Trong Tin mừng thánh Gioan chúng ta thấy một đoạn tương tự với đoạn trong thư Do Thái, nhưng diễn tả súc tích hơn. Ở cuối phần tự ngôn chúng ta đọc thấy: “Không ai nhìn thấy Thiên Chúa bao giờ, ngoại trừ người Con, Đấng ở trong cung lòng của Thiên Chúa Cha. Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1:18).
Đây là sự khác biệt thiết yếu giữa mặc khải của Thiên Chúa nơi các ngôn sứ và trong toàn bộ Cựu ước, và mặc khải do Đức Giêsu mang lại khi Người nói: “Ở đây còn hơn cả Giôna nữa” (Mc 12:41). Ở đây chính Thiên Chúa, “Ngôi Lời Nhập Thể” (x. Ga 1:14), là Đấng nói cho chúng ta về Thiên Chúa. Ngôi Lời ấy “ở trong cung lòng ánh sáng thế gian” (Ga 8:12). Người nói về chính mình như sau: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14:6)…
Nếu như sứ mạng chủ yếu của Đức Kitô là mặc khải về Chúa Cha, “Thiên Chúa của chúng ta” (Ga 20:17), thì đồng thời Người cũng được Chúa Cha mặc khải là người Con. Người Con này, “là một với Chúa Cha” (Ga 20:17), nên có thể nói rằng: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14:9). Trong Đức Kitô, Thiên Chúa trở nên “hữu hình”, sự hữu hình của Thiên Chúa được nhận ra nơi Đức Kitô. Thánh Irênê đã diễn tả điều này thật chính xác như sau: “Thực tại vô hình của Chúa Con là Chúa Cha, và thực tại hữu hình của Chúa Cha là Chúa Con” (Adv. Haer. IV, 6,6)…
“Chúng ta hãy quay trở lại với công đồng Vatican II, ở đây chúng ta đọc thấy: “Đức Giêsu Kitô, Lời đã hóa thành nhục thể, được sai đến sống giữa mọi người, Đấng nói Lời của Thiên Chúa” (Ga 3:34), và đã hoàn tất công cuộc cứu chuộc mà Chúa Cha đã trao cho Người (x. Ga 5:36; 17:4). Người đã hoàn thành và làm hoàn hảo việc mặc khải và chứng thực mặc khải đó với những bảo đảm của Thiên Chúa, qua chính sự hiện diện và tự biểu lộ của Người, qua những lời nói và việc làm, những dấu chỉ và những phép lạ của Người, nhưng trên tất cả là qua cái chết và sự phục sinh vinh quang từ cõi chết, và sau hết là gởi Thánh Thần chân lý đến. Người mặc khải rằng Thiên Chúa luôn ở với chúng ta, để giải thoát chúng ta thoát khỏi bóng đêm tội lỗi và phục sinh chúng ta vào cuộc sống đời đời.
“Bởi vậy, kế hoạch cứu độ người Kitô hữu, vì là một giao ước mới và dứt khoát, sẽ không bao giờ qua đi, và người ta sẽ không còn chờ đợi mặc khải công đồng mới nào trước khi Thiên Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô biểu lộ vinh quang của Người (x. 1Tm 6:14; Tt 2:13).