Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người. Còn chúng ta thì sao? Có ai trong chúng ta chưa từng thiếu kiên nhẫn, dù là với Thiên Chúa, với chính mình, và với người khác? Có ai trong chúng ta chưa từng cảm thấy hối hận vì mình mất kiên nhẫn ngay cả khi có lý do chính đáng? Và có ai trong chúng ta chưa từng trải nghiệm rằng, kiên nhẫn thực sự là một thách đố, và nhiều khi, không phải cứ theo sức mình, mà chúng ta có thể giữ được sự kiên nhẫn trong mọi cảnh huống cuộc sống?

Vài nét về Chúa Giêsu

Chúng ta biết Đức Giêsu là người thật việc thật, một nhân vật lịch sử chứ không phải là một nhân vật hư cấu. Tuy nhiên, Người không phải chỉ là một người bình thường, cũng không phải chỉ là một vĩ nhân, mà còn vượt trên tự nhiên, vượt trên lịch sử.

Sống mầu nhiệm Phục sinh

Tin Mừng mùa Phục sinh cho ta biết những cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su Phục sinh đã làm cho nhiều nhân vật được biến đổi cuộc đời. Từ một Phê-rô hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa ba lần (Mt 26, 35; Mc 14, 29-31; Lc 22, 33; Ga13, 37-38) đến một con người can đảm, có trách nhiệm, trở thành người được Chúa Giê-su tin tưởng đặt làm tông đồ cả lãnh đạo Giáo hội chỉ với ba lần hỏi, “Anh có yêu mến Thầy không?” Sự chân thành, khiêm tốn của Phê-rô đã làm Chúa cảm kích, trao cho ông trở thành người “chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21,15-19).

Tình yêu mang thương tích

Những ai cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ trở thành những sứ giả của lòng thương xót: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha” (20,22-23). Đã hẳn những lời này được dành riêng cho các linh mục khi cử hành Bí tích Hòa Giải, nhưng cũng có thể hiểu rộng ra cho mọi Kitô hữu: đã cảm nhận được lòng Chúa thương xót thì hãy chia sẻ lòng thương xót ấy cho anh chị em của mình: “Phần chúng ta, chúng ta hãy yêu thương vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1Ga 4,19).

Mùa Chay đi qua tôi, để lại gì?

Mùa Chay thánh năm nay, tôi cứ nghĩ nhiều đến từ “gia đình”. Nơi gia đình, tôi nhận được nhiều hơn là cho đi. Đây là nơi duy nhất mà dường như tôi không phải so đo tính toán thiệt hơn, vì dường như ai cũng mong hy sinh nhiều hơn một chút cho người khác, chịu vất vả, thiệt thòi hơn một chút vì lợi ích của những thành viên còn lại. Khi càng lớn lên, tôi nhận thấy phạm trù “gia đình” không chỉ còn giới hạn trong nghĩa đen của nó. Nó được mở rộng cùng với sự tương giao và các mối quan hệ xã hội của tôi.