Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)

 

 

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh

Ngày 01.11.2014

“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)Với tâm tình hướng về cội nguồn, Giáo hội dành ngày sau lễ Các Thánh để tưởng nhớ, cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Vào ngày 01 tháng 11 năm 2014 giáo xứ Đa Minh Ba Chuông đã tổ chức Thánh lễ đặc biệt tại nghĩa trang Đa Minh để cầu nguyện cho quý cha, quý thầy Đa Minh, quý ông bà, cha mẹ những người thân trong giáo xứ đã an nghỉ nơi Nghĩa Trang này.

Thánh lễ do cha Giuse Nguyễn Đức Hoà chủ tế. Đồng tế Thánh lễ gồm các quý cha viện Mân Côi, tu viện Mai Khôi, tu viện Anberto, và sự hiện diện đông đảo của quý thầy, quý sơ cùng cộng đoàn dân Chúa.

 

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)

 

Khu vực tổ chức Thánh lễ thật mát mẻ nhờ bóng mát của hàng cây mới ngày nào còn là những chồi xanh. Lòng người như chùng xuống khi bước vào cổng nghĩa trang, tất cả lo toan, bon chen cuộc đời đều được cởi bỏ. Tâm hồn mọi người đều hướng về những con người đang yên nghỉ nơi đây.

Cộng đoàn thật xúc động khi cha bề trên tu viện Mai Khôi Giuse Phạm Hưng Thịnh chia sẻ: Tiết trời cuối thu lập đông những chiếc lá vàng rơi rụng dưới chân khiến cho chúng ta nghĩ đến thân phận con người “nay còn, mai mất”.

 

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)

 

Trong ký ức của chúng ta, ánh mắt, nụ cười của người đã khuất vẫn như còn đâu đây. Cái chết phải chăng là kết thúc? Với con người đời thường bận rộn trong cuộc đua tiền tài, địa vị thì cái chết là dấu chấm hết cho một đời người, thế nên cái chết là đau khổ, là tang thương. Còn với con cái Chúa “chết là thế nào?” Như sách Khôn ngoan đã viết: con người sinh ra đã có thời gian làm việc, nghỉ ngơi và khi chết thì cái chết thật ý nghĩa, một cái chết trong tình thương Thiên Chúa. “Sinh ký, tử quy” để thấy rằng cuộc đời này là sống gởi, khi chết là lúc ta trở về cội nguồn. Như chiếc lá khi sống trên cành hằng ngày vẫn cố vươn đón ánh nắng mặt trời, uống cơn mưa rào để tồn tại đến mùa lá rụng lìa cành khi mục nát vẫn đem thân bón cho gốc cây. Con người cũng vậy khi nằm xuống khi nằm xuống của cải, địa vị đều buông bỏ có chăng còn lại là ân phúc cho con cháu đời sau.

 

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)

 

Sách Khôn Ngoan đã mở cho chúng ta cách đối diện với cái chết Thánh Phaolo cũng từng nói: “chết là trở về với Thiên Chúa và an nghỉ trong tình thương của Thiên Chúa. Và cái chết là kế hoạch của Thiên Chúa”.  Những linh hồn đã qua đời hoàn thành sứ mạng vác thập giá đời mình. Khi chúng ta làm dấu Thánh giá tức là chấp nhận vác thập giá đời mình và đối diện với cái chết một cách thanh thản, tràn đầy hy vọng phục sinh. Chúa Giêsu cũng thông qua cái chết để được về với Chúa Cha; cái chết của Người để mở đường cho chúng ta đến ở cùng Ngài. Dưới nấm mồ chỉ là thân xác cõi tạm còn linh hồn của những người đi trước đang yên nghỉ trong nhà Cha.

 

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)

 

Đến nghĩa trang những người sẽ chết cảm thấy như gần gũi với người đã chết, đối với cái chết mọi người đều bình đẳng như nhau, sự bình đẳng ấy chỉ có được từ Thiên Chúa và chỉ có Thiên Chúa mới có quyền định đoạt sự sống chết. Thời gian ở cõi tạm không còn nhiều chúng ta hãy sống quảng đại, bao dung, sống có ý nghĩa thì khi nhắm mắt xuôi tay mọi vật chất để lại, mang theo là nhân nghĩa như Thiên Chúa mong muốn, để không ân hận “nếu được sống thêm, ta sẽ sống khác” , để hành trang mang về nước Cha khiến ta “tự hào là  con Thiên Chúa”.

 

Hội ngộ truyền thống nơi nghĩa trang Đa Minh (2014)

 

Cầu xin Chúa dủ thương tới linh hồn quý linh mục, tu sĩ, tín hữu, ân nhân trong giáo xứ đã qua đời được ban ơn giải thoát và đem các linh hồn ấy về nơi vinh phúc nhờ giá máu cứu độ của Đức Kitô.

Maria Thu Hồng

Xem thêm hình

Trả lời