Nasa – Vatican một cầu nối giữa khoa học và tôn giáo

 

 

Nasa - Vatican một cầu nối giữa khoa học và tôn giáoNgày 16/7/2019, kỷ niệm 50 năm tàu không gian Apollo 11 đáp xuống Mặt trăng (16/7/1969). Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong mối tương quan giữa khoa học và tôn giáo.

Tại Đài Thiên văn Vatican ở Castel Gandolfo, Ý, lúc khoảng 22 giờ ngày 20/7/1969, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã quan sát Mặt trăng qua kính viễn vọng nơi các nhà thiên văn Dòng Tên làm việc.

Trước đó, với tư cách là một nguyên thủ quốc gia, ĐGH Phaolô VI đã được yêu cầu viết một “thông điệp thiện chí” để đưa vào một đĩa đặc biệt và được đem lên Mặt trăng bởi các phi hành gia Apollo 11. Thông điệp của ngài đã đến mặt trăng, được chờ đợi bởi cả phía khoa học lẫn tôn giáo, được trích từ Thánh vịnh 8: “Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con, lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu! Uy phong ngài vượt quá trời cao.” Và kết thúc thông điệp với “chúc tụng danh thánh Chúa, Đấng ban sức mạnh như thế cho con người. Chúng con tha thiết cầu nguyện cho khởi sự tuyệt vời này.”

Đài thiên văn Vatican có nguồn gốc từ học viện Dòng Tên ở Roma từ thế kỷ thứ 16, với các nghiên cứu thiên văn của các tu sĩ Dòng Tên. Đến thế kỷ 18, các đức giáo hoàng tích cực hỗ trợ việc nghiên cứu này. Hiện nay, Đài thiên văn thuộc Vatican và được trao cho các tu sĩ Dòng Tên điều hành.

Đài thiên văn Vatican nổi tiếng với phòng thí nghiệm thiên thạch, một nơi có nhiều loại nghiên cứu địa chất hành tinh khác nhau, và các mẫu về thành phần của đá Mặt trăng do tàu Apollo mang về vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Đài thiên văn Vatican là nơi tiến hành khoa học, nhưng cũng là nơi mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo được coi trọng và nuôi dưỡng.

Văn Yên, SJ – Vatican

Để lại một bình luận