Tin Mừng thánh Mát-thêu cho chúng ta biết, rằng Đức Giê-su bảo người ấy: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm, sẽ chết vì gươm. Hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần! Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được? Vì theo đó mọi sự phải xảy ra như vậy.” (x.Mt 26, 52-53)
Mạng xã hội cũng là phương tiện để chúng ta, qua những mối tương quan trực tuyến, chia sẻ cuộc sống của mình và cung cấp thông tin về bản thân cho công chúng. Nói cách khác, mạng xã hội là nơi mà lĩnh vực riêng tư bị phá vỡ để nhường chỗ cho lĩnh vực công cộng và cuộc sống riêng tư của chúng ta bắt đầu bị bày ra trước mặt mọi người…
Nếu chỉ còn một ngày để sống, tôi sẽ làm gì? Để suy nghĩ một chút. Humm… Thật ra, câu hỏi này tôi đã tự đặt ra cho mình vài năm về trước khi được nghe bài hát: “Nếu chỉ còn một ngày để sống” của nhạc sĩ Hoài An. Hơn nữa, cộng với việc đã được nghe từ trước dụ ngôn “Mười cô trinh nữ” (Mt 25,1-13), nên cuộc sống của tôi kể từ ngày đó cũng coi như trọn vẹn từng ngày.
Thánh Giuse – một người thực tế, quyết đoán và giàu nghị lực. Ngài luôn phải đưa ra những quyết định khó khăn và quan trọng, chẳng hạn như, phải làm gì trong mối liên hệ giữa Ngài với Đức Trinh Nữ Maria khi phát hiện ra rằng Maria sắp sinh một con trai (Người là Con Thiên Chúa). Ngài phải lên kế hoạch cho chuyến đi Bêlem để đăng ký điều tra dân số trong khi Đức Maria đang mang thai. Và chúng ta có thể tưởng tượng Thánh Giuse đã phải thiết lập và tháo dỡ xưởng mộc của mình ở bất cứ nơi nào ngài đến để nuôi sống gia đình mình. Lòng nhiệt thành và quan điểm thiêng liêng của Thánh Giuse không mâu thuẫn với việc ngài là một con người hành động.
Nhiều người vẫn thắc mắc rằng Thánh Giuse có còn là bổn mạng của GH Việt Nam nữa không vì không thấy ghi trong Lịch Phụng Vụ. Câu trả lời thật đơn giản, Thánh Giuse đã là và vẫn là bổn mạng của toàn thể GH Việt Nam.
Hôm ấy, có một số người tìm Đức Giê-su. Một số người khác đứng trong Đền Thờ bàn tán với nhau, rằng: “Có thể ông ấy (Đức Giê-su) sẽ không lên dự lễ…” Còn các thượng tế và người Pha-ri-sêu thì ra lệnh: “Ai biết được ông ấy (Đức Giê-su) ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt” (Ga 11, 55-57)
Kiêng hay giảm bớt việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số là một điều kiện không thể thiếu để đạt được mục đích chung của mọi hình thức khổ chế là tìm lại chính mình. Từ đó, việc ngắt kết nối dẫn đến một trong những cột trụ của khổ chế truyền thống là sự thinh lặng.
“Cứ gõ thì sẽ mở ra cho” (x. Mt 7,7) nên cứ hỏi đi thì sẽ được đáp lời. Nhưng để nghe được tiếng đáp ấy từ Thiên Chúa lại đòi hỏi khả năng sống tĩnh lặng trong tâm hồn. Khó chứ không phải dễ đâu em! Cần phải tập làm quen mới có thể yêu mến sự thinh lặng.