Mùa Chay với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Tại Sao Chúng Ta Ăn Chay?
Tại sao chúng ta ăn chay? Có lẽ giây phút này đây chúng ta nhớ đến lời Đức Giêsu đáp lại các môn đệ ông Gioan Tẩy giả khi họ hỏi Người :
“Tại sao môn đệ ông không ăn chay? Đức Giêsu nói: “Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể ăn chay khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, khi ấy họ mới ăn chay” (Mt 9:15).
Thật vậy thời gian Mùa Chay nhắc nhở chúng ta rằng chàng rể đã bị đem đi xa chúng ta. Bị đem đi, bị bắt, bị tù, bị sĩ nhục, bị đánh đòn, bị đội mũ gai, bị đóng đinh…Chay tịnh trong thời gian Mùa Chay diễn tả sự liên đới với Đức Giêsu . Đó là ý nghĩa của Mùa Chay xuyên suốt nhiều thế kỷ và ngày nay vẫn còn như thế.
Tại sao chúng ta ăn chay? Cần phải đưa ra một câu trả lời rộng rãi hơn, sâu sắc hơn, để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa chay tịnh và “sự hoán cải”, đó là sự thay đổi thiêng liêng đem con người đến gần Thiên Chúa..
Con người hướng về của cải vật chất và rất thường lạm dụng chúng. Ở đây không chỉ là vấn đề đồ ăn, thức uống. Khi con người hoàn toàn hướng về việc sở hữu và sử dụng những của cải vật chất, nghĩa là sự vật, khi ấy nó cũng là toàn bộ nền văn minh được đo lường theo lượng và phẩm của sự vật với vai trò là hỗ trợ con người, chứ không được đo lường với thước dây phù hợp với con người. Thật ra, nền văn minh này, cung cấp của cải vật chất không chỉ để phục vụ con người thực hiện những hoạt động sáng tạo và hữu ích, mà còn hơn thế nữa…để làm thỏa mãn giác quan, thỏa mãn sự kích động từ giác quan, thỏa mãn thú vui tạm thời, thỏa mãn nhiều loại cảm giác tuyệt vời hơn…
[youtube]KQtc90LK6bE[/youtube]
Nhìn thấy được điều này, con người hiện đại cần phải ăn chay, nghĩa là, không chỉ kiêng cữ đồ ăn, thức uống mà thôi, mà còn bao gồm nhiều những thứ khác như mức tiêu thụ, sự kích động, sự thỏa mãn của các giác quan. Chay tịnh là kiêng cữ, là từ bỏ cái gì đó.
Tại sao phải từ bỏ cái gì đó? Tại sao lấy đi khỏi chính mình một điều gì đó? Chúng ta đã trả lời phần nào câu hỏi này rồi. Tuy nhiên, câu hỏi này chưa hoàn chỉnh, nếu chúng ta chưa nhận ra con người đó là cũng là chính mình, bởi vì người ấy thành công trong việc từ bỏ điều gì đó khỏi mình, bởi vì người ấy có thể nói “không” với chính mình. Con người là một hữu thể bao gồm thân xác và linh hồn. Một vài nhà văn hiện đại diễn tả cấu trúc đa dạng của con người dưới nhiều tầng lớp, chẳng hạn họ nói rằng, những lớp bề mặt của cá tính chúng ta trái nghịch với những lớp chiều sâu. Sự sống của chúng ta dường như được chia thành nhiều tầng và diễn ra qua những tầng ấy. Trong khi những lớp bề mặt được kết nối lại với dục vọng của chúng ta, thì trái lại những lớp chiều sâu là một sự biểu lộ của tinh thần con người, một ý chí có ý thức, đó là sự suy tư, là lương tâm, là khả năng sống những giá trị cao hơn.
+ ĐGH Gioan Phaolô 2
Tiếp kiến chung, 22-03-1979
G. Nguyễn Văn Chữ, OP. chuyển ngữ