Clips: Anh có giúp tôi?

 

Anh có giúp tôi?


PTH

Clips: Anh có giúp tôi?Hãy giữ những người mà bạn thật sự yêu thương trong vòng tay của mình, thì thầm vào tai họ, nói với họ rằng: “bạn yêu thương họ nhiều như thế nào…!” Đây là một câu chuyện cảm động về tình cha con trong cuộc động đất lịch sử tại Armenia năm 1989.

Vào năm 1989 tại Armenia có một trận động đất lớn 8,2 độ Richter đã san bằng toàn bộ đất nước và giết hại hơn ba mươi ngàn người trong vòng chưa đầy bốn phút. Giữa khung cảnh hỗn loạn đó, một người cha chạy vội đến trường học mà con ông đang theo học.

Tòa nhà trước kia là trường học nay chỉ còn là đống gạch vụn đổ nát. Sau cơn sốc, ông nhớ lại lời hứa với con mình rằng: “Cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa, cha sẽ luôn ở bên con!” Và nước mắt ông lại trào ra. Bây giờ khi nhìn vào đống đổ nát mà trước kia là trường học thì không còn hy vọng.

[youtube]XXCaha8_xuA[/youtube]

Nhưng trong đầu ông luôn nhớ lại lời hứa của mình với cậu con trai. Sau đó ông cố nhớ lại cửa hành lang mà ông vẫn đưa đứa con đi học qua mỗi ngày. Ông nhớ lại rằng phòng học của con trai mình ở phía đằng sau bên tay phải của trường. Ông vội chạy đến đó và bắt đầu đào bới giữa đống gạch vỡ.

Những người cha, người mẹ khác cũng chạy đến đó và từ khắp nơi vang lên những tiếng kêu than “Ôi, con trai tôi!”, “Ôi, con gái tôi!”. Một số người khác với lòng tốt cố kéo ông ra khỏi đống đổ nát và nói đi nói lại: “Đã muộn quá rồi!”, “Bọn nhỏ đã chết rồi!”

“Ông không còn giúp được gì cho chúng nữa đâu!” “Ông hãy về đi!”

“Ông đi đi, không còn làm được gì nữa đâu!” – “Ông chỉ làm cho mọi việc khó khăn thêm thôi!”

Với mỗi người, ông chỉ đặt một câu hỏi: “Anh có giúp tôi không?”

Và sau đó với từng miếng gạch, ông lại tiếp tục đào bới tìm đứa con mình. Đến đó có cả chỉ huy cứu hỏa và ông này cũng cố sức khuyên ông ra khỏi đống đổ nát: “Xung quanh đây đều đang cháy và các toà nhà đang sụp đổ. Ông đang ở trong vòng nguy hiểm. Chúng tôi sẽ lo cho mọi việc. Ông hãy về nhà đi!”

Người đàn ông chỉ hỏi lại: “Anh có giúp tôi không?”

Sau đó là những người cảnh sát và họ cũng cố gắng thuyết phục ông ta “Ông đang xúc động, mọi việc đã xong hết rồi.

Ông đang gây nguy hiểm cho cả những người còn lại, Ông về đi, chúng tôi sẽ lo cho mọi việc!”

Và với cả họ ông cũng chỉ hỏi: “Các anh có giúp tôi không?”

Nhưng không ai giúp ông cả. Ông tiếp tục chịu đựng một mình, vì ông phải tự mình tìm ra câu trả lời cho điều day dứt ông: Con trai tôi còn sống hay đã chết?

Ông đào tiếp… 12 giờ… 24 giờ… ,

sau đó ông lật ngửa một mảng tường lớn và chợt nghe tiếng con trai ông. Ông kêu lớn tên con: “Armand!” Ông nghe: “Cha ơi, con đây, cha! Con nói với các bạn đừng sợ vì nếu cha còn sống cha sẽ cứu con và khi cha cứu con thì các bạn cũng sẽ được cứu…”

“…Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không? Và cha đã làm được, cha ơi”

“Có chuyện gì xảy ra vậy? Ở đó ra sao rồi con?” Người cha hỏi.

“Tụi con còn lại 14 trên tổng số 33, cha ạ. tụi con sợ lắm, đói, khát…”

“… Nhưng bây giờ tụi con đã có cha ở đây.

Khi tòa nhà đổ, ở đây tạo ra một khoảng không nhỏ và thế là tụi con còn sống.”

“Ra đây đi con!”

“Khoan đã cha!

Để các bạn ra trước, con biết rằng cha không bỏ con. Có chuyện gì xảy ra con biết là cha chắc chắn sẽ không bỏ rơi con!”

Khi đối diện với một thảm kịch tang thương hay một tai họa hiểm nghèo,… thường con người

hướng lời van xin về một Đấng Tối Cao?

Con người sẽ cầu nguyện với Đấng Tối Cao khi bị vây hãm với thần chết, với bệnh hiểm nghèo,

với những huyền bí ngoài sự hiểu biết của con người?

Cái trực giác sâu kín này đã đến từ đâu, mà mỗi con người chúng ta đều tìm đến trong những giờ phút hiểm nguy của cuộc đời?

 

Để lại một bình luận