Con không còn khóc gọi mẹ, không chạy theo những người phụ nữ mặc áo nâu để tìm mẹ… Mẹ ơi, có lẽ con đã quên mẹ thật. Con nhớ mãi chiều ấy mẹ dắt con theo. Mẹ mặc chiếc áo mới cho con và đội cho con chiếc mũ có con mèo ở trên.
Con vẫn nhớ trong hồ sơ học tập của con, nghề nghiệp của cha mẹ luôn được con ghi một cách văn hoa rằng “làm vườn” thay vì “nông dân”. Mà với con, làm vườn hay nông dân cũng đáng trân trọng như nhau.
Hai bố con thường cùng đi học buổi sáng. Trường gần thôi, cách nhà có 200m, vì vậy chỉ cần đi bộ. Nhưng 200m cũng đủ cho nhiều chuyện thật hay.
Khoảng cách từ nhà tôi đến trung tâm thị trấn khá xa. Ranh giới được phân chia giữa hai đoạn đường đất đỏ – đường trải nhựa cũng tức là nông thôn – thành thị là một cây cầu.
Tôi sinh ra trong một gia đình nề nếp, nhưng khá thoáng đạt. Đã có lúc tôi như nàng công chúa, chẳng hiểu biết gì nhiều, như mãi tới năm lên lớp 5 mới phân biệt được học sinh giỏi và học sinh khá khác nhau thế nào; hay lên lớp 3 còn ngậm cơm ngủ quên trên bàn.
Trời sang xuân, cái lạnh cuối đông chỉ còn rơi rớt vào lúc sáng sớm và buổi hoàng hôn. Ngày tết cổ truyền chưa đến mà dường như nàng xuân đã gọi cửa từng nhà. Bao nhiêu bánh mứt, áo hoa quần đẹp… cũng được chuẩn bị xong rồi.
Tôi sinh ra trong một gia đình nề nếp, nhưng khá thoáng đạt. Đã có lúc tôi như nàng công chúa, chẳng hiểu biết gì nhiều, như mãi tới năm lên lớp 5 mới phân biệt được học sinh giỏi và học sinh khá khác nhau thế nào; hay lên lớp 3 còn ngậm cơm ngủ quên trên bàn.
Đôi khi ta vô tâm, không nhìn thấy nếp nhăn trên trán mẹ. Để rồi một ngày ta đọc được một bài báo của một người con, người ấy chia sẻ rằng: “Tôi từng quên mẹ”. Bài báo ấy đọc thấy xót xa lắm, mỗi câu, mỗi chữ như xoáy vào tim, vào gan làm cho nước mắt mình ngân ngấn, chực trào! Ừ, ta từng quên mẹ, để buồn lên mắt mẹ, để những âu lo tràn qua tim mẹ mà ta vẫn vô tình, vẫn vui chơi quên ngày tháng…