Để giúp cộng đoàn tham dự tích cực các nghi thức phụng vụ và sinh hoạt trong giáo xứ, Ban Truyền Thông gửi tới cộng đoàn lịch phụng vụ tháng 03 năm 2024.
Mùa Chay năm nay đến sớm hơn mọi năm. Mới mồng 5 Tết, giữa khung cảnh cả nước còn đang trong những ngày nghỉ đón xuân, thì người Công giáo Việt nam đã được mời gọi bước vào mùa Chay thánh. Tất cả các cuộc hẹn như ngưng lại. Những bữa tiệc liên hoan đốt tết được nhường lại cho những buổi cử hành lễ Tro đầu mùa Chay. Nhà thờ nào cũng đông kín người tới tham dự Thánh lễ và nhận một chút tro trên đầu để nhắc nhớ thân phận mình là bụi tro, một mai sẽ trở về tro bụi.
Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu kêu gọi môn đệ Ngài phải công chính hơn các luật sĩ và biệt phái (nghĩa là đừng bao giờ tự mãn vì đạo đức của mình). Một phương diện cụ thể của đức công chính mới là tương giao: phải coi mọi người là anh em của mình (chữ “anh em” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhất trong đoạn này). Trên cơ sở tình huynh đệ ấy, đừng mắng chửi, cũng đừng nuôi giận hờn lâu, hãy cố gắng làm hoà với nhau.
Là bậc cha mẹ và người chăm sóc, việc bồi dưỡng kỹ năng lắng nghe tích cực ở trẻ em là điều cần thiết cho sự phát triển về mặt xã hội, cảm xúc, và học tập của trẻ. Lắng nghe tích cực không chỉ giúp trẻ giao tiếp hiệu quả mà còn xây dựng sự đồng cảm và thấu hiểu khi tương tác với người khác.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ việc Lập Tông Tòa Thánh Phêrô. Việc này làm cho chúng ta nhớ đến sứ mệnh Chúa Kitô đã giao phó cho Phêrô. Chúa đã đặt Phêrô làm đầu Giáo Hội là để củng cố niềm tin của chúng ta đối với vị Chủ Chăn. Phụng Vụ hôm nay làm nổi bật lên đức tin mạnh mẽ của Phêrô. Chính đức tin này đã khiến cho Phêrô trở thành đá tảng để trên đó Chúa xây dựng Giáo Hội của Ngài.
Lời cầu nguyện đầu tiên của con người luôn là lời kinh. Môi luôn chuyển động trước. Mặc dù tất cả chúng ta đều biết rằng cầu nguyện không có nghĩa là lặp đi lặp lại nhiều lời, nhưng cầu nguyện bằng lời nói vẫn là điều chắc chắn nhất và luôn có thể thực hành được. Mặt khác, những cảm xúc dù cao quý đến mấy cũng luôn không chắc chắn: chúng đến rồi đi, chúng rời bỏ chúng ta rồi quay trở lại.
Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu dựa vào câu chuyện về điềm lạ Giona để kêu gọi sự sám hối. Đáp lại lời kêu gọi đó, thánh Luca cho chúng ta thấy có ba thái độ:
Khi chúng ta có được kinh nghiệm qua những khó khăn trong cuộc sống, cuộc đối thoại có thể trở nên tiêu cực hơn. Chúng ta nói với bản thân những điều như thất bại, tự ti hay nản lòng. Hoặc tất cả những cái trên. Chúng ta đánh mất cốt truyện mà ở đó chúng ta là anh hùng; thay vào đó, chúng ta thức dậy cho một ngày khác của sự cam chịu và phó mặc cho số phận. Hay tệ hơn, chúng ta viết cho chính mình vai nạn nhân hay thuyết phục bản thân rằng mình chỉ có thế thôi. Chúng ta luôn là kẻ thua cuộc, luôn cảm thấy đau đớn vì thất bại. Thói quen nói về điều này đã ăn sâu vào não bộ đến nỗi chúng ta không nhận ra mình là tác giả, là người cầm bút.