Quan điểm Giáo hội về Tình yêu cùng dấu

CÂU LẠC BỘ MỖI THÁNG MỘT CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 11.2010

TÌNH YÊU CÙNG DẤU
VÀ QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO


Quan điểm Giáo hội về Tình yêu cùng dấuTrong thời đại Công nghệ thông tin toàn cầu hóa ngày hôm nay, thuật ngữ “đồng tính luyến ái” không còn xa lạ với người Việt Nam; bởi lẽ, vấn đề đã tồn tại từ ngàn xưa này, qua những thập niên gần đây, đã trở nên một trong những điểm nóng của thời đại, bùng nổ với qui mô rộng lớn trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam và qui mô của những tổ chức những người thuộc đối tượng này ngày càng phổ biến.

Và, vấn đề này đã được đưa lên “bàn mổ” qua nhiều cuộc Hội nghị mang tầm mức quốc tế với những bài viết bộc lộ quan điểm cách rõ rang, cụ thể và đa chiều của các nhà chức trách xã hội, cũng như của Giáo hội Công giáo.

Nhằm giúp cộng đoàn hiểu rõ hơn về vấn nạn này với quan điểm của Giáo hội Công giáo, Câu Lạc Bộ Mỗi Tháng Một Chuyên Đề đã tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Tình Yêu Cùng Dấu và Quan Điểm của Giáo hội Công giáo” do thuyết trình viên: Lm. Giuse Ngô Sỹ Đình, O.P. Giám tỉnh dòng Đaminh, Giáo sư Luân lý trình bày, vào lúc 19g00, Chúa nhật ngày 14.11.2010 tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo xứ Đaminh – Ba chuông.

 

Quan điểm Giáo hội về Tình yêu cùng dấu


Có lẽ, đây là một Đề Tài khá nhạy cảm được nhiều người quan tâm, cùng với sự trình bày của một thuyết trình viên “nặng ký” về chức vụ lẫn chuyên môn, đã thu hút số lượng người đến tham đạt vào mức kỷ lục “Guiness” so với các chuyên đề khác được tổ chức trước đây tại Trung Tâm, đặc biệt, có sự hiện diện của 2 nhân vật từng là thuyết trình viên cho Câu lạc bộ chuyên đề là Bác sĩ Lan Hải và Bác sĩ Bùi Duy Luật.

Quan điểm Giáo hội về Tình yêu cùng dấu

Sau phần thánh hóa và giới thiệu của lm. Giuse Đỗ Trung Thành, O.P, người phụ trách CLB Chuyên đề, buổi sinh hoạt diễn đàn bắt đầu được bằng những tràng pháo tay đón chào thuyết trình viên.

Nội dung bài thuyết trình của ngài được khởi đi từ một số câu hỏi liên quan trực tiếp đến chủ đề do một tham dự viên đã gởi trước qua Ban tổ chức, nhờ thế, mà bài nói chuyện của ngài xúc tích hơn và cô đọng hơn, mặc dù một số bạn trẻ cho rằng khá “cao siêu” – nên khó hiểu hết vấn đề.

Ngài đã giúp cho cử tọa có một số nhận thức về vấn đề Đồng tính luyến ái dước góc nhìn và lập trường của Giáo hội:

1. Thánh Kinh vẫn lên án đồng tình luyến ái là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống luôn tuyên bố “hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn tự bản chất của chúng”, vì nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể đuợc chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào.

Ngài cũng cho biết, dưới cái nhìn của các tác giả Thánh Kinh, đồng tính luyến ái là một đảo lộn trật tự tự nhiên là một cắt đứt quan hệ với Đấng Tạo Hóa. Đưa ra phán quyết ấy, nhưng thánh kinh không hề tuyên bố về trách nhiệm cá nhân của những người đồng tính luyến ái. Thánh Kinh chỉ muốn nhắc nhở rằng xét về mặt luân lý, không thể đặt ngang hang đồng tính luyến ái với tình dục bình thường.

 

Quan điểm Giáo hội về Tình yêu cùng dấu


Ngay từ đầu, Kinh Thánh đã khẳng định Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ; chối bỏ hoặc đi ngựợc với chương trình ấy là một điều không phù hợp với chương trình của Đấng Tạo Hóa. Bởi vì, trong bản chất đích thực, tình dục hướng đến việc trao ban sự sống. Trong quan hệ đồng tính luyến ái, khía cạnh sinh sản dĩ nhiên hoàn toàn bị chối bỏ, do đó xét theo bản chất và mục đích của tình dục, đây là những quan hệ phản tự nhiên. Dĩ nhiên, không phải mọi hành động tình dục trong đời sống vợ chồng đều dẫn tới việc sinh sản, nhưng hành động tình dục chỉ thực sự là ngôn ngữ của tình yêu, nếu nó hướng mở đến việc sinh sản. Tình yêu như thế không thể có trong quan hệ đồng tính luyến ái.

