Sứ Điệp ngày Thế Giới Bệnh Nhân 2005
Đức Gioan Phaolô II
Chúa Kitô, Niềm Hy Vọng cho Châu Phi
Yaoundé, Cameroon, 11.02.2005
1. Trong năm 2005 được đúng 10 năm, châu Phi lại một lần nữa sẽ đứng ra cử hành cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, được tổ chức tại Đền Đức Maria Nữ Vương các Tông đồ, tại Yaoundé, Cameroon. Sự lựa chọn này sẽ cung cấp một sự thuận lợi để bày tỏ tình liên đới cụ thể đối với các dân tộc lục địa này, là những người chịu thiếu thốn trầm trọng trong sự chăm sóc sức khỏe. Như vậy, một bước tiến nữa sẽ được thực thi để thực hiện sự cam kết mà các Kitô hữu châu Phi, đã 10 năm hay gần như thế đã làm trong Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ ba, nghĩa là trở nên ‘những người Samaritano nhân lành đối với các người anh em và các chị em của mình đang gặp khó khăn.
Quả thật, trong Tông huấn hậu Thượng Hội đồng “Giáo Hội tại Châu Phi ” tiếp đón những nhận xét các Thương phụ Thượng Hội đồng đã làm, tôi đã viết “châu Phi hiện nay giống như người đi từ Jerusalem xuống Jêricô, bị rơi vào những tên cướp trấn lột anh ta, đánh đập anh ta và bỏ đi, để anh ta nữa sống nữa chết (x. Lc 10: 30-37).” Và tôi nói thêm: “Châu Phi là một Lục địa nơi vô số người — người nam và người nữ, trẻ em và thanh niên– đang nằm bên lề đường, bệnh hoạn, bị thương tich, khuyết tật, bị quăng bên lề và bị bỏ rơi như đã xảy ra. Họ hết sức cần đến những người Samaritanô nhân lành dến giúp đỡ họ” ( n.41: AAS,88 [1996],27).
2. Ngày Thế Giới Bệnh Nhân cũng có mục đích thúc đẩy sự suy tư về quan niệm sức khỏe, mà theo nghĩa đầy đủ nhất của nó cũng hàm ý một tình cảnh hài hòa con người với chính mình và với thế giới bao quanh họ. Bây giờ, chính cái nhìn này mà châu Phi diễn tả một cách rõ rệt nét phong phú trong truyền thống văn hoá của họ, như được chứng minh bởi rất nhiều biểu thức nghệ thuật, có đặc tính vừa dân sự vừa tôn giáo, đầy một ý nghĩa về sự vui mừng, nhịp điệu và du dương.
Nhưng vô phúc thay, sự hài hòa này ngày nay bị xáo trộn mạnh mẽ. Rất nhiều chứng bệnh tàn phá châu lục này, và giữa tất cả những chứng bệnh đó, cách riêng là tai họa của bệnh Siđa” gieo rắc sự đau khổ và sự chết chóc trong nhiều phần châu Phi ” (Ibid., n. 116; 1c., 69)
Những vụ xung đột và chiến tranh, làm phiền nhiễu không ít đến những vùng tại châu Phi, thực hiện những can thiệp với mục đích ngăn chận và xử lý các cơn bệnh khó hơn này. Trong những trại tị nạn và di dân, thường nằm la liệt tại đó những người thiếu cả những tiếp tế lương thực cần thiết cho sự sống còn của họ. Tôi khuyên những người có khả năng, dấn thân sâu xa để chấm dứt những thảm cảnh đó (c. ibid., n.117:1c., 69-70).
Tôi cũng nhắc nhở đến những người có trách nhiệm buôn bán vũ khí như tôi đã viết trong văn kiện này: “Những người kích động chiến tranh tại châu Phi bằng cách buôn bán vũ khí, là đồng lõa trong những tội ác ghê tởm chống lại nhân loại” (ibid., n.118:!c.,70).
