Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói : “Thầy bảo thật anh em : bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó ; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.”
Giữa hai câu chuyện “bà góa nghèo và vị tuyên úy” đã cho chúng ta thấy rằng : của cho không bằng cách cho. Có thể chúng ta cho là vì bất đắc dĩ. Điều đó cũng tốt thôi. Có thể chúng ta cho là vì bổn phận. Được như thế thì quá tốt. Nhưng sẽ là tốt nhất, tuyệt vời nhất nếu chúng ta cho là vì “tình yêu thương”…
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
“Những người mặc áo trắng kia là ai vậy ?” (Kh 7, 13)… Xin thưa ! Họ chính là những người dám sống trọn vẹn lời mời gọi của Đức Giêsu. Họ chính là những mẫu gương nhân đức và trở nên mẫu mực cho chúng ta noi theo, đâu là đường đạo hạnh công chính; đâu là cùng đích của đời người.
Đức Giêsu nói : “Gọi anh ta lại đây !” Người ta gọi anh mù và bảo : “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !” Anh mù vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu. Người hỏi : “Anh muốn tôi làm gì cho anh ?” Anh mù đáp : “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” Người nói : “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh !” Anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.
Mẩu chuyện đối thoại giữa anh mù và Đức Giêsu ở Giêrikhô đã xảy ra hơn hai ngàn năm. Hôm nay, liệu nó có còn tính thời sự đối với mỗi chúng ta ? Tính thời sự không phải ở chỗ chúng ta :”xin cho tôi được nhìn thấy” nơi đôi mắt “thuộc thể” nhưng là xin-được-nhìn-thấy-nơi- đôi-mắt “thuộc linh”. Hãy nhớ rằng Đức Giêsu đã nói :”Tôi là ánh sáng thế gian”. Vâng, chúng ta hãy dành một phút suy tư về lời của Ngài qua tác phẩm “ĐÔI MẮT”.
Đức Giêsu gọi các ông lại và nói : “Anh em biết : những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy : ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em ; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.
Ơn Chúa; một Phansicô Asisi – người anh-em-hèn-mọn – đã tự hạ mình vì biết rằng :”chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời’. Ơn Chúa; một Mẹ Têrêsa Calcutta – được ví như hiện thân người Samari nhân lành của thế kỷ 20 – đã tự hạ mình :”làm những sự bình thường với một tình yêu phi thường”. Còn chúng ta – cũng là những môn đệ của Đức Giêsu – Lệnh truyền này có làm chúng ta “kinh hoàng và sợ hãi” ?