Bài Tin mừng hôm nay là khung cảnh thứ ba trong trình thuật Phục sinh đầu tiên của Gioan. Câu chuyện này khởi đi bằng việc Maria phát hiện ra ngôi mộ trống, chạy đi báo cho các môn đệ. Phêrô và “người môn đệ khác” chạy tới mộ và cũng thấy như vậy. Hôm nay, Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ khi các ông đang ở trong phòng đóng kín cửa.
Mừng Chúa Giêsu Phục Sinh, với bạn, bạn thường tham dự thánh lễ vào chiều thứ Bảy Vọng Phục Sinh hay là chính lễ Chúa Nhật Phục Sinh? Có một số người tâm sự rằng, “cứ mỗi lần đến lễ Phục Sinh, tôi không thể không tham dự ngày lễ Vọng Phục Sinh,
Chúng ta đón mừng Chúa Kitô phục sinh bằng cách khép lại cánh cửa của quá khứ, khép lại những gì là thương tích, đổ vỡ và bất toàn. Hãy để cho Chúa Kitô Phục Sinh thực hiện những gì mà ta làm chưa tốt. Chúng ta mở cửa đón Chúa Kitô để Người tạo nên một mái ấm trong những nơi chốn và những ký ức khơi nên sự đau khổ, xấu hổ và tuyệt vọng.
Năm tuần của Mùa Chay đã khép lại. Chỉ còn đúng một tuần nữa, toàn thể Giáo Hội sẽ long trọng cử hành Lễ Phục Sinh. Cử hành Chúa Nhật Phục Sinh mà không nói đến việc tưởng niệm cuộc thương khó của Đức Giêsu, theo lời linh mục Charles E.Miller nói, thì “cũng giống như vào xem một bộ phim hoạt hình Disney lúc nó sắp đến hồi kết thúc”.
Trong Tin mừng Luca, Đức Kitô đang dẫn đầu đoàn người tiến lên Giêrusalem nơi Người sẽ chiến thắng không phải bằng sức mạnh của bạo lực và vũ khí, như hy vọng của đám đông những người chứng kiến Người tiến vào Giêrusalem, nhưng bằng thập giá mà Người tự nguyện vác lấy.
Khi nói tới việc đến tòa giải tội, có thể nói rằng, không một Kitô hữu nào mà không hơn một lần “ngại” đến đó. Có nhiều lý do để ngại, nào là, ngại vì quá lâu không đi xưng tội… ngại là vì vị linh mục khó tính quá…. ngại là vì lỡ phạm quá nhiều tội nên không biết phải xưng tội gì… ngại là vì không biết Chúa có tha thứ không… v.v…
Cha Giuse Nguyễn Đức Hòa OP chịu trách nhiệm dâng lễ và giảng ba ngày tĩnh tâm này với chủ đề: “Cuộc khủng hoảng thế kỷ: Con người mất ý thức về tội”. Đó cũng chính là mối băn khoăn của các nhà giáo dục, các nhà luân lý.
Theo luật Do Thái, việc đòi chia gia tài, mà người đòi lại là “con thứ” trong gia đình, thì quả đó là một hành động hiếm thấy, nếu không muốn nói là phạm luật. (x. Đnl 21, 17). Ấy vậy mà, người cha trong dụ ngôn, vẫn tỏ lòng “nhân hậu” làm theo đúng lời yêu cầu của người con thứ, ông đã “chia của cải cho hai con”.