giá. Sau đó ngài tham dự Công đồng Giêrusalem, và trong danh sách các tông đồ (Cv 1, 13), ngài đứng ngay sau thánh Phêrô.
Đến hang đá ven sườn núi, họ thấy mọi sự đã chuẩn bị sẵn: một con lừa ve vẩy đôi tai, một chị bò cái nằm nhai trệu trạo bên cái máng đầy rơm mới. Thầy Phan-xi-cô tiếp đón dân chúng cách chân tình, đơn sơ. Thầy muốn làm sống lại sự kiện xưa kia đã xảy ra ở Bê-lem. Thầy đã muốn có sự hiện diện của các con vật này, không phải chỉ để gợi nhớ lại con lừa chở Đức Trinh nữ và đã thở ấm Hài nhi, nhưng bởi vì thầy nghĩ rằng biến cố Đấng Cứu thế Giáng Sinh liên hệ đến toàn thể tạo thành. Trong đêm thánh này, thế giới đón nhận Đức Chúa của mình và nó được hiến thánh. Phải cho toàn thể mọi vật cảm thấy mình được đùm bọc trong tình yêu cao cả của Ngôi Lời Nhập Thể
Thánh Stêphanô chịu tử đạo tại Giêrusalem vào năm 35. Ngài được coi là vị tử đạo tiên khởi và vị phó tế tiên khởi của Hội Thánh Công giáo.
Khi Thiên Chúa làm người, mang lấy thân xác con người như chúng ta, điều đó có nghĩa là sự sống con người – dù được sinh ra trong cảnh giàu sang hay nghèo hèn, lớn lên trong nhung lụa hay gian khó – sự sống ấy vẫn mang chiều kích thần linh, vì thế phải hết sức trân trọng.
Chúa Nhật hôm nay, qua phần Phụng Vụ Lời Chúa, chúng ta được gặp một nhân vật rất quen thuộc, đó là Đức Maria – người Mẹ đáng kính của chúng ta.
Mùa Vọng là thời gian chờ đợi và chuẩn bị đón Chúa đến. Thánh Têrêsa đã sống Mùa Vọng với niềm hy vọng và tín thác, biết rằng Thiên Chúa yêu thương ngài và chờ đợi ngài với vòng tay rộng mở. Ngài biết rằng Thiên Chúa yêu thương mọi người, và Người không đến để kết án nhưng để tha thứ: Thiên Chúa không đến để trừng phạt, nhưng để ôm mỗi người trong vòng tay, Người không đến để thống trị, nhưng để phục vụ, Người không đến để làm nô lệ mà để giải phóng, Người không đến để hạ nhục mà để tôn vinh, Người không đến để đẩy ra mà để đến gần, không đến để gạt bỏ mà để thu hút. Mùa Vọng này, theo gương thánh Têrêsa, chúng ta hãy đặc biệt ý thức về Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành một hài nhi trong máng cỏ để cứu rỗi mọi người.