Tin vào bảo chứng của Chúa trong tình yêu hôn nhân, người Kitô hữu hiểu rằng : tất cả mọi sự trục trặc đều có thể giải quyết được… miễn là mình biết trung tín với nền tảng siêu nhiên của bí tích hôn nhân.Nhìn vào tấm gương của thánh Giuse, chúng ta có thể khám phá ra được một mẫu gương đời sống hôn nhân, để có thể vượt qua được mọi khó khăn và thể hiện được trọn vẹn ý nghĩa của tình yêu hôn nhân Kitô giáo.
Thánh Giuse của chúng ta cũng đã kinh ngạc sửng sốt trong thinh lặng trước kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa nơi Người Con. Và như thế, hiểu rộng ra, Thánh Giuse đã đặc biệt trở thành Người quản lý mầu nhiệm “đã được giấu kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa” (Ep.3,9). Phải, chính qua biến cố “trẻ Giêsu ở lại Giêrusalem”. Thánh Giuse đã hiểu thêm được rằng mình là người quản lý mầu nhiệm của Thiên Chúa…
Đức Giêsu tuyên bố Thân Thể Người chính là Ðền Thờ đích thực. Origène đã giải thích ý nghĩa hành vi này là : Ðức Giêsu thanh tẩy đền thờ và đổi mới cách thờ phượng Thiên Chúa; phượng tự Do Thái không còn thích hợp nữa, cần phải được thay thế bằng phượng tự Kitô giáo, đó là tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý.
Mười Ðiều Răn chính là cách diễn tả cụ thể giao ước đó. “Mười Ðiều răn thể hiện quyền bình Thiên Chúa trên chúng ta”. Quyền bính ấy không nhằm đè bẹp, nhưng thăng tiến con người. Con người chỉ thực sự thăng tiến khi biết rõ mình là ai trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.
Đời sống Kitô hữu là một cuộc lên núi và xuống núi với Chúa Kitô mỗi ngày. Cần cảm nếm được sự dịu ngọt và hạnh phúc khi được chiêm ngắm Chúa Giêsu trên núi cao. Nhưng cũng phải xuống núi với Chúa để đi đến nơi hiến mình, nơi phục vụ, đi cùng và đi sau Chúa Giêsu đến với Vườn Dầu và Núi Sọ.
Hi vọng không phải lóe lên ở cuối đường hầm, nhưng chiếu toả mãnh liệt trên đỉnh núi, núi biến hình.Hôm nay sau khi chiêm ngưỡng dung nhan Ðức Giêsu, các môn đệ đã nhận thấy “sức mạnh duy nhất của Thiên Chúa là sức mạnh tình yêu, tình yêu toàn năng” làm hoạt động mãnh liệt trong tâm hồn con người và trong toàn thể vũ trụ.
Tin Mừng – cũng như Ðức Kitô, không cần có những nơi cao, nhưng chỉ cần một cử chỉ, đó là chia sẻ tình huynh đệ. Chỉ một cử chỉ đó thôi là ánh sáng của núi Ta-bo sẽ ló rạng, Ðức Kitô xuất hiện, và tâm hồn mỗi người sẽ bừng cháy. Mỗi người Kitô hữu đều có thể làm được điều này. Việc biến đổi hình dạng của Ðức Kitô vẫn được tiếp diễn vào cuối một chặng đường cùng đi với nhau, cùng ngồi vào bàn và chia sẻ.
Lời Chúa hôm nay cũng kêu gọi chúng ta tin tưởng bước vào mùa Chay như Chúa Giêsu đã được Thánh Thần đưa vào hoang địa, để “luyện tập thiêng liêng” và để có thể đảm nhận những thử thách trong “sa mạc cuộc sống” trong sự trung tín với Giao ước.Trong niềm xác tín đó, người kitô hữu không còn bị đè bẹp bởi những gian nan vất vả, để chỉ còn biết than vắn thở dài;