Tự vấn về cảm thức tội lỗi nơi mình. Bạn có nhìn nhận mình là tội nhân? Bạn cảm nhận nỗi khổ đến mức nào do tình trạng tội của mình (chẳng hạn, trong so sánh với những nỗi khổ do nghèo túng, bệnh tật, cô đơn…)?
Hằng ngày, hoặc ít là mỗi tuần bạn có cơ hội hiện diện trước Thánh Thể. Thái độ của bạn thế nào?
Có gì khác giữa việc chữa bệnh của thầy thuốc với việc chữa lành của Đức Kitô? Có gì khác giữa việc phục vụ của một người tin với một người không tin?
Lời nói tự nhiên đã chứa đựng sức mạnh. Nó có thể làm tan nát cõi lòng, phá hỏng cả cuộc đời; ngược lại nó cũng có thể vực dậy một tâm hồn đang tuyệt vọng, cứu vãn cả đất nước trên bờ vực chiến tranh.
Chúng ta chỉ trở thành Kitô hữu khi chúng ta đặt đời sống của chúng ta trong đời sống Chúa Kitô. Hôm nay Chúa Giêsu vẫn cần bạn vì bạn là Kitô hữu.
Trong cuộc hành trình Kitô hữu, một câu hỏi cần phải đặt ra cho bạn: chúng ta liên đới với người tội lỗi để cùng họ bẻ gãy xiềng xích tội lỗi, hay liên minh với tội lỗi để tạo thêm sức nặng cho ách tội lỗi?
Từ thời của Gioan đến giờ, việc loan báo Tin Mừng đã bao lần phải đình trệ vì các môn đệ Đức Kitô lại trở nên đối thủ tranh dành ảnh hưởng lẫn nhau mà vẫn ảo tưởng rằng mình đang phục vụ Ngài.
Trong mầu nhiệm Hiển Linh, Chúa tỏ mình ra cho chúng ta; điều đó có nghĩa là Ngài không phải là một Thiên Chúa ở xa cách con người mà là Emmanuen, là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”