Một hiện tượng suốt dòng lịch sử con người luôn muốn được có; đó là : mình phải hơn người khác. Ngay cả những môn đệ Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ về điều đó. Vì thế các ông đòi cho được chiếc ghế tả-hữu cho mình. Đức Giêsu – đứng trước sự tranh giành ngôi vị của các ông – Ngài đã dạy cho các ông một bài học. “Đến để phục vụ” như là một bài học mà Đức Giêsu muốn gửi đến cho mỗi chúng ta.
Đức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ : “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” Ông Phêrô trả lời : “Thầy là Đấng Kitô.” Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.
Mẹ ở dưới chân Thập Giá của bao tín hữu, những người đã can đảm và quảng đại chấp nhận lời mời của Mẹ. Mặc dầu giữa bao khó khăn, họ vẫn cậy trông và tin tưởng vào Mẹ; giữa những thử thách nặng nề, họ tin tưởng và bền chí cầu nguyện; giữa vô số đau khổ, họ dâng tất cả lên Chúa trong tinh thần đền tạ.
Thiên Chúa yêu bằng cái tình yêu tuyệt hảo. Và với cái tình yêu tuyệt hảo ấy, đỉnh điểm nhất trên cây thập tự lại là tình yêu cứu độ, tình yêu đưa con người qua khỏi tội lỗi, qua khỏi sự chết và đến bến vinh quang. Cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã viết : “Sống trên đời chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn còn tình yêu thì vô cùng, ta hãy sống làm sao với cái tình yêu để tình yêu có thể cứu ta trên cây thập giá đời”.
GIÊSU… Ngài là ai ? Hơn 2000 năm trôi qua – câu hỏi này vẫn còn mang tính thời sự. Nó vẫn là câu hỏi mở cho mỗi chúng ta. Có lẽ sẽ có một rừng câu trả lời về Đức Giêsu. Thật vậy, đã có rất nhiều tác phẩm văn chương, âm nhạc cũng như trên màn ảnh – tất cả đều đặt vấn đề về Ngài… Tuy nhiên, hình ảnh Đức Giêsu – qua những tác phẩm trên dẫu có hay và lôi cuốn – vẫn chưa phải là Đức Giêsu đích thực của lịch sử, của lòng tin, của Tin Mừng.
Một trăn trở lớn cho xã hội và cũng là cho Giáo-Hội hôm nay : đó là “câm điếc hôn nhân”… Nhiều ông chồng – bà vợ không hề “câm điếc” với người ngoài, nhưng khi về nhà thì lại “câm điếc” với nhau !! Chuyện ly dị chỉ còn là yếu tố thời gian… Hãy để cho tâm hồn mình lắng đọng và hãy tự hỏi rằng : Tôi :”có mắt mà như mù, có tai mà như điếc” không ?
“Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được ; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu : tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng…”
Tôn giáo không phải là một mớ lề luật. Tôn giáo là một diễn tả tình yêu. Tình yêu giữa Thượng Đế với con người. “HÃY TẨY RỬA TÂM HỒN” như là một cách thể hiện niềm tin và tình yêu của con người với Thiên Chúa. Chúng ta hãy để cho tâm hồn mình lắng đọng và cùng cảm nhận rằng : “Thiên Chúa là Thần Khí. Và những kẻ thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong thần khí và sự thật”.