Tình yêu của Thiên Chúa

Chúa Giê-su chính là khuôn mẫu của tình yêu chân thật, hoàn hảo và tuyệt đối. Chính sự hoàn hảo của Ngài đã được mang ra phục vụ cho con người. Hy sinh của Ngài là bằng chứng tình yêu thật. Ngài không tìm kiếm vinh quang lợi lộc cho mình, mà tất cả chỉ để dành cho việc sinh ích lợi và cứu vớt con người. Cái chết của Ngài vì nhân loại là điều không thể phủ nhận về một tình yêu tròn đầy. Ngài đã hiến trọn thân xác, trái tim, sự sống để cứu chuộc nhân loại.

Những anh hùng Công giáo bị lãng quên, những vị tử đạo vì không khuất phục Hitler

Ngày 27/1 hàng năm được Liên Hiệp quốc chọn là Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của nạn diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến thứ Hai, bởi vì vào ngày 27/1/1945, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng các trại tập trung của Đức quốc xã và kết thúc cuộc Diệt chủng. Trong cuộc Diệt chủng này, 6 triệu người Do Thái ở Châu Âu, gồm 3 triệu đàn ông, 2 triệu phụ nữ và 1 triệu trẻ em đã bị Phát xít Đức và các nước cùng phe sát hại. Trong cuộc thảm sát này, cũng có khoảng 5 triệu người không phải là người Do Thái cũng bị sát hại kinh hoàng.

Năm lời khuyên để đạt được và duy trì sự bình an trong tâm hồn

Chúng ta hãy phó thác những lo lắng của mình cho Chúa và để Ngài giúp chúng ta khắc phục những nỗi sợ hãi bằng cách thực hiện những bước nhỏ hàng ngày. Một số trải nghiệm của chúng ta có thể rất đau đớn và chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn để có được bình an. Nhưng đó sẽ là sự bình an trưởng thành hơn sau khi đã chiến thắng những khó khăn của cuộc sống.

Kỹ thuật và đạo đức

Thế kỷ XXI chứng kiến những tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bực mang lại hạnh phúc và sự sống cho con người, chẳng hạn những tiến bộ y học và việc chữa lành bệnh tật, những tiến bộ về truyền thông kỹ thuật số và những thay đổi trong mọi lãnh vực đời sống con người. Đồng thời chính những tiến bộ ấy cũng đang làm cho đời sống căng thẳng hơn và đặt ra cho thế giới nhiều vấn nạn hơn.

ngày 25/01, Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại

“Tôi biết tôi tin vào ai và xác tín rằng: Ðức Kitô là Vị Thẩm Phán chí công có đủ quyền năng bảo toàn Giáo lý đã được giao phó cho tôi. Mãi cho tới ngày Người ngự đến”( 2Tm 1.12; 4, 8 ). Thánh Phaolô đã có một cảm nghiệm sâu xa về Chúa Kitô khi Ngài bị đánh ngã ngựa trên đường đi Ðamas.

Những ước nguyện: Cầu cho các Kitô hiệp nhất

Hội Thánh là duy nhất, nhưng rất đa dạng, bởi vì, có rất nhiều ân huệ khác nhau xuất phát từ Thiên Chúa: những đa dạng của các dân tộc và của các nền văn hóa được quy tụ lại: thành sự duy nhất của Dân Thiên Chúa. Những phong phú lớn lao của sự đa dạng này, không nghịch lại tính duy nhất của Hội Thánh. Tuy nhiên, tội lỗi và những hậu quả nặng nề của nó không ngừng đe dọa sự duy nhất này. Ước gì chúng ta luôn nhớ lời thánh Phaolô khuyên dạy: Hãy duy trì sự hợp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau (x. Ep 4,3).

Con quyết luôn theo Ngài.

Sau ba mươi năm sống ẩn dật tại Na-da-rét, Đức Giê-su bắt đầu ra đi loan báo Tin Mừng. Theo thánh sử Mác-cô ghi lại, thì: “Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (x.Mc 1, 14-15)