Biểu tượng con cá và chữ P X
(Khi và Rô)
Biểu tượng “khi và rô”
Có một biểu tượng rất thông dụng trong các vật dụng của thánh đường, như : giảng đài, bàn thờ, giếng rửa tội và cả nhà tạm.
Biểu tượng này cũng rất thường xuất hiện trên bìa sách tôn giáo, trên áo lễ hay dây vai của các linh mục, đó là hai chữ X và P.
Thoáng nhìn ta thấy giống chữ P và chữ X khiến có người nói là Pax = bình an. Cách giải thích này không chuẩn xác.
Thực ra đó là hai mẫu tự Hy Lạp : Khi (X = Kh) và Rô (P = R), là những mẫu tự đầu của Danh Đức Kitô (Khristos).
Chữ này xuất hiện ngay từ thời các tín hữu phải ẩn náu tại hang toại đạo, thời tử đạo Roma (trước năm 313), được hoàng đế Constantin vẽ trên hiệu kỳ Labarum, khi tiến chiếm thành phố Rôma và in trên đồng tiền Lamã hồi thế kỷ thứ IV.
Video “Niềm vui khám phá” – ducme.tv
[youtube]KICo3qR3SCk[/youtube]
Biểu tượng con cá (Ichthus)
Ngày nay ai đến thăm hang toại đạo Callixtô tại Rôma, có thể thấy biểu tượng “con cá” đã có từ rất xa xưa. Có người nghĩ rằng : các tín hữu muốn họa lại 2 con cá và 5 chiếc bánh được nhân lên cho 5000 người ăn, hoặc bữa ăn với cá Chúa dọn cho các môn đệ, sau phục sinh, trên bờ hồ Galilê.
Thực ra “con cá” được phổ biến trong giáo hội sơ khai dựa trên chữ con cá trong tiếng Hy Lạp là Ichthus.
Bảy ký tự này tổng hợp một danh xưng diễn tả khá đầy đủ về Chúa Giêsu. “Iesous Christos Theou Uios Soter”, nghĩa là Giêsu Kitô – Con Một Thiên Chúa – Đấng Cứu Thế (Jesus Chirst, Son of God, Savior).
Ta nhớ trong chuyện “Quo Vadis”, chàng Licinius nhìn thấy Lygia vẽ con cá trên mặt đất, đã đi tìm hiểu tôn giáo mới và trở thành kitô hữu.
Tertulianô từng viết về bí tích rửa tội : “Chúng ta là những con cá nhỏ, theo hình ảnh của Ichthus, được sinh ra từ nước”.