Một trong bọn họ thấy mình được làm sạch, bèn quay trở lại lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người. Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: “Chớ thì không phải cả 10 người được làm sạch sao? Còn 9 người kia đâu? Sao không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại bang này?”.
Nhà thờ là nơi hẹn hò: hẹn hò với Thiên Chúa, hẹn hò với con người. Không ai đến nhà thờ mà không tìm gặp được sức mạnh từ chính Chúa, sự an ủi đỡ nâng từ những người anh em của mình… Do đó, nhà thờ phải là điểm đến của mọi nẻo đường, nhà thờ phải là nơi hội tụ của mọi xây dựng, nhà thờ phải là giải đáp của mọi tranh luận…
Cuộc sống của mỗi người chúng ta, cuộc sống của những người xung quanh chúng ta, cuộc sống của xã hội chúng ta có lẽ cũng giống như một căn phòng đen tối… Chỉ cần một người đốt lên một chút ánh sáng, những người xung quanh sẽ cảm thấy ấm cúng và phấn khởi.
Hằng năm, tuần lễ từ 18 đến 25 tháng 1 được dành để cầu nguyện cho các Kitô hữu được hợp nhất. Đây là một cơ hội thuận tiện để trình bày về thần học đại kết … Ngoài ra, dựa theo thông điệp “Ut unum sint”, chúng ta sẽ kiểm điểm những thành quả đã đạt được cũng như những gì còn phải làm …
Cô bé bán diêm là truyện cổ tích của Andersen. Truyện kể về một cô bé nghèo khổ bán diêm giữa mùa đông giá lạnh và từ giã cõi đời trong đêm Chúa giáng sinh.
Mừng lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, hôm nay Giáo Hội cũng muốn lập lại với chúng ta chân lý ấy: Thiên Chúa đã yêu thương con người và không có gì Thiên Chúa không làm được. Thiên Chúa đã tạo dựng Mẹ và gìn giữ Mẹ khỏi mọi tỳ vết của tội lỗi. Mẹ là nền tảng của niềm hy vọng của chúng ta, Mẹ là bình minh của nhân loại mới, một nhân loại được Thiên Chúa cứu chuộc và ban cho sức mạnh để vươn lên không ngừng.
Ca khúc “Chú bé đánh trống” kể về huyền thoại một chú bé nghèo, vì quá nghèo nên không mua được quà dâng tặng lên Chúa Hài đồng trong ngày kỷ niệm Ngài chào đời. Chú bé đã sử dụng chiếc trống của mình để tấu lên điệu nhạc trọng thể, làm quà dâng kính Chúa, và bất ngờ Chúa mỉm cười…
Mùa Vọng là mùa của thai nghén… Có lẽ chỉ có những người đàn bà đã hơn một lần kinh qua thời kỳ thai nghén và sinh nở mới có thể giúp chúng ta hiểu được thế nào là 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau… Trong 9 tháng 10 ngày, ngoài những nôn mửa không ngừng, người đàn bà mang thai thường phải trải qua nhiều tâm trạng khác nhau của vui buồn lẫn lộn…