Thần học online:
Theo GLHTCG số 1465, chúng ta có thể nói rằng các linh mục là “dấu chỉ” của bí tích này, bởi vì các linh mục tượng trưng và là khí cụ của tình thương Thiên Chúa đối với tội nhân; ngoài ra, linh mục cũng là đại diện cho Hội thánh, thâu nhận hối nhân vào cộng đoàn.[1]
Tuy nhiên, chúng ta không được quên, linh mục cũng là một người anh em;[2] là một con người yếu đuối như bao người khác, là tội nhân, vì thế có thể dễ dàng cảm thông với anh chị em của mình.
Cũng phải thêm rằng, dù cộng đoàn không phải là thừa tác viên của bí tích theo nghĩa chặt, nhưng vai trò của cộng đoàn rất quan trọng. Ngay từ các thế kỷ đầu, cộng đoàn các tín hữu đã tham gia tích cực vào công cuộc hòa giải các tội nhân bằng cách khuyên nhủ và nhất là cầu nguyện để cố gắng đưa người anh em trở về. Các lễ nghi gia nhập vào hàng hối nhân và hòa giải đều diễn ra với nghi thức phụng vụ có sự tham dự của cộng đoàn, để mọi người cầu nguyện cho hối nhân. (trích Từ cạnh sườn bị đâm thâu, trang 322 – 333).
[youtube]nuGOOiAqTrI[/youtube]
[1] Điều này thể hiện rõ nét trong kỷ luật “thống hối công” của thời Giáo phụ: hối nhân đến thú tội với giám mục, và bị khai trừ khỏi cộng đoàn trong thời gian đền tội; hết thời gian đền tội, hối nhân được giám mục đặt tay lên đầu để tái thâu nhận vào cộng đoàn.
[2] Xc. Gioan Phaolô II, Tông huấn Hòa giải và Thống hối, số 29.
– Xưng tội cần phải toàn vẹn nghĩa là phải xưng tất cả và từng tội trọng mà hối nhân nhớ được, cùng với các trạng huống có thể làm thay đổi mức độ của tội.
– Cần phải xưng tội riêng với linh mục; vì do quyền chìa khoá, linh mục là như một thẩm phán có quyền tha tội và cầm giữ; như một lương y, linh mục giải tội chữa lành bệnh tật tâm hồn cho hối nhân.
– Nhắc lại quyết định của Công đồng Latêranô IV, Công đồng Trentô buộc xưng tội mỗi năm ít là một lần.