Ngày 30-04-2024, Thứ Ba Tuần V – Mùa Phục Sinh

Bình an của Chúa mang đến chỉ có thể có được bằng một giá đắt đỏ: Nó đòi hỏi sự chiến đấu, chấp nhận mất mát, có khi cả hy sinh mạng sống mình nữa. Bình an ấy chỉ có khi con người có thể thốt lên như Thánh Phaolô “Lương tâm tôi không trách tôi điều gì.” Bình an ở đây không phải là hoà bình, một tình trạng không chiến tranh, tranh chấp, cũng không phải là tâm trạng của người hết căng thẳng về tâm lý, hoặc tâm trạng khoan khoái thoải mái, sung sướng… là những trạng thái thuộc lãnh vực tự nhiên.

Ngày 29-04-2024, Thứ Hai Tuần V – Mùa Phục Sinh, Lễ Thánh Catarina Siena, Tiến sĩ Hội Thánh

Đoạn Tin Mừng này là một bài giáo lý về Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ… Ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến… Đấng phù trợ, là Cha Thầy mà Cha Thầy sẽ đến nhân danh Thầy, chính Ngài sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con”.

Ngày 27-04-2024, Thứ Bảy Tuần IV – Mùa Phục Sinh

Tin Mừng hôm nay mời gọi nhân loại hãy có lòng tin mạnh mẽ rằng Đức Giêsu Na-da-rét là Thiên Chúa thật và là người thật; Người quyền năng như Chúa Cha.

Người đã hoàn tất công trình Cứu chuộc nhân loại theo ý muốn Chúa Cha đó là: chịu tử nạn trên thập giá, được mai táng trong mồ và đến ngày thứ ba Người vinh hiển sống lại và lên trời, về cùng Chúa Cha.

Ngày 25-04-2024, Lễ Thánh Mác-cô, Tác giả sách Tin Mừng, lễ kính

Tin Mừng của Mác-cô gây ấn tượng với nhiều người, bởi vì Tin Mừng này ngắn nhất trong bốn quyển sách Tin Mừng, câu từ ngắn gọn, hơi “cộc”, nhưng sắc bén. Người ta thường dùng hình ảnh con sư tử để ám chỉ về thánh Mác-cô, bởi lẽ Tin Mừng của ngài nhấn mạnh vẻ oai nghi của Chúa Giêsu và phẩm chất đế vương của Người, giống như sư tử được coi là vua của muông thú, Tin Mừng của ngài bắt đầu với lời rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả kêu lên trong hoang địa như tiếng sư tử gầm.

Ngày 23-04-2024, Thứ Ba Tuần IV – Mùa Phục Sinh

“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi” Giáo hội là đàn chiên của Chúa. Lời hứa chăm sóc bảo vệ đàn chiên của Đức Giêsu không chỉ dành riêng cho thời các Tông đồ hoặc các cộng đoàn tiên khởi, nhưng đã trải dài suốt 21 thế kỷ nay. Biết bao thế lực chống đối chủ trương triệt hạ Giáo hội của Đức Kitô, thế nhưng Giáo hội của Chúa vẫn tồn tại nhờ sự bảo vệ đầy quyền năng của chủ chăn.