3. Về thảm họa bệnh Siđa, tôi đã có dịp trong những hoàn cảnh khác nhấn mạnh rằng Siđa cũng là môt “bệnh lý học của tinh thần.” Muốn chiến thắng bệnh Siđa một cách có trách nhiệm, phải tăng gia sự ngăn ngừa nó bằng sự giáo dục biết tôn trọng giá trị thánh thiêng sự sống và bằng sự dạy cho biết xử dụng đúng đắn đến tình dục. Quả thật, mặc dầu xảy ra nhiều vụ nhiễm trùng do lây lan qua máu, cách riêng trong lúc mang thai–những sự nhiễm trùng đáng lý phải được chống lai bằng mọi cố gắng–những sự nhiễm trùng xảy ra theo đường tình dục lại quá nhiều, mà trước hết có thể tránh được và hơn bao giờ hết qua cách ứng xử trách nhiệm và sự giữ đức khiết tịnh.
Các Giám mục tham gia Thương Hội đồng Châu Phi nói trên trong năm 1994, khi qui chiếu về vai trò mà cách ứng xử tình dục vô trách nhiệm trong sự lan truyền của cơn bệnh này, đã đưa ra một lời khuyên mà tôi muốn đề nghị lại ở đây “Tình bạn, niềm vui, hạnh phúc và bình an mà hôn nhân Kitô hữu và lòng trung thành cống hiến cho, và sư bảo toàn do đức khiết tịnh cung cấo cho, phải luôn được trình bày cho các tín hữu, cách riêng cho giới trẻ (Tông Huấn “Giáo Hội Châu Phi,” s.116: AAS, 88 [1996].27).
4. Mỗi người phải cảm thấy mình liên hệ trong trận chiến chống bệnh Siđa. Những người trong chính quyền và những thẩm quyền dân sự có trách nhiệm cung cấp, trong tương quan với chủ đề này, sự thông tin rõ ràng và đúng để phục vụ các công dân, và cũng phải dành những tài nguyên đầy đủ cho sự giáo dục giới trẻ và sự chăm sóc sức khỏe. Tôi khuyến khích các tổ chức quốc tế cổ võ những sáng kiến trong lãnh vực này, những sáng kiến được sự khôn ngoan và tình liên đới linh hứng, luôn tìm kiếm bảo vệ nhân phẩm và ủng hộ quyền bất xả xâm phạm của sự sống.
Phải tán dương nhiệt liệt những công ty dược phẩm đã cam kết giữ hạ giá những thứ thuốc trị bệnh Siđa. Chắc chắn có trường hợp cần đến những tài nguyên kinh tế trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe và còn cần những tài nguyên hơn nữa để sản xuất những thứ thuốc bày bán trên thị trường, nhưng trước những khẩn cấp như bệnh Siđa việc bảo toàn sự sống con người phải đi trước bất cứ sự đánh giá nào.
Tôi xin những người làm mục vụ “mang đến cho các anh và chị của mình mắc bệnh Siđa tất cả nguồn an ủi vật chất, luân lý và thiêng liêng có thể. Tôi tha thiết xin các nhà khoa học thế giới và các nhà lãnh đạo chính trị, vì tình yêu và sự tôn trọng đối với mọi người, xử dụng mọi phương tiện có được để chận đứng tai họa này” (Tông Huấn “Giáo Hội Châu Phi,” s.116: 1.c).
Cách riêng tôi muốn nhắc tới ở đây với lòng khâm phục đến rất nhiều lao công chăm sóc sức khỏe, những người trợ tá mục vụ và những người tình nguyện, như những người Samaritanô nhân lành, họ đã hy sinh mạng sống mình bên cạnh những nạn nhân Siđa và chăm sóc những thân nhân của họ. Trong lãnh vực này, việc phục vụ do hàng triệu thể chế chăm sóc sức khỏe Công giáo thật là đáng giá, họ tới giúp đỡ, như họ làm, đúng lúc một cách anh hùng, những kẻ tại Châu Phi mắc mọi thứ binh, cách riêng bệnh Siđa, sốt rét và ho lao.
