Magnificat Là Lời Kinh Can Đảm!

 

 

Magnificat Là Lời Kinh Can Đảm!

Magnificat Là Lời Kinh Can Đảm!Vui thay có Mẹ Mân Côi
Hạnh phúc Tháng Mười rộn rã lòng con
Xin cho con biết hân hoan
Và luôn can đảm xin vâng Ý Trời

Tôi xin lỗi bạn. Kinh Magnificat là lời kinh ca ngợi được Đức Mẹ cầu nguyện sau sự kiện sứ thần truyền tin và sau lời khen của người chị họ Elizabeth. Chúng ta không xa lạ gì. Nhưng có thể chúng ta chưa biết có điều gì đó khác hẳn…

Trong văn hóa Tây phương, chúng ta có xu hướng nghĩ Đức Maria dịu dàng, cầu nguyện khiêm nhường, cúi đầu, lặng lẽ và hầu như rụt rè trong động thái của Đức Mẹ.

Điều này có thể là thật. Nhưng khi tôi đọc lời kinh của Đức Mẹ, kinh Magnificat, ngày này qua ngày khác, tôi không thể không ngạc nhiên thấy lời kinh đó can đảm và lôi cuốn biết bao. Nhiều câu được trích dẫn từ Israel cổ và Đức Mẹ gắn kết chung với nhau một cách sáng tạo và kỳ lạ. Nhưng là lời cầu nguyện này, đây không là suy niệm nhẹ nhàng. Đó là lời kinh khiến chúng ta muốn nhảy cẫng lên.

Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hớn hở trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi!

Khi tôi cầu nguyện bằng lời kinh này hàng ngày suốt 25 năm qua, tôi có kinh nghiệm là tôi không thể thấy Đức Mẹ đọc lời cầu nguyện này với đôi tay chắp lại và đầu cúi xuống. Tôi thấy một phụ nữ trẻ vui mừng, đầy sự cởi mở, đầu ngước lên trong vẻ tự tin thanh thản và đôi tay giơ cao trong vẻ vui mừng hớn hở và lôi cuốn. Người Công giáo Mỹ gốc Phi cho tâm tính vui mừng này là “có Giáo hội” (havin’ Church), và thường nói thế này: “Mẹ Maria và Bác Elizabeth đang gợi lên Giáo hội ở đó!”

Quang cảnh là Đức Maria vội vã lên đường đi thăm chị thánh Elizabeth. Mẹ Maria đến nơi và chào Bác Elizabeth, rồi thánh nhi Gioan Tẩy giả “đạp thai” vui mừng trong lòng người mẹ. Người ta có thể nói Gioan có những điều được khởi đầu. Trình thuật của thánh Luca nói rằng Bác Elizabeth kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”. Đức Mẹ tiếp tục phản ứng cách linh hồn mình vui mừng trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ. Không có các thánh nhăn nhó ở đây, hai phụ nữ này rạng rỡ niềm vui và cởi mở bày tỏ niềm vui đó. Họ có Giáo hội hoàn toàn, vui mừng “hết cỡ thợ mộc”.

This sort of exchange is not uncommon among some of the African American women in my parish. A not un-typical dialogue might go something like this:

A: Chị ơi, nhìn chị rạng rỡ quá!
B: Đúng vậy, lạy Chúa! Con của em được chúc phúc và đầy ân sủng! Thiên Chúa tốt với chị quá!
A: Thiên Chúa tốt lành!
B: Luôn luôn như vậy!

Vâng, có lẽ vậy, kinh Magnificat là lời cầu nguyện CAN ĐẢM và VUI MỪNG được tuyên xưng khi hai phụ nữ cùng cử hành. Một người vội vã lên đường khi đang mang Đấng cứu độ trong lòng, người kia đầy Chúa Thánh Thần và đứa con đang nhảy mừng trong lòng mình. Hai phụ nữ đều tràn đầy niềm vui của Thiên Chúa, họ cử hành điều mà Thiên Chúa đang thực hiện trong đời họ. Đức Mẹ vui mừng và nói:

Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!

Lời kinh này không chỉ can đảm mà thậm chí là sắc bén trong sự phê phán trật tự xã hội:

Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Đức Mẹ thông báo một sự đảo lộn quan trọng sắp xảy ra. Chúa Giêsu cũng đã nói: Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu” (Mt 19:30). Một số người có thể đề cao những từ này, và người khác chắc chắn có ý nghĩa tâm linh. Nhưng sự phê bình của họ về tính khoác lác của thế giới này (vainglory of this world) không thể được coi là sự trừu tượng hoặc sự tổng quát. Chúng có ý nghĩa thực tế đối với trật tự xã hội ngay tại đây và ngay bây giờ. Chắc chắn chúng có nghĩa là chúng ta phải học cách đánh giá người nghèo, người khuyết tật, người yếu kém. Trong thế giới này, có thể họ cần chúng ta, nhưng vào thời sắp tời, chúng ta sẽ cần họ và lời cầu nguyện của họ đạt được lối vào. Nếu họ có niềm tin, họ sẽ chiếm chỗ cao trọng. Sự đảo lộn đang đến, hãy cẩn thận với những gì chúng ta gọi là “phúc lành” và “bất hạnh”. Hãy cẩn thận những con người và những gì bạn đánh giá, những con người và những gì chúng ta không kính trọng. Đúng, đây thực sự là lời cầu nguyện can đảm và sắc bén. Nó xoáy vào trái tim kiêu ngạo của thế giới.

Một lần nữa, tôi xin xin lỗi bạn. Tôi biết nhiều người có ý tưởng đặc biệt hơn về Đức Maria. Chân dung mà tôi giới thiệu ở đây không bình thường theo văn hóa Tây phương. Nhưng cuối cùng, ít là ở đây, tôi thấy một chân dung phụ nữ vui mừng và cởi mở, một phụ nữ can đảm, thậm chí là sắc bén khi thể hiện điều Thiên Chúa đang thực hiện nơi phụ nữ này, là Đức Mẹ, và cho toàn dân Israel.

ĐGM CHARLES POPE

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Archdiocese of Washington)
Saigon, lễ Đức Mẹ Mân Côi 2011

Để lại một bình luận