Năm nay về quê ăn cái Tết Canh Dần, vẫn như những năm trước! Đêm giao thừa con cũng sẽ không đi chơi! Con sẽ ở nhà, nằm tòn ten trên võng để cùng nói chuyện vui với Cha Mẹ! Ôn lại những gì mà năm cũ đã qua đi! Bàn đến những gì hạnh phúc cho tương lai! Cha Mẹ nhé!
Trời mưa to, quán dột. Trời gió mạnh, quán nghiêng. Má kêu “Đợi mấy ngày nữa anh Hai mày mua đồ làm lại…”, bỗng lòng chợt nghe nôn nao những nỗi niềm kỳ lạ, chợt thấy thương thấy mến nơi ấy quá chừng, ước gì có thể chạy ùa về xem quán ra sao. Thế rồi nỗi nhớ cứ cồn cào, cứ rối bời như con gió thông thốc ở phía đầu sân vào những ngày bão nổi…
Nó ở với ông bà từ nhỏ. Bà đã thay mẹ chăm sóc nó từng li từng tí khi ba mẹ đi làm. Hằng ngày bà đưa nó đi học ở trường mẫu giáo gần nhà và đón nó về. Buổi chiều bà ngồi đưa võng và hát ru cho nó ngủ suốt cả buổi. Nó dễ dàng thiếp đi trong từng lời ru thân thương ấy, nhưng sẽ thức giấc ngay nếu bà rời khỏi.
Trong thời đại ngày nay, chúng ta luôn phải đặt ra nhiều câu hỏi trước những hiện tượng nhức nhối: Tại sao các vụ ly hôn tăng? Tại sao vừa lấy nhau đã ly dị? Tại sao ngày càng có nhiều trẻ em phạm pháp? Tại sao bọn trẻ lại tự kỷ và có những hành vi điên rồ?... Cần làm gì để có thể duy trì và phát triển gia đình truyền thống trong tình cảnh như vậy?
Tôi được sinh ra và lớn lên ở miệt cù lao sông nước miền Tây. Gia đình không khá giả. Có cha mẹ, một chị gái và ba anh trai. Là con út nên tôi được thương nhiều hơn các anh chị. Vì nhà nghèo nên cha mẹ phải tảo tần sớm hôm lo cho chúng tôi ăn học. Ngày đó tôi còn nhỏ, không hiểu hết được gia cảnh nên hay đòi hỏi mua món này món kia, nhưng cha mẹ cũng cố gắng làm thêm nhiều việc để đáp ứng nhu cầu của tôi.