Trong những năm gần đây, tôi có thể nhận xét rằng những lời kêu gọi của tôi vì các nạn nhân bệnh Siđa không phải là vô ích. Tôi vui mừng thấy những quốc gia và những thể chế khác nhau phối hợp những cố gắng mình, đã ủng hộ những chiến dịch cụ thể gồm sự phòng ngừa và chữa trị những người mắc bệnh Siđa.
5. Bây giờ tôi nói với anh em, các anh em yêu quí thuộc các Hội đồng Giám mục những lục địa khác trên thế giới, xin anh em kết hợp cách quảng đại với các Mục tử Châu Phi để xử lý cách hiệu quả tình trạng khẩn cấp này và những tình trạng khẩn cấp khác. Hội đồng Giáo hoàng Chăm Sóc Sức Khỏe không quên cống hiến, như đã làm trong quá khứ, sự đóng góp của mình vào sự phối hợp và cổ võ sự hợp tác đó, bằng cách kêu gọi sự ung hộ thực tế của mỗi Hội đồng Giám mục.
Quan tâm của Giáo Hội đối với các vấn đề Châu Phi không chỉ vì bị thúc đẩy bởi những lý do thương người đối với những người đang sống cùng khổ–quan tâm đó cũng được thúc đẩy bởi sự gắn bó với Đức Kitô Cứu Thế, mà Giáo Hội thấy gương mặt trong những nét của mọi người đau khổ. Do đó chính đức tin dẫn đưa Giáo Hội tới chỗ dấn thân hoàn toàn chăm sóc người bệnh, như Giáo Hội đã luôn làm trong giòng lịch sử. Chính niềm hy vọng làm cho Giáo Hội có khả năng bền dỗ trong sứ vụ này mặc cho những cản trở đủ loại Giáo Hội gặp phải. Và sau cùng chính đức bác ái gơi ý cho Giáo Hội sự xích gần đúng tới những hoàn cảnh khác nhau, cho phép Giáo Hội thấy những nét riêng của mỗi một người và đáp ứng với chúng.
Với phương cách chia sẻ sâu xa này, Giáo Hôi đến với những người bị thương tích trong cuộc sống, hầu cống hiến cho họ tình yêu của Chúa Kitô qua rất nhiều hình thức giúp đỡ mà “óc sáng tạo trong bác ái” (Tông Thư “Novo Millennio Ineunte,” s.50) gơi ý cho Giáo Hội hầu đến giúp họ. Với mỗi người trong họ tôi nói: can đảm, Thiên Chúa không quên anh em. Chúa Kitô đau khổ với anh em. Và anh em, khi dâng lên những đau khổ của anh em, có thể làm việc với Người để cứu chuộc thê giới.
6. Sự cử hành hằng năm Ngày Thế Giới Bệnh Nhân cống hiến cho mọi người khả năng hiểu biệt cách hiệu nghiệm hơn tầm quan trọng của sự chăm sóc mục vụ trong sức khỏe. Trong thời đại chúng ta, bị đánh dấu bởi một nền văn hóa thấm nhuần thuyết tục hóa, dân chúng thỉnh thoảng bị cám dỗ không đánh giá cho tận cùng lãnh vực mục vụ này. Người ta nghĩ rằng vận mạng con người bị đe dọa trong nhiều lãnh vực khác. Ngược lại, chính trong cơn bệnh khẩn cấp nổi lên sự cần thiết tìm ra các giải đáp thích đáng cho những vấn đề cuối cùng liên quan đến sự sống con người: những vấn đề về ý nghĩa sư đau đớn, đau khổ và chính sự chết, phải được xem không những như môt điều thần bí phải đối mặt cách gay go, nhưng còn như một mầu nhiệm trong đó Chúa Kitô gánh lấy cuộc sống chúng ta và mở nó ra cho một sự sinh mới và dứt khoát đưa đến sự sống không bao giờ chấm dứt.
