Vượt lên trên biên giới giàu nghèo, Tin Mừng thực sự chỉ dành cho những ai đang “làm giàu trước mặt Thiên Chúa.” (Lc 12:20) Ðó là những người giàu đang hy sinh giúp đỡ người nghèo. Ðó cũng là những người nghèo đang sống sâu xa tình liên đới với anh em. … Thực tế, Tin Mừng trở thành một thách đố lớn cho những ai đang nắm trong tay quyền lực, của cải v.v.
Để có thể : “nghe Lời Thiên Chúa”… Hãy tham dự Thánh Lễ.. Chúng ta sẽ nhận được mẻ-cá-lạ-lùng. Đó là được kết hợp mật thiết với Đức Giêsu qua việc đón nhận Mình-Máu-Thánh-Ngài. Chính sự kết hợp mật thiết này chúng ta mới đủ can đảm đón nhận lời Đức Giêsu truyền bảo : “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta”
Vì sao ư !!! Thưa rằng chỉ vì họ không nhớ tới lời Thiên Chúa đã phán qua môi miệng ngôn sứ I-sai-a : “Tư tưởng của Ta thì không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối của các ngươi thì không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy” (Is 55, 8-9).
Người mở ra, gặp đoạn chép rằng : “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”.
Giêsu – Đấng phải đến – không phải đến để giải thoát chúng ta khỏi những bệnh tật thể lý; khỏi những áp bức giam cầm thuộc thể… Giêsu đến là để chữa lành đôi mắt tâm linh để chúng ta có thể nhìn thấy “kỳ-công-của-Ngài”. Ngài đến là để mở đôi tai tâm linh; để chúng ta có thể : “nghe Lời hằng ban sức sống”
Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu , ông mới gọi tân lang lại và nói : “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Cana miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
Trước một thời đại “duy vật vô thần”. Con người coi hôn nhân gia đình như một “khế ước” . Chính vì thế mà khi cuộc sống hôn nhân gặp vấn đề nan giải; họ không ngại ngùng cất tiếng ca : “thôi là hết chia ly từ đây” (Ns. Lam Phương). Và đó cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn trong xã hội. “ CANA … một chút rượu tình” như một câu trả lời cho những nan giải mà mỗi chúng ta có thể sẽ phải đối diện nó trong cuộc sống gia đình của mình.