2. Về mặt luân lý, cần phải nhìn đồng tình luyến ái dưới 2 khía cạnh: khách quan và chủ quan. Dưới khía cạnh khách quan, những hành động đồng tính luyến ái tự chúng đi ngược lại trật tự tự nhiên của tình dục. Những quan hệ của tính dục chỉ phù hợp với bản chất và mục đích của tình dục, khi chúng diễn ra trong quan hệ yêu thương của những người phối ngẫu nam nữ thôi.

Giáo Hội bác bỏ quan niệm rất phổ biến hiện nay, theo đó quan hệ đồng tính luyến ái có thể được xem là tốt về phương diện luân lý. Đối với những người do cấu tạo tự nhiên hướng về đồng phái, họ có chủ trương rằng giữa hai người đồng tính luyến ái có thể có tình yêu chân thật và trách nhiệm. Theo Bộ Giáo lý Đức tin, một quan niệm như thế hoàn toàn sai lạc, vì một tình yêu đích thực đòi hỏi sự truởng thành cả về tinh thần lẫn trách nhiệm.

 

Quan điểm Giáo hội về Tình yêu cùng dấu


Tuy nhiên, nhìn dưới khía cạnh chủ quan, chỉ Thiên Chúa mới có quyền xét đoán; có tội hay không có tội là tùy vào lương tâm mỗi người trước mặt Chúa. Hơn nữa, có khuynh hướng đồng tính luyến ái chưa hẳn đã là một cái tội, do đó nhìn người đồng tính luyến ái với cái nhìn cảm thông là thái độ nền tảng trong cách cư xử của người Kitô hữu. Theo tinh thần Tin Mừng, người đồng tính luyến ái cũng là tha nhân, do đó họ cần được tôn trọng, đón nhận và nâng đỡ hơn bất cứ ai khác. Qua lời kêu gọi của Bộ Giáo lý Đức Tin, người Kitô hữu được mời gọi phải có cách cư xử với những người đồng tính một cách toàn diện, với sự tôn trọng và cảm thông, nhìn nhận họ là những con người bình thường.

3. Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi sống tiết chế. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, từ những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sung các bí tích, họ có thể và phải dần dần cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo.

Giáo hội cũng đòi hỏi chính bản thân họ phải là những con người có tự do và trách nhiệm. Cũng như mọi người, họ cũng được mời gọi nên thánh; cũng như mọi người có trách nhiệm, họ cũng phải sống tiết chế, và nếu họ là những Kitô hữu, họ cũng phải sống thế nào để làm chứng cho các giá trị Nước Trời.

 

Quan điểm Giáo hội về Tình yêu cùng dấu


Tóm lại : Giáo hội không nhìn người đồng tính như là một người khác thường, cũng không bao giờ coi thường họ. Giáo hội luôn tôn trọng, đón nhận, yêu thương những người đồng tính như là hình ảnh của Thiên Chúa. Giáo hội hướng dẫn các vị Mục tử quan tâm giúp đỡ và hướng dấn những người đồng tính để họ làm chủ được hành vi của mình.

Nhưng Giáo hội dứt khoát không chấp nhận hôn nhân của những người đồng tính và cũng không chấp nhận họ tham gia trong những cộng đoàn tu trì (cả nam và nữ) không phải vì họ có xu hướng đồng tính, mà vì yêu thương họ, không muốn đặt họ vào hoàn cảnh “nguy hiểm” cho chính họ.

Sau phần thuyết trình của ngài, thời gian còn lại khoảng 50 phút là những câu hỏi rất cụ thể được đặt ra từ phía cử tọa, nhờ đó buổi sinh hoạt chuyên đề càng sôi nổi hơn và mọi người nắm bắt vấn đề cách xác thực hơn.

 

Quan điểm Giáo hội về Tình yêu cùng dấu


Chẳng hạn, phải ứng xử như thế nào khi phát hiện bạn của mình có những biểu hiện bất thường về giới tính ? hoặc, người đồng tính khi quan hệ tình dục với người đồng giới, thì phạm tội nặng hay nhẹ ? v.v… Những câu hỏi rất thực tế và thiết thực.

Buổi sinh hoạt kết lúc 21g00, mặc dù vậy, một số cử tọa vẫn “bám theo” thuyết trình viên để tiếp tục trao đổi – buổi sinh họat diễn đàn với thời lượng 2 tiếng xem ra không đủ cho chuyên đề với đề tài nóng bỏng này.

Sinh viên – Nhịp Bước Đaminh

 

Để lại một bình luận