Trong Chúa Kitô là sự hy vọng có được sức khoẻ chân thật và hoàn hảo, sự cứu rỗi Người mang đến là một câu trả lời thật sự cho những câu hỏi cuối cùng của con người. Không có mâu thuẩn giữa sức khỏe đời náy và sức khỏe đời đời, bởi vì Chúa đã chết cho toàn bộ sức khỏe của con người và của mọi người (x. 1 Phêrô 1: 2-5; Phụng vụ Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, việc Thờ lạy Thánh Giá). Sự cứu rỗi là nội dung cuối cùng của Tân Ước.
Trong Ngày Thế Giới Bệnh Nhân kế tiếp, như vậy chúng tôi muốn công bố hy vọng cho được sức khỏe đầy đủ và cho toàn nhân loại, bằng cách chúng ta dấn thân làm việc cách nhất quyết hơn để phục vụ vấn đề cao cả này.
7. Trong đoạn Tin Mừng các Mối Phúc, Chúa công bố: “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5:5). Sự phản nghĩa xem ra hiện hữu giữa sự đau khổ và niềm vui mừng, được khắc phục nhờ hành động an ủi của Chúa Thánh Thần. Khi hình thành chúng ta với mầu nhiệm Chúa kitô Đấng chịu đóng đinh và phục sinh, từ nay trở đi Thánh Thần đưa chúng ta đến niềm vui hoàn tất đầy đủ trong sự gặp gỡ hạnh phúc với Đấng Cứu chuộc. Trên thực tế, con người không ước mơ hạnh phúc thể lý và thiêng liêng mà thôi, nhưng ước mơ một “sức khoẻ” biểu lộ trong sự hoà hợp hoàn toàn với Chúa, với chính mình và với nhân loại. Mục đích này chỉ đạt được qua mầu nhiệm Thương Khó, sự Chết và Phục sinh của Chúa Kitô.
Đức Maria Chí Thánh cống hiến chúng ta môt hình ảnh hùng hồn của thực tại cánh chung này, cách riêng qua những mầu nhiệm Vô Nhiễm Thai của Mẹ và sự Mẹ được Hồn Xác Lên Trời. Trong Đức Mẹ, đấng đầu thai không hề có bóng sự tội, hoàn toàn có sự cởi mở theo ý Chúa và phục vụ con người, và như một hậu quả, có sự hài hòa trọn hảo phát sinh niềm vui. Như vậy chúng ta dùng danh hiệu đúng khi chúng ta quay về với Mẹ và kêu cầu Mẹ như là “nguyên nhân niềm vui chúng ta.” Điều Đức Trinh Nữ ban cho chúng ta là một niềm vui cũng ở giữa những thử thách.
Nhưng, khi nghĩ tới châu Châu Phi, được phú cho những tài nguyên nhân bản, văn hóa và tôn giáo phi thường, nhưng cũng mắc phải những đau khổ không nói nên lời, tự nhiên môt kinh cầu đau buồn lướt trên môi miệng tôi:
Lạy Đức Maria, Trinh Nữ Vô Nhiễm.
Người Nữ của đau thương và hy vọng,
xin tỏ lòng nhân ái cho mỗi người đau khổ
Và cho mỗi người đạt được đầy đủ sự sống.
Xin anh mắt từ mẫu của Mẹ đoái đến
cách riêng cho những người sống tại Châu Phi
đang lâm cảnh túng thiếu cùng cực,
vì mắc phải bệnh Siđa hay chứng bệnh nguy tử nào khác.
Xin Mẹ nhìn đến những bà mẹ khóc thương con cái mình,
xin nhìn đến những ông bà không có đủ tiền của
để nâng đỡ những đứa cháu của họ mà chúng trở thành những cô nhi
Xin Mẹ ôm chặt tất cả chúng trong lòng Mẹ
Là Nữ vương Châu Phi và toàn thể thế giới.
Lạy Đức Trinh Nữ Chí Thánh, xin cầu cho chúng con!
Từ Vatican, ngày 8 Tháng Chín 2004
ĐTC Joan Phaolô II
Đức Ông Nguyễn Quang Sách (dịch)