Vào thời Abraham, các hiệp ước hay cam kết thường được phê chuẩn trong một nghi lễ trong đó các bên có liên quan bước qua hai nửa xác một con vật đã bị sát tế và chia làm đôi. Cử chỉ này muốn nói lên rằng “Tôi cũng sẽ bị như con vật này nếu tôi không giữ lời đoan hứa”. Tuy nhiên, khi thiết lập giao ước với Abraham, chỉ có Thiên Chúa (dưới dạng một ngọn lửa) đã bước qua giữa các con vật bị sát tế. Thiên Chúa nhận trách nhiệm hoàn toàn về mình trong việc giữ lời hứa làm cho con cháu Abraham đông như sao trời…
Những người Kitô hữu, chúng ta đối diện với thách đố phải giữ gìn và xây đắp sự hiệp nhất trong Chúa Kitô. Thách đố này nới rộng đến mọi giao tiếp chúng ta có với anh chị em mình. Chẳng hạn, chúng ta đối với người thân trong gia đình thế nào, đối với hàng xóm láng giềng ra sao? Chúng ta có tử tế với họ không? Chúng ta có đối xử công bằng không? Chúng ta có chăm sóc cho những người đang túng thiếu, đặc biệt những người nghèo khó, những người đang gặp hoạn nạn và những người cô đơn không?…
Bạn có bền đỗ trong lời cầu xin cùng Chúa hay đôi khi bạn buông xuôi? Bạn có cảm thấy Thiên Chúa lạnh lùng, không trả lời những lời cầu xin của bạn? Ðiều này là bình thường. Tất cả chúng ta đôi khi thấy Chúa chậm đáp lại lời cầu của ta. Nhưng khi đáp trả của Chúa chậm đến, chúng ta cần nhớ rằng Thiên Chúa nhìn thấy một chiều dài lịch sử đến muôn đời, còn ta chỉ thấy hiện tại và trước mắt…
Bạn thấy gì nơi thánh giá? Bạn có thấy sự thánh thiện, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa? Bạn có thấy đấng đã yêu ta và muốn có một quan hệ cá nhân với ta? Hay bạn thấy nơi thập giá sự lên án và những tiêu chuẩn quá cao bạn dựa trên đó mà phán xét người ta? Trong sự khiêm nhường và với tâm tình thống hối và tin tưởng, hãy mở trái tim bạn ra hôm nay cho đấng mà tình yêu dành cho bạn không có giới hạn…
Tình yêu của Ngài bền vững muôn đời. Những lời hứa công bố bởi các tiên tri trong cựu ước, nay được thực hiện qua sự thống hối và đức tin nơi Ðức Giêsu Kitô. Nhờ thánh giá, mỗi người trong chúng ta được giải thoát khỏi sự chết và được giao hòa với Thiên Chúa. Chúng ta được tự do để yêu mến Chúa và tha nhân. Chúng ta được tha thứ hoàn toàn và được tái sinh trong hình ảnh Ðức Giêsu. Lòng thương xót Chúa tuôn đổ trên chúng ta lớn lao biết ngần nào…
Kinh Lạy Cha, đến từ chính Ðức Giêsu, không chỉ là một bản văn hướng dẫn cách thức chúng ta cầu nguyện nhưng đó còn chính là những lời mà chính Ðức Giêsu đã cầu nguyện. Và còn đáng ngạc nhiên hơn nữa khi Ðức Giêsu, đấng không biết đến tội, đã khiêm nhường trong lời cầu “Xin tha tội cho chúng con”. Ngài còn đi xa hơn nữa khi thí mạng sống mình làm bảo chứng sự tha thứ mà Ngài đã cầu nguyện…
Cầu nguyện là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa, Ðấng yêu thương ta nhiều hơn bất cứ ai có thể yêu ta – ngay cả chính ta cũng không yêu ta bằng Ngài yêu ta. Thiên Chúa còn muốn nhiều hơn một cuộc đối thoại siêu nhiên với ta nữa. Ngài muốn chia sẻ những cảm nhận thâm sâu của Ngài với ta cũng như muốn ta chia sẻ những cảm nhận thẳm sâu trong lòng với Ngài…
Khi ta kêu cầu danh Chúa, ta kêu cầu đến mọi điều mà danh này tiêu biểu trên trời và dưới thế. Ta kêu cầu Vua của các vị Vua. Ta kêu cầu Con của Ðức Mẹ. Ta kêu cầu Ðấng mà sự chết và sự sống lại đã giải thoát tất cả ai tin vào Ngài và ban cho họ quyền năng chiến thắng kẻ thù. Satan sợ danh này đến mức nào| Chính danh này đã đánh bại nó nơi đồi Calvê. Hãy bền đỗ tới cùng và đừng đánh mất đi niềm hy vọng. Hãy kêu cầu danh Ðức Giêsu. Khi bạn kêu cầu danh Ngài, Ngài sẽ giúp bạn thắng trận…