Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà. Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem.
Chúng ta được thông phần vào “mầu nhiệm vượt qua” nhờ Bí tích thanh tẩy. Cùng với Đức Kitô – ta chết cho tội lỗi ngõ hầu có thể bắt đầu một cuộc sống mới trong ta.. Đây chính là sự biến đổi. Một biến đổi trong cuộc sống của người Kitô hữu. Một cuộc sống như Tông Đồ Phao-Lô đã nói : “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống nữa. Nhưng là Đức Kitô sống trong tôi”
Điều quan trọng hơn gấp bội phần vẫn là xuống núi. Xuống núi và dám đi lên Đồi Sọ. Xuống núi và dám gánh vác thân phận của mình như ý nghĩa và giá trị của Tình yêu, của Cảm thông, của nâng niu thương mến trao Đời, trao nhau. Và tất cả hành trình gập ghềnh khúc khuỷu đó, ngay cả trên Đồi Sọ phận người ấy, Giêsu vẫn toả một Ánh Quang Thầm Lặng : Tình Yêu Xoá Mình của Thiên Chúa. (Lm Giuse Đặng Chí San op)
Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu quỷ cám dỗ.(…) Bấy giờ Đức Giêsu đáp lại : “Đã có lời rằng : Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.” Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ.
“Hoang địa” nơi Đức Giêsu bước vào có thể ví như vườn Eden thứ hai. Nơi đây Ngài đã không ngã gục bởi lời “phỉnh nịnh, xảo quyệt, lừa dối” của tên-cám-dỗ như Adam và Eva xưa. Trái lại, “tràn đầy Thánh Thần”, Ngài đã chiến thắng. Một chiến thắng làm thành một thứ hành trang cho cuộc hành trình về Giêrusalem, nơi Ngài sẽ làm trọn “Mầu Nhiệm Vượt Qua” bằng chính cái chết và sự phục sinh.
Ngày mùng 2 và 3 tết là ngày cầu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ còn sống hoặc đã qua đời và xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn trong năm mới. Rất tiếc vì lý do kỹ thuật nên chỉ có bài giảng của cha Giuse Phạm Quốc Văn. Nhưng vì nhu cầu của các bệnh nhân không thể đến nhà thờ, xin được đưa lên mạng.
Thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng : “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Trước một thế giới “duy-vật-chất” thì những lời chúc phúc của Đức Giêsu thật là “nghịch nhĩ”…Con người trong xã hội hôm nay cho rằng giàu có, tươi cười hay no đủ mới là “có phúc”. Nhưng Thiên Chúa lại nhìn sự việc theo cách khác. Chính ở điểm này mà chúng ta sẽ thấy tại sao Đức Giêsu lại có những lời chúc phúc hết sức nghịch lý.