Sống tâm tình mùa Chay (và hơn thế nữa) là mong mỏi Chúa thực hiện một điều kỳ diệu. Cuộc sống nhân loại đặc trưng bởi tính cần thiết của sự cứu rỗi. Không ai có thể ngăn được hoa nở vào mùa xuân, hay trấn tĩnh giông tố. Hãy tự hỏi rằng: Thất bại của tôi là gì? Vì chúng ta là hạt giống tốt sẽ trổ sinh sự sống mới nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Ẩn đằng sau sự sa ngã của con người là bàn tay nắm lấy của Chúa Giêsu. Ngài đã tự hạ mình xuống để trong chính sự sa ngã đã xảy ra ấy, Ngài cứu lấy chúng ta, ngay trước ngưỡng cửa của sự chết đời đời.
Những đôi bạn đã ngang qua túp lều “hôn nhân” và thường xuyên đi nhà thờ cùng nhau đều đặc biệt hạnh phúc. Đó là điều mà nhà xã hội học người Mỹ Brad Wilcox, giáo sư tại Đại học Virginia và là tác giả cuốn sách “Hãy kết hôn”, đã nói vào đầu tháng Hai.
Như chúng ta được biết, tông đồ Gio-an có lời dạy rằng: “Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.” (1Ga 4, 9-10)
Sứ điệp của Đức Thánh Cha lại nhìn Mùa Chay bằng tầm nhìn tích cực như là hành trình tự do: “Khi Thiên Chúa chúng ta mặc khải chính mình Ngài, sứ điệp của Ngài luôn là sứ điệp về tự do: Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Đấng đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, ra khỏi nhà nô lệ (Xh 20,2)… Mùa Chay là mùa hoán cải, mùa tự do”.
Mùa Chay năm nay đến sớm hơn mọi năm. Mới mồng 5 Tết, giữa khung cảnh cả nước còn đang trong những ngày nghỉ đón xuân, thì người Công giáo Việt nam đã được mời gọi bước vào mùa Chay thánh. Tất cả các cuộc hẹn như ngưng lại. Những bữa tiệc liên hoan đốt tết được nhường lại cho những buổi cử hành lễ Tro đầu mùa Chay. Nhà thờ nào cũng đông kín người tới tham dự Thánh lễ và nhận một chút tro trên đầu để nhắc nhớ thân phận mình là bụi tro, một mai sẽ trở về tro bụi.
Là bậc cha mẹ và người chăm sóc, việc bồi dưỡng kỹ năng lắng nghe tích cực ở trẻ em là điều cần thiết cho sự phát triển về mặt xã hội, cảm xúc, và học tập của trẻ. Lắng nghe tích cực không chỉ giúp trẻ giao tiếp hiệu quả mà còn xây dựng sự đồng cảm và thấu hiểu khi tương tác với người khác.
Lời cầu nguyện đầu tiên của con người luôn là lời kinh. Môi luôn chuyển động trước. Mặc dù tất cả chúng ta đều biết rằng cầu nguyện không có nghĩa là lặp đi lặp lại nhiều lời, nhưng cầu nguyện bằng lời nói vẫn là điều chắc chắn nhất và luôn có thể thực hành được. Mặt khác, những cảm xúc dù cao quý đến mấy cũng luôn không chắc chắn: chúng đến rồi đi, chúng rời bỏ chúng ta rồi quay trở lại.
Khi chúng ta có được kinh nghiệm qua những khó khăn trong cuộc sống, cuộc đối thoại có thể trở nên tiêu cực hơn. Chúng ta nói với bản thân những điều như thất bại, tự ti hay nản lòng. Hoặc tất cả những cái trên. Chúng ta đánh mất cốt truyện mà ở đó chúng ta là anh hùng; thay vào đó, chúng ta thức dậy cho một ngày khác của sự cam chịu và phó mặc cho số phận. Hay tệ hơn, chúng ta viết cho chính mình vai nạn nhân hay thuyết phục bản thân rằng mình chỉ có thế thôi. Chúng ta luôn là kẻ thua cuộc, luôn cảm thấy đau đớn vì thất bại. Thói quen nói về điều này đã ăn sâu vào não bộ đến nỗi chúng ta không nhận ra mình là tác giả, là người cầm bút.