Vợ chồng : Tình nghĩa Tào Khang

 

Vợ chồng : Tình nghĩa Tào Khang


Vợ chồng : Tình nghĩa Tào Khang“TÀO KHANG CHI THÊ”
Tao: Tào 糟: còn đọc là Tào: bã rượu.
Khang  糠 : cám gạo. Thê: vợ.

Tao khang hay Tào khang nghĩa đen là bã rượu và cám, đó là hai thức ăn dùng để nuôi heo, nhưng đối với người quá nghèo khổ thì họ dùng hai thức nầy ăn để sống. Do đó hai chữ Tào khang là để chỉ lúc nghèo khổ.

Tao khang chi thê hay Tào khang chi thê là người vợ lúc còn nghèo khổ, tức là người vợ tình nghĩa thuở ban đầu còn sống nghèo khổ với nhau.

Câu nói của ông Tống Hoằng: Tào khang chi thê bất khả hạ đường. Nghĩa là: Người vợ lúc còn nghèo khổ không thể để ở nhà sau, ý nói: không thể bỏ người vợ tình nghĩa thuở ban đầu nghèo khổ để cưới người vợ mới trẻ đẹp lúc giàu sang.

Xuất xứ câu nói trên từ điển tích Tồng Hoằng :

Tống Hoằng là họ tên của một vị quan đại phu dưới triều vua Quang Vũ nhà Hậu Hán. Tống Hoằng có tánh tình trung nghĩa, chánh trực và chung thủy.

Vua Quang Vũ có người chị là Hồ Dương Công chúa, sớm góa chồng. Công chúa rất ái mộ Tống Hoằng và thường nói rằng: Nếu ai được như Tống Hoằng thì Công chúa mới chịu ưng làm chồng. Vua Quang Vũ biết thế nên cho gọi riêng Tống Hoằng để thử ướm lời, hỏi rằng:

– Ngạn ngữ nói rằng: Sang đổi bạn, giàu đổi vợ, có chăng ?

Tống Hoằng liền tâu rằng: Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau.

Hán Quang Vũ và Công chúa Hồ Dương nghe Tống Hoằng nói như vậy thì biết Tống Hoằng là người trung nghĩa và rất chung thủy, nên rất kính phục và bỏ ý định riêng của mình.

Tống Hoằng có người vợ ở nhà bị bệnh phải chịu mù lòa. Hằng ngày, ngoài giờ làm việc quan, Tống Hoằng săn sóc vợ và tới bữa cơm thì tự tay đút cơm cho vợ ăn. Dù vợ bị mù lòa nhưng Tống Hoằng một lòng thương yêu chung thủy, không vì thế mà muốn cưới vợ khác. Thật trên đời ít có người như thế, nên để gương tốt ngàn đời về sau.


Để lại một bình luận