Học viện Triết học thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hán Trung của nhà nước ở Thành phố Vũ Hán bên Trung Quốc, sẽ kỷ niệm 800 năm sinh nhật của thánh Tôma Aquinô (1225-1974), mà họ coi là “Đại triết gia”.
Thánh Tôma sinh năm 1225 và qua đời năm 1274, lúc mới 49 tuổi, và là Tiến sĩ Hội thánh.
Hãng tin Fides của Bộ Loan báo Tin mừng truyền đi ngày 22 tháng Giêng vừa qua, ghi lại những dòng này trong thư mời và nói rằng: Học viện Triết sẽ tổ chức một buổi lễ long trọng, một hoạt động học thuật, vào tháng Sáu năm nay để bày tỏ lòng tôn kính đối với thánh Tôma Aquinô, mừng 800 năm sinh nhật của Ngài. Thánh nhân “chiếm một vị thế lịch sử quan trọng trong lịch sử triết học Tây phương; và vị tôn sư lớn nhất của toàn thể triết học. Nhân dịp kỷ niệm 800 năm sinh nhật của tôn sư Khôn ngoan, và trong tinh thần tôn kính đối với ngài, Diễn đàn toàn quốc kỳ V về Triết học Trung Cổ và Đại hội thường niên 2024 của Ủy ban chuyên môn về Triết học Trung Cổ thuộc Học viện quốc gia về Triết học được tổ chức.
Diễn đàn muốn cung cấp một toàn cảnh sâu rộng về những kết quả nghiên cứu lịch sử nhắm điều nghiên về sự phát triển hiện nay về triết học của thánh Tôma, cũng như mở ra một cuộc thảo luận rộng rãi hơn về đóng góp của Triết học Trung cổ trong bối cảnh đa văn hóa.
Ngoài việc tập trung vào nguồn gốc lý thuyết, những đóng góp của các học giả và về hành trình triết học của thánh Tôma, Diễn đàn cũng đào sâu nội dung Triết học Giáo phụ, Triết học Do thái, Arập, Byzantine, với những đào sâu về sự tiến hóa của Kinh viện và sự đối tác của toàn thể các triết học này với triết học hiện đại, trong viễn tượng những giao tác giữa các triết học với nhau.
Thời thánh Tôma Aquinô, là đại thần học gia, trùng với giai đoạn cuối của Nhà Tống (960-1279) ở Trung Quốc, và một thời đại lịch sử Trung Quốc phát triển về kinh tế, văn hóa và thế giới học thuật của nước này. Thời kỳ này cũng có thuyết soi sáng về chính trị tương đối, phát triển nông nghiệp, thịnh vượng thương mại và thành thị cũng như những thay đổi xã hội. Sự tái sinh của Nho giáo đưa tới việc thành lập các trường phái tư tưởng, phát triển mau lẹ về khoa học và kỹ thuật, cả sự hưng thịnh thi phú nhà Tống, và những kết quả quan trọng khác về nghệ thuật thư pháp, hội họa. Một số nhà sử học Tây phương cũng coi thời kỳ nhà Tống là thời kỳ Phục Hưng của Trung Quốc.
(Fides 22-1-2024)
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA