Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

 

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

Trần Bình

 

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

Ngay sau khi kết thúc thánh lễ cuối cùng chiều thứ Tư lễ Tro, ngày 17.02.2010, khoảng 22 giờ, chuyến xe của chúng tôi lăn bánh trực chỉ hướng về miền tây. Ngoài vị trưởng đoàn khả ái, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh còn có các cha Giuse Đỗ Trung Thành, cha Giuse Hoàng Huy Cường và cha Đaminh Trần Bình Tiên; cùng tháp tùng còn có quý chức trong giáo xứ.

Sau đêm dài vượt đường xa, đoàn du lịch dừng chân tại thành phố Cà Mau, nơi xe không có thể chạy thêm được nữa vì nối tiếp là đường sông.

Đón tiếp mọi người là thầy Giuse Nguyễn Chí Thời. Thầy Thời là dân Cà Mau chính hiệu, hiện đang thực tập Mục Vụ tại Miệt Thứ – Kiên Giang. Nhân ngày nghỉ Tết, thầy hẹn đón mọi người là làm hướng dẫn viên đưa mọi người vào Đất Mũi, nơi rẻo đất cuối cùng của quê hương chữ S thân thương mỗi năm cây Đước cây Mắm lấn biển chèn bờ.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

Sau những lời chào thăm thân tình với gia đình thầy Thời mọi người vào chiếc tàu cao tốc mà gia đình mướn sẵn. 7giờ sáng, máy nổ, con tàu xé nước bay trên sóng. Người tài công cho biết, đoạn đường từ thành phố Càmau vào nơi cần đến dài 120km, nhưng nếu đi đò chợ sẽ phải mất cả một ngày trời, nghĩa là xuất phát từ 7giờ sáng, muốn đến nơi thì sẽ là 17giờ chiều.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

Vòng vèo trên những con sông lớn nhỏ, vượt qua những miền đất lạ lẫm, được nhìn thấy những thứ lần lần tiên, đoàn du lịch ai cũng háo hức. 9giờ00, tàu dừng lại để mọi người tham quan chợ Đất Mũi, ngôi chợ hoàn toàn bị cô lập bởi nước và nước. Người ta đi chợ bằng đò, bằng vỏ lãi, bằng cách phương tiện trên nước… khoảng 5 năm trước về đây, các nhà lãnh đạo mở 1 con đường bêtông nối từ chợ về Đất Mũi, con đường dài khoảng 10km, kể từ đất, rẻo đất hiền hòa này lâu lâu ré lên những tiếng nẹt pô, tiếng gào thét đua xe man rợ. Sau 1 vòng dạo chợ, chụp hình lưu niệm, cả đoàn lại tiếp tục lên đường với lỉnh kỉnh cá khô, vọp.. đặc sản của miền đất bồi này.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

Có ai đó trong đoàn thốt lên: trước giờ cứ nghe cha Hiệu ví von đời sống cha mẹ già như cây mắm, theo ý tưởng của nhà văn Nguyên Lộc, giờ được tận mắt mục kích, và giờ mới hiểu những ý tứ thâm thúy mà đơn sơ này. Cây Mắm và cây Đước là 2 giống cây chủ đạo của vùng đất bồi này bởi vì chúng có khả năng chịu mặn. Để phân biệt, cây đước rễ cắm xuống còn cây mắm thì rễ ngoi lên. Rễ của 2 giống cây này cắm xuống đất, khiến cho phù sa đọng lại. Hạt của chúng cũng như cành, rụng xuống là bật mầm xanh rễ khiến cho đất cứ ngày ngày lấn dần, kéo dài mảnh đất thân thương Việt Nam dài thêm mãi.

Đặc biệt, vì đời sống đặc trưng của chúng, nên chỗ nào có các loại cây này thì phiêu sinh rất nhiều, là nơi cho cá tôm sinh sống. Bà con nghèo ở vùng Năm Căn, Ngọc Hiển này có thể cả đời không biết đến tiền triệu là gì, thế nhưng sáng sáng vác túi ra mò dưới gốc mắm, gốc đước là có được vài chục ký sò huyết hoặc vọp hay ốc len… đúng là trời sinh trời dưỡng. Nhìn gia cảnh của bà con, thấy rõ cái nghèo nhưng đời sống của họ lại ung dung tự tại vì không bao giờ chết đói nếu còn cây mắm cây đước này.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

Cuối cùng cả đoàn tập kết được nơi muốn đến. Mọi người cảm thấy mình được mời chào khi từ xa đã thấy bảng “Welcome to Camau cape”. Lần đầu tiên được đặt chân vùng cực Nam của Đất nước, ai cũng lăng xăng tìm cho mình góc ảnh đẹp để ghi lại khoảng khắc để đời này. Cảm giác xúc động hiện rõ trên mặt từng người, bước chân mình đạp lên từng tấc đất địa đầu của quê hương, mà không dễ có lần thứ hai thế này.

Sau những phút giây xúc động trôi qua, mọi người chia nhau, người nhóm bếp, kẻ trải báo dọn chỗ. Bàn ăn hôm nay là lầu Nghinh Phong, mà ban quản lý xây sẵn cho các du khách nghỉ ngơi.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

Sáng nay, cha Cường hào sảng mời mọi người uống rượu Tây, chai rượu mà ngài mang từ Sàigòn ra. Mồi nhậu là vọp nướng, cá khoai khô, nem chua và nem bì. Vừa tây vừa ta, dân dã và đài các.

