Nước Thiên Chúa trông như thế nào?
Ed 17,22-24; 2Cr 5,6-10; Mc 4,26-34
Lm. Jude Siciliano, OP.
Học viện Đaminh chuyển ngữ
Thưa quý vị,
Đức Giêsu giới thiệu dụ ngôn ngày hôm nay bằng cách nói rằng: “chuyện nước Thiên Chúa thì cũng tựa như…” Rồi sau đó Người kể dụ các dụ ngôn. Lưu ý đức Giêsu nói về các hành động khi Người muốn mô tả nước Thiên Chúa. Đó không phải là ranh giới hay một nơi chốn nào, cũng không phải là cuộc sống sau cái chết trên thiên đường, Nhưng là về Thiên Chúa đang hoạt động ở đây và nay lúc này do đó các dụ ngôn là những gợi ý cho chúng ta biết phải nhìn về đâu và như thế nào.
Khi mô tả “nước Thiên Chúa như thế nào” tại sao đức Giêsu lại không đưa ra một công thức hay định nghĩa? Nếu Người đã làm như thế, hẳn là Người đã giới hạn “nước Thiên Chúa như thế nào”. Nhưng thay vì thế, Người dùng các dụ ngôn, Người tác động vào trí tưởng tượng của ta để giúp chúng ta khám phá ra những nơi chốn, cách thức thú vị và ngạc nhiên mà Thiên Chúa của chúng ta đang hành động.
Nếu chúng ta có được một cái định nghĩa, có thể chúng ta sẽ bị cám dỗ nghĩ rằng “Thiên Chúa chỉ có thể hành động theo kiểu này. Chỉ có thể tìm thấy Thiên Chúa nơi này, chỗ nọ”. Vì trí tưởng tượng của chúng ta không giới hạn, nên cũng không có giới hạn nào cho cái gọi là “nước Thiên Chúa như thế nào”. Nên chúng ta có thể thắc mắc: “Nước Thiên Chúa như thế nào?” Để trả lời cho câu hỏi chúng ta, đức Giêsu kể cho chúng ta nghe những dụ ngôn hôm nay. Đây chỉ là hai trong số mười ba dụ ngôn trong Tin mừng Maccô. Dù nhiều dụ ngôn như thế (chưa kể những dụ ngôn trong Tin mừng Matthêu và Luca) thì đường lối hoạt động của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta vẫn không bị giới hạn.
Cả hai dụ ngôn đều bắt đầu theo cách có vẻ như vô nghĩa và không hợp lý: hạt giống bị vung vãi; hạt cải nhỏ xíu được gieo. Trong dụ ngôn thứ nhất không thấy bóng dáng người gieo hạt, trong khi hạt giống lớn lên. “Đất tự động sinh ra hoa màu”. Và vào thời gian thích hợp, người nông dân trở lại thu hoạch. Người nông dân đã phải làm bao nhiêu việc? ít nhất trong dụ ngôn này cho thấy, ông chẳng phải làm gì nhiều.
Chắc chắn một điều: đức Giêsu không dạy nhà nông cách trồng trọt. Ngay cả nếu chúng ta có trồng một ít rau hay hoa ở vườn sau nhà, chúng ta cũng biết rằng chẳng ai lại đi vãi hạt giống lung tung, rồi bỏ mặc đó, một thời gian sau quay lại hái hoa hay nhhổ rau về dùng. Sau khi gieo trồng, phải làm cỏ, tưới nước, bón phân, cắt tỉa… rồi nếu may mắn, chúng ta sẽ thu hoạch vụ mùa. Nhưng đức Giêsu dùng hình ảnh quen thuộc trong đời sống của những kẻ đang nghe Người giảng, và khởi đi từ đó, điều chỉnh, thêm thắt chút đỉnh nhằm chuyển tải những chi tiết Người muốn trình bày. Đó chẳng phải là cách gieo trồng sao? Nó được vẽ dựa trên kinh nghiệm hàng ngày của những người đang nghe Người giảng, và Người nói với họ: “Hãy mường tượng thế này…”
Dụ ngôn nói đến kinh nghiệm của chính chúng ta và mời gọi chúng ta mở mắt để thấy Thiên Chúa đang hoạt động và hiện diện trong cuộc đời của chúng ta. Phải chăng các môn đệ hiện đại như chúng ta chưa từng có kinh nghiệm này: nhiều lúc chúng ta chẳng làm gì nhiều nhưng lại nhận được mùa gặt bội thu? Những nhà giảng thuyết thường nói rằng người ta sẽ đến và nói rằng những gì vị giảng thuyết nói cách đó rất lâu đã đụng sâu sắc và cuộc đời người ấy đã được biến đổi. Những người trưởng thành thường nói: “cha tôi/mẹ tôi từng nói rằng….,” và trích lại những gì họ đã được nghe từ cha mẹ khi họ còn nhỏ, và nay vẫn còn ảnh hưởng đến lối nghĩ và cách thức hành động của họ. Hoặc là, ai trong chúng ta không có một cau chuyện về thầy/cô giáo những người đã chạm đến cuộc đời chúng ta khi chúng ta còn trẻ và đã định hướng cho cuộc đời ta. Trong tâm trí giáo viên, có thể một hành vi nào đó họ đã thực hiện xem ra không có ý nghĩa gì, vào một ngày lên lớp nào đó. Nhưng hạt giống đã được gieo và một ngày kia sinh nhiều bông hạt.
