Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, những người lầm lỗi; nhưng Ngài chỉ có thể tha thứ khi chúng ta thật lòng sám hối. Người trộm lành suốt một đời lầm lỡ, thế mà chỉ trong giây phút cuối cùng, tỏ lòng sám hối ăn năn đủ để trở nên một vị thánh. Kẻ trộm trở nên thánh không phải vì là người tội lỗi, nhưng vì người trộm nhận biết mình là kẻ có tội.
Ở châu Mỹ Latinh, các Kitô hữu có nhiều cách thức cử hành Mùa Vọng, đặc biệt các cuộc rước kiệu nhắc nhớ cuộc tìm kiếm chỗ trọ của Mẹ Maria và Thánh Giuse trong khi chờ đợi Chúa Giáng Sinh.
Đoạn Tin Mừng này tường thuật phép lạ của Chúa Giêsu chữa một người bại liệt:
Nếu mùa Vọng là thời gian chờ đợi, vậy trong lúc mong chờ Đấng Cứu Thế, hẳn là Thiên Chúa cũng chuẩn bị những điều thú vị, kẻo ta chờ lâu đâm ra chán nản. Bạn có nghĩ điều thú vị mà Thiên Chúa dành cho ta là việc ngắm nhìn và học từ “đạo” tự nhiên không? Không phải Thiên Chúa không nói với chúng ta như đã nói với các tiên tri, chỉ là con người ngày nay không còn “cúi mình” xuống để thấy và để nghe Chúa nói qua thiên nhiên vạn vật thôi.
Theo thánh Gioan, việc dọn đường cho Chúa là lòng sám hối và lãnh nhận phép thánh tẩy. Ông khuyên tất cả mọi người hãy từ bỏ con đường tội lỗi mà trở về đường lành, và lúc đó mọi người sẽ xứng đáng hưởng ơn cứu độ.
Tội lỗi của chúng ta không chỉ làm buồn lòng Chúa, và gây tổn thương cho anh chị em xung quanh mà còn phương hại đến chính bản thân chúng ta. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã khẳng định việc phạm trọng tội có thể được xem như một sự tự tử về mặt luân lý. Thật vậy, mỗi khi chúng ta tự quyết định phạm một tội trọng, đó thực sự là một hình thức tự tử luân lý. Tắt một lời, những tác hại đó luôn độc hại và nguy hiểm chết người. Bằng việc phạm một tội trọng, chất độc tội lỗi sẽ làm ô nhơ toàn bộ con người đó tự trong bản chất. Hãy suy nghĩ về những tác hại khác sau đây của tội trọng: bị xa rời Thiên Chúa mãi mãi và mất các ân sủng thánh hoá của Ngài, bị mất tình bạn hữu với Ngài, tâm trí bị nhấn chìm trong bóng tối và ý chí bị suy yếu. Chưa hết, vẫn còn những tác hại khác nơi người phạm tội trọng, đó là: một nỗi buồn chán thấm nhập toàn bộ con người; sự bình an tan biến; mất khả năng đón nhận Bí tích Thánh Thể; và tội có thể biến thành một thói quen xấu được lặp đi lặp lại. Điều tệ hại nhất là nếu một người chết trong tình trạng phạm tội trọng, họ sẽ mất linh hồn đời đời. Thật là hết sức quan trọng khi chúng ta suy niệm những tác hại của tội lỗi trong đời sống cá nhân của mình hầu để ăn năn về các tội trọng mình đã phạm, đồng thời chạy đến với Bí tích Hòa Giải sớm nhất có thể, và nhờ đó mà được trở lại trong mối tương quan thân thiết với Thiên Chúa.
✠Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô. 1 Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa : 2 Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng : Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. 3 Có tiếng người hô trong hoang địa : Hãy[…]
Thánh lễ trực tuyến 09.12.2023: Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm B