“Tinh thần nghèo khó” không phải là một trạng thái thiếu thốn vật chất. Nghèo khó vật chất là một tình trạng kinh tế, chứ không phải là một nhân đức. Nếu “nghèo”, tự nó là tốt, thì tại sao chúng ta lại giúp cho những người nghèo thoát cảnh bần cùng. Đáng lẽ, chúng ta cần phải phổ biến tình trạng nghèo đói rộng rãi hơn chứ. Chúa dạy chúng ta hãy yêu thương nhau, chứ không dạy chúng ta hãy làm nghèo lẫn nhau. Vì thế, trong Mùa Chay Thánh này, chúng ta hãy làm theo lời Chúa dạy: thực thi bác ái với tất cả mọi người, quan tâm giúp đỡ mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bé mọn nhất.
Việc chay tịnh lương thực tự nhiên đòi phải gia tăng lương thực siêu nhiên. Và cơn đói mà chúng ta cảm thấy trong cơ thể mình sẽ làm tăng thêm cơn đói của chúng ta đối với Lời Chúa, với Thánh Thể, và với sự hiện diện của Chúa Thánh Thần.
“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Hôm nay, mùa chay năm nay, chúng ta đừng thờ ơ, phớt lờ lời mời gọi này. Hôm nay, chúng ta hãy “xé lòng” mình ra và hãy “nhét” lời mời này vào tâm lòng chúng ta. Bởi vì, Chúa Giê-su… Chúa Giê-su ưa thích điều này.
Những hoa trái và lợi ích của việc ăn chay có thể dễ dàng được chứng minh. Đầu tiên, chay tịnh hữu ích nhất trong việc chuẩn bị tâm hồn để cầu nguyện và chiêm ngắm những điều thiêng liêng, như thiên thần Raphael đã nói: “Cầu nguyện kèm với cả chay tịnh và làm phúc cùng với đức nghĩa thì quí hơn là giàu có mà ở bất công” (Tôbia 12; 8). Vì vậy, trong bốn mươi ngày, Môsê đã chuẩn bị tâm hồn mình bằng cách ăn chay trước khi ông định nói chuyện với Thiên Chúa.
Mùa Chay là dịp để chúng ta hồi tâm, xét mình xưng tội, chuẩn bị tâm hồn mừng Lễ Phục Sinh. Có những buổi tĩnh tâm đầy ắp tiếng cười. Có những buổi tĩnh tâm đong đầy nước mắt như các “khóa tu mùa hè” dành cho các bạn trẻ. Đâu là điểm đến của những “tiếng cười”, và những “giọt nước mắt”? Đằng sau những buổi tĩnh tâm, những lớp học: chuyển hóa nội tâm, chữa lành tâm thức, phát triển bản thân… chúng ta sẽ còn lại những gì? Đâu là động lực và điểm đến mà chúng ta nhắm đến khi đi tham dự các khóa tĩnh tâm?
Cơ hội được ăn những bữa ăn ngon bên những người thân là một trong những niềm vui chính đáng cần được trân trọng. Do đó, khái niệm ăn chay không có nghĩa là chúng ta không thưởng thức những món ăn nhưng có nghĩa là chúng ta không coi đó là điều đương nhiên, để biết thưởng thức với lòng biết ơn. Hơn thế, việc ăn chay còn giúp chúng ta không xem nhẹ đời sống tinh thần và tâm linh, mà biết nhận ra thức ăn là phương tiện nuôi sống chúng ta về mặt thể lý, để chúng ta lớn lên trong đời sống thiêng liêng: yêu mến phụng thờ Thiên Chúa, thánh hoá bản thân, và sống tình liên đới với người khác.
“Mọi người nam, người nữ, mọi tín hữu: tất cả chúng ta là hồng ân quý giá của Chúa. Mỗi người chúng ta là một món quà cho tất cả mọi người và toàn thể Giáo hội, làm người trong một bối cảnh, một thời điểm, một nơi xác định. Chúng ta là những món quà cụ thể, cho những con người cụ thể và bằng cách này chúng ta cũng là một món quà cho tất cả mọi người trong sự đơn giản của cuộc sống chúng ta đang sống”.
“Con hủi” hay “đồ hủi”… Đó là những từ ngữ người ta thường dùng để miệt thị đối với những ai bị bệnh phong hủi. Bệnh phong hủi, như chúng ta được biết, thuộc loại “tứ chứng nan y… thầy thuốc bỏ đi, trống kèn kéo tới”.