Trong Tin mừng Maccô, các môn đệ không hiểu và thường bị đức Giêsu quở trách vì sự ngu muội của họ. Cũng thế, chẳng phải chúng ta vững tin rằng Thiên Chúa hành động mới tuyệt vời làm sao khi Ngài sử dụng chúng ta, những môn đệ hữu hạn để gieo hạt mà sau này sẽ có một mùa bội thu đó sao? Người nông dân ra như bỏ qua trong phần giữa của dụ ngôn. Những người môn đệ như chúng ta có nhiều việc phải làm trong triều đại Thiên Chúa. Chúng ta được mời gọi hãy chuyên cần và bền chí. Nhưng dụ ngôn này nhắc nhớ rằng Thiên Chúa thì vô biên và cũng không lệ thuộc vào những việc làm cần thiết để mang lại vương triều Thiên Chúa.
Có lẽ dụ ngôn này giúp chúng ta loại bỏ bớt những lo lắng về những gì người môn đệ chúng ta phải làm. Hôm nay, chúng ta được nhắc rằng không phải tất cả phụ thuộc vào chúng ta. Dụ ngôn không nhấn mạnh vai trò của người gieo hạt, sự xứng đáng hay cần mẫn của người này. Hạt giống tự nảy mầm và lớn lên. Hay nói cách khác, chỉ mình Thiên Chúa mới làm cho hạt nảy mầm và mang lại mùa bội thu.
Không một thí dụ, minh họa, hay dụ ngôn nào có thể tóm kết toàn bộ việc Thiên Chúa hiện diện và hành động giữa chúng ta như thế nào. Vì thế, sau khi trình bày một dụ ngôn, thánh Maccô đặt trước chúng ta một dụ ngôn nữa. Thường khi Sách thánh nói về Thiên Chúa, thì nói về quyền năng vô biên và sự thánh thiện của Ngài. Đối với dân israel bị bại trận, họ cậy trông vào quyền năng của Thiên Chúa, sẵn sàng hành động thay cho họ. Có lẽ họ cũng mong đức Giêsu trình bày một hình ảnh Thiên Chúa quyền năng ảnh hưởng lên thế giới. Nhưng, quả là những thính giả của Người đã rất sửng sốt khi nghe Người nói về dụ ngôn hạt cải.
Như Barbara E. Reid, O.P. đã chỉ ra trong loạt bài viết về các dụ ngôn trong Tin mừng (“Các dụ ngôn cho nhà giảng thuyết: Tin mừng Maccô, Năm B.” Collegeville: The Liturgical Press, 1999), dụ ngôn của đức Giêsu hoàn toàn khác với dụ ngôn cây trắc bá của Êdêkien (Ed 31) và tính tự phụ của sức mạnh con người. Hạt cải là một loạt thảo mộc quen thuộc. Đức Giêsu nói rằng triều đại Thiên Chúa thì không xa xôi như câu hương bá núi Libăng, nhưng ở gần nay bên như khu vườn sau nhà và nó lớn lên giống như hạt cải.
Những người dân thường như chúng ta làm cho triều đại Thiên Chúa trải rộng và triều đại đó có sức mạnh cải thiện thế giới theo cách thức và nơi chốn cách lạ lùng. Nếu quý vị đã từng nhổ cỏ, quý vị sẽ thấy chúng mới lì lợm ra sao. Ngay khi quý vị nghĩ mình đã chiến thắng chúng và tất cả đã bị nhổ hết, thì chúng lại mọc trở lại! Vương triều Thiên Chúa cũng vậy, có thể làm hư hao những khu vườn ngăn nắp và hình thức.
Nếu triều đại Thiên Chúa giống như hạt cỏ lớn lên và không bị tiêu diệt, thì ta tìm đâu ra nó? Hay tôi đang tìm sai chỗ, giữa những người đầy quyền lực, giữa những gì được sắp xếp và kiểm soát, trong và ngoài nhà thờ? Chúng ta cần tẩy sạch lối nhìn, những mong ướng của chúng ta phải sắp xếp lại nếu chúng ta muốn khám phá ra triều đại Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta (nước Thiên Chúa như thế nào). Từ hai dụ ngôn hôm nay, chúng ta có thể lỡ mất hành động của Thiên Chúa giữa chúng ta, vì chúng ta tìm kiếm sai chỗ hay bị vước vào quan niệm của chúng ta về Thiên Chúa là ai và Ngài hành động thế nào. Hai dụ ngôn này đề nghị rằng trong những thắc mắc của chúng ta về Thiên Chúa, tốt nhất là hãy sẵn sàng ngạc nhiên và nếu chúng ta hòa nhịp trong dụ ngôn, chúng ta sẽ biết được “nước Thiên Chúa như thế nào”.