Thánh Gioan thường diễn tả kẻ thù của Chúa Giê-su là người “Do Thái”. Dĩ nhiên, phần lớn những nhân vật trong các sách Phúc Âm là người Do Thái- Chúa Giê-su, mẹ Ngài, các môn đệ của Ngài, nhiều người chấp nhận Ngài, nhiều kẻ khước từ Ngài. Nhưng Thánh Gioan thường dùng thuật ngữ “Người Do Thái” để chỉ cách đặc biệt tới các vị thượng tế là người chống đối Chúa Giê-su. Rất tiếc, những câu của Thánh Gioan về sự đối nghịch hung tợn của “người Do Thái” đối với Chúa Giê-su, đôi khi được coi là một trình bày tiêu cực đối với tất cả người Do Thái. Qua bao nhiêu thế kỷ, hình ảnh bị xuyên tạc đã được dùng để bào chữa cho phong trào bài Do Thái- đôi khi đưa hậu quả nghiêm trọng…
Khi Chúa Giê-su nói:” trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !” (Ga 8,58), Ngài tuyên bố sự hiện hữu trước thời Áp-ra-ham. “Tôi hằng hữu” là một từ ngữ mà Thiên Chúa nói về chính mình. Nhiều đoạn văn khác, đã xuất hiện ở sách Isaiah 41,4; 43,10; và 45,18 (mặc dầu không luôn rõ ràng giải thích trong nhiều đoạn). Tự nói lên rằng “Tôi hằng hữu”, Chúa Giê-su rõ ràng diễn tả mình với Thiên Chúa…
Khi chúng ta thấy những dấu chỉ hồng ân Chúa đang diễn ra nơi người bạn nào đó, chúng ta nên làm gì? Ðiều đầu tiên và trên hết là hãy cầu nguyện cho họ. Cầu xin Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời sống họ, mạc khải nhiều sự thật hơn về Ðức Giêsu. Hãy cầu nguyện để người bạn mình vượt qua được những chống đối và thái độ thù địch của những kẻ không tin hay hoài nghi…
Những người lần đầu tiên đọc những lời này có thể tự hỏi không biết những người ác này muốn ám chỉ ai. Nhưng chúng ta, những người đã quen thuộc với Thánh Kinh có thể nhận ra ngay họ đang nói cách tiên tri về những nỗi đau đớn và nhục nhã mà Ðức Giêsu sẽ phải chịu. Tác giả sách Khôn Ngoan đã sống rất lâu trước Chúa Giêsu nhưng Thiên Chúa đã cho ông cái nhìn sâu sắc về bản án bất công mà qua đó Con Thiên Chúa lật đổ nhào quyền lực của sự dữ và phục hồi nhân loại trong cuộc sống mới…
Nhìn lại cuộc đời Chúa Cứu Thế, chúng ta có thể thấy toàn bộ đời Ngài – từ lúc được thụ thai cho đến cái chết, sự Phục Sinh và lên trời vinh hiển của Ngài – đã hoàn tất đầy đủ các lời hứa của Thánh Kinh. Tuy nhiên, biết bao lần chúng ta không nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong tâm hồn ta và trong những người chung quanh ta? Bao nhiêu lần chúng ta nghĩ và hành động như thể Chúa vắng mặt hay không hề quan tâm đến cuộc đời ta?…
Ðúng là việc hoán cải các linh hồn là công việc của Thiên Chúa, nhưng chính chúng ta là những người được gọi để rao giảng. Thánh Phanxicô thành Assisi nói: “Hãy rao giảng mọi lúc. Sử dụng lời nói của chúng ta khi cần”. Nói cách khác, điều quan trọng nhất là trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải nên chứng nhân của đời sống mới trong Chúa Kitô và tùy theo điều kiện của mình tham gia vào các công việc truyền giáo…
Câu chuyện người con hoang đàng là một trong những bức tranh rõ nhất về hồng ân và lòng thương xót của Thiên Chúa. Nó mô tả tấm lòng của một người cha phiền não vì con mình, nhưng không từ chối nó. Thay cho một tâm hồn giận dữ, phẫn nộ, chúng ta thấy một tâm hồn đầy ắp lòng thương xót và trắc ẩn, một tâm hồn chỉ muốn được đoàn tụ với người thân thương. Ngay cả trước khi đứa con hoang đàng xin tha thứ, người cha này đã ôm đứa con vào lòng và mặc cho nó lòng thương xót.