Clips: Một ngày ở Đền Thánh Martin
Mỗi cặp tham gia trò chơi gồm một người khiếm thị và một người ngồi xe lăn. Người khiếm thị đẩy xe lăn có người khuyết tật vận động ngồi ở trên. Người xe lăn có nhiệm vụ chỉ đường cho người khiếm thị. Các cặp thi đấu xem cặp nào về đích trước. Trò chơi cho mọi người hiểu rằng cho dù có khiếm khuyết đi chăng nữa, nếu biết đùm bọc và nâng đỡ nhau, thì mọi người vẫn có thể ung dung tự tại. Điều này đã xảy ra trong thực tế, tôi đã từng đẩy xe lăn cho một anh bạn bị bệnh sốt bại liệt. tôi thì có người dẫn đường, còn anh bạn thì có người giúp di chuyển dễ dàng trên một con đường có đôi chút gập ghềnh. Và thế là cả hai chúng tôi đều có thể đến chỗ mình cần đến.
Trò chơi đã làm không khí trong khán phòng sôi nổi hẳn lên, tiếng cười tiếng nói át cả tiếng người dẫn đường đang chỉ lối cho người khiếm thị đẩy xe lăn. Tuy các cặp thi đấu đi loạng quạng không theo đúng đường đã quy định, nhưng trò chơi đã làm mọi người được một trận cười no bụng. Sau khi các cặp thi đấu đã về chỗ ngồi, tôi chuyển Mi-crô cho nhóm bạn, thì người quản trò của nhóm tình nguyện viên đã nhanh chóng triển khai lại trò chơi “Người dẫn đường”, với người đẩy xe lăn là người sáng mắt và phải bịt hai mắt bằng một chiếc khăn. Mọi người lại được một dịp cười vỡ bụng, lần này người đẩy xe lăn có vẻ rất chật vật. Tôi nghe có người nhận xét rằng, người mắt sáng bị bịt mắt đi loạng quạng hơn người khiếm thị. Khi trò chơi kết thúc, những người mắt sáng đóng vai người khiếm thị đã phát biểu cảm tưởng của họ, nói chung là “khi bị bịt mắt quả thực là rất khó khăn!”(trích Bản tin)
[youtube]WwJb6kWV6h0[/youtube]