Đấng đáng kính Maria Antonia Lalìa và nước Nga

 

Đấng đáng kính Maria Antonia Lalìa và nước NgaMột sáng mùa thu trong lành ngày 5 tháng 9 năm 1891, tại nhà thờ Dòng Đa Minh Santa Maria Sopra Minerva ở Rôma – nơi thi hài thánh Catarina thành Siena được chôn cất dưới chân bàn thờ – một nữ tu dòng Đa Minh đến từ Sicily đã cầu nguyện sốt sắng trong suốt thời gian dài.

Bà cảm thấy lí tưởng truyền giáo được xác tín và mạnh mẽ hơn. Sau vài ngày, bà đến gặp cha Alberto Lepidi, một tu sĩ Đa Minh có lòng đạo đức và học vấn cao, người mà bà nhận làm linh hướng và bà đã bày tỏ lý do tại sao bà đến Rôma. “Tôi phải thực hiện lời khấn ngày 27/4/1877 và tôi đã sẵn sàng khi có cơ hội”. Bà nói với một giọng nhỏ nhẹ nhưng kiên quyết: “Hôm qua con đã từ Sicily đến để đi tới nước Nga và sẽ thành lập một trường cao đẳng ở thủ đô Saint Petersburg”.

Vị tu sĩ nhìn thấy bà bối rối nên hỏi bà vài câu đồng thời quan sát bà một cách hiếu kỳ và quan tâm sâu sắc đến nữ tu khiêm nhường và kín đáo này, vị nữ tu trên 50 tuổi như bà với tâm hồn trẻ thơ hiếm có.

Nghe sơ nói, cha mới biết sơ đã làm bề trên hơn 25 năm, được cha Vincenzo Lombardo linh hướng, cha Vincenzo cũng là tu sĩ dòng Đa Minh nổi tiếng về giảng thuyết, thần học và là người cải tổ Tỉnh Dòng Sicily. Nhờ đó, sơ giữ vững lý tưởng của mình.

Qua đó, chúng tôi kết luận rằng đây thực sự là “ơn gọi của Chúa“, nhưng vì thận trọng nên cần phải biện phân phương thức và thời gian cụ thể để thực hiện ý muốn của Thiên Chúa. Điều hợp lý nhất làm vào lúc này là kiếm tìm thêm chị em nhằm thành lập một cộng đoàn để có thể thực hiện được “kế hoạch của Thiên Chúa”.

Mẹ Antonia Lalìa là tên gọi của một nữ tu khiêm tốn. Được các tu sĩ Đa Minh trợ giúp, bà cảm thấy đã tìm được người nâng đỡ bà theo ơn gọi độc đáo này và đó là điều bà mong muốn.

Đứng giữa Vương Cung Thánh Đường nguy nga lộng lẫy, sơ cảm thấy rất vui mừng. Từ lúc đó, bà bắt đầu một giai đoạn mới. Từ thâm tâm của nữ tu Đa Minh khiêm tốn này nhen nhóm một ý định lập Hội dòng mới cho Giáo hội.

Sơ trở thành vị sáng lập cộng đoàn Truyền Giáo Đa Minh của Thánh Xitô. Sơ Maria Antonia Lalìa của Trái Tim Chúa Giêsu, là con gái của một thẩm phán xứ Sicily, được sinh ra tại Misilmeri (Palermo) vào ngày 20 tháng 5 năm 1839.

Vào năm 1856, bà vào trường cao đẳng Đức Maria ở địa phương, tuân theo luật dòng Đa Minh. Sơ học theo gương của Thánh Đa Minh và Thánh Catarina Siena, là cầu nguyện, khiêm nhường và nhiệt tâm tông đồ, hy sinh bản thân mình, thậm chí, nếu cần thiết, có thể tử vì đạo.

Sơ được rất nhiều đặc ân lạ lùng trong giai đoạn đầu của đời sống tu trì, dành hết thời gian để cầu nguyện và sám hối. Được ơn trên thúc đẩy, sơ cảm thấy khao khát mãnh liệt cứu rỗi các linh hồn và sơ đã làm điều này bằng mọi cách, nhất là bằng việc gặp gỡ tha nhân và học sinh mỗi ngày. Hơn nữa, sơ đã viết thư gửi đến một số nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong thời đại đó, gồm cả  Napoléon Đệ Tam và Alexander Đệ Nhị.

Những ý tưởng đầu tiên xuất hiện khi ở Rôma được thực hiện năm 1863 và một tương lai được mở ra, sứ vụ truyền giáo của sơ trong tư cách là người sáng lập. Năm 1877, bà đã có lời khấn sang Nga để thiết lập một trường Trung học Thánh Đa Minh tại St. Petersburg nhằm giáo dục các trẻ nữ nghèo.

Năm 1865, Mẹ Lalìa được bầu làm hiệu trưởng trường cao đẳng Misilmeri và sau đó được bầu lại và phục vụ cho tới năm 1890.

Tuy nhiên, sự nhiệt tình truyền giáo của bà không ngừng ở đây, đã đưa bà đến những lý tưởng vĩ đại dưới sự ủng hộ của cha Vincenzo Lombarbo. Bà xin phép Đức Tổng Giám mục Cardinal Celesia, cho bà rời khỏi Rome với ý định đi đến Nga.

Ngày 4 tháng 9 năm 1891 bà đã đến thành phố Vĩnh Cửu (Rome) dù không có tiền nhưng bà có niềm tin mạnh mẽ vào sự quan phòng của Chúa. Cha Alberto Lepidi đã dựa vào những điều này để chứng minh đức tính của bà, ủng hộ những khát vọng của bà và cho rằng bà lập nên các nhà truyền giáo trong tương lai theo linh đạo của Thánh Catarina Siena. Vì vậy, ý tưởng về một Cộng đoàn mới được bắt đầu.

Sau đó, cha Lepidi dự đoán tương lai và nói với bà, “Ở Nga, chị em của sơ sẽ đi chứ không phải sơ. Nga của sơ là ở Rôma.”

Một tháng sau, được thúc đẩy đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Clement do các anh em Đa Minh Ailen quản lý, Mẹ Lalìa đã nhìn thấy căn nhà của Thánh Sixtô, cái nôi của Dòng Đa Minh ở Rôma bị bỏ quên và sau nhiều cuộc đàm phán, bà đã được quyền sở hữu căn nhà đó.

Vào ngày 17 tháng 01 năm 1893, cùng với hai chị em khác đến Misilmeri, sơ bắt đầu thành lập cộng đoàn mới, đặc biệt giúp đỡ các trẻ em nghèo ở những vùng lân cận, trước tiên dạy giáo lý để lãnh nhận các phép Bí tích rồi đến việc dạy chữ, nhưng luôn luôn hướng tới nước Nga.

Vào ngày 2/6/2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố sắc chỉ nâng Mẹ Lalìa lên bậc đáng kính. Nhìn nhận Mẹ đã sống một cuộc sống chứng nhân anh dũng. Bây giờ chúng ta sẽ chờ đợi và hy vọng phép lạ nhờ sự chuyển cầu của nữ tu người Sicily này. Tất cả những ai nhận được phép lạ hãy liên hệ đến Văn phòng tiếp nhận hồ sơ Phong Thánh của Dòng.

Nhóm dịch BC

nguồn: op.org

 

 

 

 

 

Trả lời