Nhiều lập luận cứ xoay quanh chiếc phao nông nghiệp cho nền kinh tế bơi qua khủng hoảng. Con có một lối đi về với mẹ ngay trong ý nghĩ, trên chiếc ghế ngồi của hội thảo. Con thấy mẹ áo đẫm mồ hôi, lưng phơi giữa cái nắng gắt gay của mùa gặt để thu hoạch lúa. Lúa ấy được chuyển về đâu?
Không ít phụ huynh có hành vi và cách dạy con làm ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nhân cách của con em mình và “vô hiệu hóa” mọi nỗ lực giáo dục học sinh (HS) của nhà trường. Nhiều giáo viên cũng cảm thấy mệt mỏi và bất lực trước cách hành xử của một số phụ huynh “cá biệt”.
Bạn nghĩ gì khi thấy miệng cống ngập đầy rác, biển rác sau mỗi lễ hội, khi bắt gặp những bạn trẻ thẳng tay vứt rác xuống sông, rác thải lềnh khênh trên sông Sài Gòn trong dịp đi tàu cánh ngầm… Có lẽ nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng không cần nói mãi câu chuyện nhỏ về rác này.
Một tuần nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp THPT rồi, có bao nhiêu lo lắng và lo toan. Ai cũng thúc giục bản thân mình phải tự cố gắng. Chính lúc đó em bị tai nạn giao thông rất nặng, tay chân bị gãy tưởng như không sống được. Cả một chặng đường lận đận em đi từ bệnh viện này qua bệnh viện khác. Em được chuyển từ Bệnh viện thành phố Hà Tĩnh ra Bệnh viện Quân khu 4 và chuyển thẳng ra Bệnh viện Hà Nội.
Từ buổi chiều, tôi cùng mẹ cắt rau lang, chia thành từng bó nhỏ. Mẹ bảo: “Rau lang người ta mua cho heo ăn nên con phải cắt từng dây dài, chỉ chừa lại một khúc cho mầm non mọc. Bán bốn bó nhỏ thì được 1.000 đồng đó!”. Tôi nhẩm tính, bán tám bó thì sẽ được 2.000 đồng, vậy là đủ ăn quà. Mẹ cột tám bó rau thành một bó to và để vào một cái thúng. Đó là phần của tôi, còn phần của mẹ là một gánh to đùng.
Cuối năm học lớp 9, tôi vô tình đọc vài tờ báo Thiếu Niên Tiền Phong trong thư viện trường và tò mò một thử nghiệm mới: “săn lùng” rồi dịch vài truyện cười bằng tiếng Anh sang tiếng Việt, rồi nắn nót từng chữ trên giấy trắng, gửi đến tòa soạn. Tôi cũng không hi vọng nhiều vì dạo ấy, tôi nghe nhiều người nói: “Viết bài đăng báo khó lắm, chỉ người lớn mới làm được!”
Truyền thống ấy, được duy trì từ thời cha tôi. Ngày tôi còn đi học, đất nước còn khó khăn lắm. Cuộc sống gia đình các thầy cô còn khó khăn hơn nhiều. Các thầy không có thời gian để tăng gia sản xuất, chỉ đủ thời gian để cầm viên phấn dạy trò nghèo. Đến ngày Tết của thầy, cha tôi dẫn theo các con đến thăm. Món quà mang theo, có khi là bó củi mà chính tôi kiếm được từ chiều.
Tiền công được trả bằng số ký kiệu đã được làm sạch. Tôi không còn nhớ rõ lắm là họ trả bao nhiêu một ký, chỉ biết sau hơn 6 tiếng hì hụi cắt, lột vỏ, rửa sạch cả rổ kiệu, tôi được trả 2.000 đồng. Tôi sung sướng, hí hửng cầm 2.000 đồng đi mua một cái bánh và nhâm nhi thưởng thức hết sức chậm rãi trong vòng… hai phút.