Con quyết luôn theo Ngài.

Sau ba mươi năm sống ẩn dật tại Na-da-rét, Đức Giê-su bắt đầu ra đi loan báo Tin Mừng. Theo thánh sử Mác-cô ghi lại, thì: “Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (x.Mc 1, 14-15)

Liều!!!

Đừng sợ, có Ta ở với ngươi”! Làm sao tôi không sợ được? Khi chỗ này còn đó những người nghiện, chỗ kia còn những người HIV vất vưởng chưa ra khỏi cơn say thuốc…  Và gay cấn nhất là chuyện tôi phải lẩn trốn “những mắt xanh” … bởi vì còn là “độc thân vui tính”! Đúng là “có Chúa ở cùng tôi, tôi chẳng sợ gì, hỏi người đời làm chi tôi được”?…

Hãy đến thôi!

Sau khi “được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan”, Đức Giê-su bắt đầu ra đi “rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa”. Và, để cho sứ mạng rao giảng được loan báo “khắp tứ phương thiên hạ”, Ngài đã tuyển chọn một số người làm môn đệ, để sau này tiếp nối sứ mạng của mình.

Niềm vui có Chúa

Sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo, cũng như bao cô gái khác không đi học đại học, chị lấy chồng khá sớm. Chị sinh được bốn người con. Gia đình cũng ở mức đủ sống. Nhưng chị đã phải trải qua nhiều thử thách. Nhiều lần bị lên bờ xuống ruộng, nhưng chị vẫn một lòng tín thác vào Chúa. Chị không oán hận chồng mà trái lại chị vẫn xin tôi cầu nguyện cho chồng được ơn hoán cải. Nếu như chị sốt sáng tham dự Thánh lễ bao nhiêu thì chồng chị lại chẳng bao giờ tới nhà thờ. Có lần, chị tâm sự với tôi: “Con chỉ ước chồng con đến với Chúa để cảm nghiệm được tình yêu của Chúa. Nếu chồng con mà trở về với Chúa thì con vui sướng vô cùng”. Nhìn gương mặt và lắng nghe tâm sự của chị, tôi hiểu nỗi băn khoăn trăn trở của người vợ dành cho người chồng. Nỗi băn khoăn trăn trở của chị hẳn cũng là nỗi niềm của nhiều chị em phụ nữ có chồng khô khan nguội lạnh. Những người phụ nữ một mực yêu chồng thương con. Họ không màng chi tới bản thân mà chỉ một lòng một dạ lo cho phần rỗi linh hồn của chồng. Tôi hiểu nỗi niềm của họ. Vợ chồng tay gối má kề, nếu một mai chỉ có một nửa được cứu độ, còn nửa kia không được thì hẳn niềm vui cũng không tròn đầy.

Ai đã thắp lên những ngọn đèn

Thiên Chúa vẫn luôn ẩn mình và thắp lên những ngọn đèn như vậy; để ánh sáng của hy vọng, của tình yêu thương luôn soi dẫn và chăm sóc em. Ngọn đèn lớn nhất chính là Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa làm người: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9).

Tìm Chúa – Chúa sẽ cho gặp…

Kinh Thánh Tân Ước thường dùng hai chữ hiển linh để nói tới việc Thiên Chúa bày tỏ ra cho nhân loại qua Đức Giê-su. Cử hành lễ Hiển Linh, Giáo Hội muốn nói đến việc Thiên Chúa đã tỏ mình ra, qua Hài Nhi Giê-su, cho dân ngoại. Và, đại diện cho dân ngoại là các nhà chiêm tinh, mà chúng ta quen gọi là “Ba Vua”. Câu chuyện nói về các nhà chiêm tinh đã được ghi lại trong Tin Mừng thánh Mát-thêu với tiêu đề : “Các nhà chiêm tinh đến bái lạy Đức Giê-su Hài Nhi”  (Mt 2, 1-12)

Ngày 2/1: Thánh Basilio Cả và Thánh Grêgôriô Nadien, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh

Người đương thời gọi thánh Basilio là “vĩ đại”. Xuất thân từ một gia đình công giáo vị vọng, học rất nhiều trường nổi tiếng. Khi lớn lên ngài mới nhận Bí tích Thánh Tẩy, và như ngài nói: “như là tỉnh sau một giấc ngủ dài, bừng mắt dậy để chiêm ngắm ánh sáng kỳ diệu của chân lý Phúc Âm”

Ngày 01.01 Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa

“Khi canh tân mùa Giáng Sinh, mọi người phải chú ý đến việc tái lập lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa vào ngày 1-1, đúng phụng vụ Rôma từ xưa, nhằm tôn kính việc Đức Maria góp phần vào mầu nhiệm cứu rỗi và tôn vinh địa vị đặc biệt cho “Mẹ rất thánh, Đấng tiếp nhận Nguồn sống cho chúng tôi”. Lễ này cũng là dịp rất tốt để chúng ta tôn thờ Vua Hòa Bình mới sinh, và nghe lại lời chúc hoà bình của các thiên sứ (Lc 2,14), để cầu Chúa, nhờ sự can thiệp của Nữ Vương Hòa Bình, ban cho ta ơn cao cả nhất là Hòa bình. Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 1 tháng giêng với ngày thứ tám giáp Lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày thế giới hòa bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hòa bình đã phát sinh trong lòng nhiều Người” (ĐGH Phaolô VI. Marialis Cultus, số 5b)