Con vọp suốt đời ăn phù sa phiêu sinh, nằm trong gốc cây mắm cây đước, rửa sơ cho hết bùn, mang đặt trên lò than. Đợi đôi phút cho tới khi há miệng sôi nước, cầm lên cho thêm chút mắm hành, thơm lừng. Mọi người chia nhau miếng nhấm chan chứa tình thân ái gia đình. Tranh thủ nhâm nhi, tranh thủ tham quan để trở ra, vì trời về chiều sóng sẽ dâng cao và gió lớn. Mọi người trước khi ra về, cố gắng trèo lên vọng gác, nơi có thể nhìn thấy hình Mũi Đất con cong. Ai ai cũng tranh thủ đưa tay thủ thế, ghi lại cảnh mình bóp mũi Đất Mẹ.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau
Nhà thờ Tắc Sậy

Chia tay Đất Mũi, chia tay gia đình thầy Chí Thời, đoàn du lịch ngược lại giáo xứ Tắc Sậy. Chào đón mọi người là cha Gioan Nguyễn Thanh Bình, trước đây cha là cha sở tại giáo họ đạo Phêrô, nơi cha Tiên khi còn học viện giúp xứ ở đấy. Gia đình cha Bình hiện sinh sống tại giáo xứ Minh Đức, nơi cha Hiệu trước là chánh xứ. Mọi người gặp nhau vui vẻ vì ai cũng nhận mình là “giáo dân” của nhau. Vì gần giờ lễ cộng đoàn, cha Bình mời quý cha cùng đoàn hành hương cùng dâng lễ tạ ơn.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

Sau thánh lễ, cha xứ Tắc Sậy mời mọi người cùng tham quan trung tâm hành hương cha Phanxicô X. Trương Bửu Diệp, đang trong giai đoạn hoàn thiện, hứa hẹn là nơi hội tụ tâm linh cho cả giáo phận. Chia tay Tắc Sậy, đoàn xe tiếp tục lăn bánh vào giáo họ Phêrô – Bạc Liêu.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau
Mộ cha Trương Bửu Diệp

Trước đây, tỉnh Minh Hải (tỉnh Minh Hải gồm tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu kết nghĩa với tỉnh Nam Định. Chính quyền quyết định di dân từ Bắc vào khu đất hoang Vĩnh Hậu để khai hoang lập ấp. Một số ít bà con Công Giáo lúc bấy giờ tranh thủ dựng ngôi nhà nguyện để có chỗ cầu nguyện. Sau này được quý cha ngoài thị xã Bạc Liêu cũng như chính quyền nâng đỡ, một ngôi nhà nguyện khang trang được thành hình. Cha Tiên khi còn học viện, theo chương trình đào tạo, đã cùng một số thầy khác xuống thực tập mục vụ tại đây.

Bà con giáo dân, dù đã 21giờ, với họ đã là giờ nghỉ, thế mà ai cũng vui tập trung tại nhà thờ để chào đón quý cha và mọi người.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau
Nhà nguyện Vĩnh Hậu

Vì là họ giáo vùng sâu xa nên bà con chỉ có thánh lễ vào chiều thứ bảy và chiều chủ nhật, nên nghe tin có quý cha từ Sài gòn về thăm, ngay 6 giờ đã có người đi xem lễ. Bà con ở đây chủ yếu sống nhờ con tôm, nên tập trung giờ này là hiếm hoi, thể hiện tấm lòng của chủ nhà với khách. Bởi vì sống bằng con tôm, nên họ luôn có mặt ngoài vuông để kiểm tra con nước, nguồn thực phẩm, quạt nước, đảo vôi… nếu không sẽ trắng tay vì tôm chết.

Bữa sáng nay cũng hoàng tráng, tôm nướng, tôm hấp, tôm chấm wasabi, cháo sò huyết, sò huyết xào me… toàn đặc sản cây nhà lá vườn. Chia tay mãi mà không dứt ra được vì thấm men. Có người nhận ra là hàng xóm của nhau từ bên Bắc ?!

Ra khỏi họ đạo Phêrô, mọi người ghé thăm nhà công tử Bạc Liêu huyền thoại. Sau đó về thẳng Cần Thơ, ghé thăm cộng đoàn Cần Thơ nơi có cha Dũng, cha Thơ và thầy Lưu đang công tác.

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau
Tu xá Dòng Đaminh tại Cần Thơ

Về đây như về nhà, mọi người hít thở không khí trong lành, nghe chủ nhà hàn huyên tâm sự. Đặc biệt, đóng vai chủ nhà còn có cha Phong, chánh xứ An Bình. Cha Phong trước đây, khi còn là phụ tá nhà thờ Vị Hưng, từng xuống quyên tiền tại Ba Chuông; và cha Hùng, đang nghỉ tết, nghe đoàn Ba Chuông ghé Cần Thơ cũng tranh thủ từ gia đình chạy qua. Cộng đoàn Cần Thơ hiện đang là trung tâm sinh hoạt cho các em sinh viên tại thành phố Tây Đô này. Các thành viên với nhiều sáng kiến và sáng tạo, khiến cho hoạt động của cộng đoàn ngày càng khởi sắc. Chỉ tiếc là, trong nay mai, đây là khu quy hoạch, sẽ bị giải tỏa trắng..?!

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

Về lại thành phố lúc đêm về. Ai cũng thấm mệt sau hành trình khá vất vả nhưng lại đầy kỷ niệm. Một đêm an bình lại đến. Mỗi một hành trình lại ghi dấu cuộc đời một nỗi nhớ niềm thương. Chuyện hợp tan là bình thường, nhưng tình yêu sẽ là vĩnh cửu.

 

Du Xuân Đất Mũi Cà Mau

 

Để lại một bình luận