Mùa Chay với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Công Bình Xã Hội Kêu Gọi Hoán Cải
Khốn cho những kẻ tin tưởng vào con người;
Hoàn cảnh của con người ngày nay chắc chắn không phải là giống nhau, nhưng có nhiều khác biệt. Những khác biệt này có nguyên nhân trong lịch sử, nhưng chúng cũng có những hậu quả luân lý mạnh mẽ. Thực vậy, mọi người đều quen thuộc với hình ảnh nền văn minh tiêu thụ, nền văn minh hệ tại một số hàng hóa thặng dư cần thiết cho con người và cho toàn thể xã hội – và đúng là chúng ta đang giao tiếp với những xã hội giàu có, phát triển cao – trong lúc xã hội còn lại – ít là những khu vực rộng lớn – đang phải chịu đói nghèo, mỗi ngày nhiều người chết vì đói và thiếu dinh dưởng. Gắn liền với tình trạng đó là sự lạm dụng tự do bởi một nhóm người – một sự lạm dụng rõ ràng là gắn liền với thái độ tiêu thụ mà nền luân lý không kiểm soát được – và sự giới hạn tự do của những người khác, nghĩa là, những người phải chịu đựng sự thiếu thốn và bị đẩy tới những hoàn cảnh đáng thương và túng cực tồi tệ hơn.
Mô hình này, mà chúng ta đã quen, và sự đối nghịch của nó, tương ứng với diễn biến của dụ ngôn trong Thánh kinh về người phú hộ và anh Ladarô nghèo. Những cơ chế tài chánh, tiền bạc, sản phẩm và thương mại đang bị chất vấn, những cơ chế ấy nâng đở nền kinh tế thế giới dựa vào nhiều áp lực chính trị khác nhau. Những cơ chế này chứng minh là không thể chửa trị những hoàn cảnh xã hội bất công cũng như không thể đương đầu với những thách đố khẩn cấp và đòi hỏi luân lý hiện tại. Bằng việc đẩy con người vào những căng thẳng do chính con người tạo ra, bằng việc hoang phí những tài nguyên vật chất và năng lượng với tốc độ nhanh chóng, và thỏa hiệp với những môi trường địa vật lý, những cấu trúc này không ngừng gia tăng những hoàn cảnh khổ cực, đi đôi với những đau đớn, thất vọng và cay đắng.
[youtube]QazSXSdAiQY[/youtube]
Trước mắt chúng ta là một thảm kịch lớn lao mà không ai có thể dửng dưng. Một mặt, con người cố gắng rút ra lợi nhuận tối đa, mặt khác, kẻ phải trả giá cho thiệt hại và thương tổn lại luôn là con người. Thảm kịch trở nên tồi tệ hơn bởi sự hiện diện ở ngay bên cạnh của những tầng lớp xã hội được đặc ân và những quốc gia giàu có, những nước tích lũy hàng hóa ở mức độ thái quá và lạm dụng tài nguyên của mình rất thường trở thành nguyên nhân của những tệ nạn khác. Thêm vào đó là cơn sốt lạm phát và nạn thất nghiệp – đây cũng là những triệu chứng của sự hỗn loạn về luân lý cần được lưu ý trong hoàn cảnh của thế giới và do đó đòi hỏi những giải pháp sáng tạo mạnh dạn phù hợp với phẩm giá đích thực của con người…Con đường khó khăn của sự biến chuyển tất yếu này, sự biến chuyển những cơ cấu của đời sống kinh tế, là một con đường không dễ đi về phía trước mà không có sự can thiệp của sự hoán cải trí, tâm và ý chân thành. Công việc này đòi hỏi một sự quyết tâm dấn thân của cá nhân và những dân tộc tự do; và liên kết trong liên đới.