Trời sang xuân, cái lạnh cuối đông chỉ còn rơi rớt vào lúc sáng sớm và buổi hoàng hôn. Ngày tết cổ truyền chưa đến mà dường như nàng xuân đã gọi cửa từng nhà. Bao nhiêu bánh mứt, áo hoa quần đẹp… cũng được chuẩn bị xong rồi.
Tôi sinh ra trong một gia đình nề nếp, nhưng khá thoáng đạt. Đã có lúc tôi như nàng công chúa, chẳng hiểu biết gì nhiều, như mãi tới năm lên lớp 5 mới phân biệt được học sinh giỏi và học sinh khá khác nhau thế nào; hay lên lớp 3 còn ngậm cơm ngủ quên trên bàn.
Đôi khi ta vô tâm, không nhìn thấy nếp nhăn trên trán mẹ. Để rồi một ngày ta đọc được một bài báo của một người con, người ấy chia sẻ rằng: “Tôi từng quên mẹ”. Bài báo ấy đọc thấy xót xa lắm, mỗi câu, mỗi chữ như xoáy vào tim, vào gan làm cho nước mắt mình ngân ngấn, chực trào! Ừ, ta từng quên mẹ, để buồn lên mắt mẹ, để những âu lo tràn qua tim mẹ mà ta vẫn vô tình, vẫn vui chơi quên ngày tháng…
Cứ vào đầu tháng ba, đường phố lại rộn ràng trong không khí đón mừng ngày của các chị, các mẹ. Con gái bỗng chạnh lòng nhớ về Ba. Không biết tự bao giờ ngày 8-3 đã trở thành ngày của riêng Ba trong lòng con gái.
Ðời người là một chuỗi những chọn lựa và quyết định. Có những quyết định liên quan đến người khác. Có những chọn lựa thay đổi cả một đời người. Có lẽ quyết định nào cũng làm cho chúng ta ray rứt, dằn vặt.
Môn đệ của một vị đạo sĩ kia muốn từ bỏ thế gian, nhưng anh ta quyến luyến gia đình và bảo rằng: “Vợ con tôi quá thương yêu tôi, nên họ không bằng lòng cho tôi thoát tục”.
“Kính thưa quý vị, ai đó đã đánh cắp cây đàn quý giá của tôi, nhưng trong buổi trình diễn này, tôi muốn chứng minh cùng quý vị là: vẻ đẹp và cái tinh túy của nhạc không nằm trong nhạc khí, nhưng nằm trong tâm hồn của nhạc sĩ”.
Suy nghĩ hồi lâu, em bé cất tiếng hỏi: “Con có thể làm gì để tỏ lòng biết ơn cứu giúp của ông?”. Nhà truyền giáo mỉm cười đáp: “Con hãy trao tặng lại cho những kẻ khác tình yêu này càng nhiều càng tốt”.