Cn IV Vọng : Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta


 

THIÊN CHÚA ĐÃ VÀ ĐANG Ở GIỮA CHÚNG TA
Matthêu 1: 18-24

Lm. Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Cn IV Vọng : Thiên Chúa đang ở giữa chúng taTrong bài đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy vua A-khát được giới thiệu như một người tuyên xưng đức tin? Chúng ta được dạy rằng không nên làm phiền lòng Chúa khi chúng ta muốn Ngài cho chúng ta những dấu chỉ lạ để tin. Nhưng khi có được những dấu chỉ thì chúng ta không còn tin Chúa nữa! Qua ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa bảo A-khát cứ xin Chúa một dấu chỉ, bất kỳ đâu: “Từ dưới đáy âm phủ, hoặc trên chốn cao xanh”. Nhưng A-khát vẫn từ chối và muốn chứng tỏ là có lòng tin vào Chúa nên nói: “Tôi sẽ không xin, không dám thử thách Đức Chúa”.

Tại sao Thiên Chúa gay gắt với A-khát? Hay A-khát đã làm điều gì không đúng? Chẳng phải vậy đâu. A-khát đang muốn che dấu sự thiếu đức tin của mình. Ông sợ hai nước phương bắc là Syria và Israel sẽ đem quân đánh Giu-Đa là nước của ông ở phía nam. Ông ta muốn kêu cứu nhờ giúp đỡ nơi vua Assyria. Nhưng Ngôn sứ Isaia lại muốn A-khát tin tưởng vào sự che chở của Thiên Chúa nên mới bảo ông xin nơi Thiên Chúa một dấu chỉ là Thiên Chúa sẽ  giúp ông. Nhưng A-khát do sợ quá nên không dám xin, ông ta không dám thử thách Đức Chúa và cũng không muốn Ngài giúp đỡ. Nhưng Đức Chúa vẫn ban cho một dấu chỉ:”Này đây người trinh nữ sẽ mang thai và sinh hạ con trai,và đặt tên là Em-ma-nu-en”.

Đây thật là một điều bất ngờ! Một vị vua đang sợ nước khác tấn công nước mình, thế rồi xuất hiện một ngôn sứ của Thiên Chúa bảo vua hãy đặt niềm tin vào sự che chở của Đức Chúa. Và việc giúp đở của Đức Chúa chỉ là những dấu chỉ nào đó. Chứ không phải Ngài hứa sẽ cấp cho một đội quân hùng mạnh với những khí giới tối tân để bảo vệ bờ cỏi, Nhưng dấu chỉ nói đến việc ra đời của một bé trai trong dòng tộc David được sinh ra để chứng minh cho lời hứa bảo vệ dân tộc của Đức Chúa.

Nếu anh chị em ở trong địa vị của vua A-khát sẽ nghĩ sao?: Liên kết với nước Assyria hùng mạnh hay đặt niềm tin vào lời hứa của Thiên Chúa? Phúc âm thánh Matthêu nói lên sự trông đợi của Israel về một đấng Mesia; đấng đã được thành toàn trong đức Giêsu. Thiên Chúa đã giử lời hứa của Ngài qua ngôn sứ Isaia và các ngôn sứ khác. Sự bất ngờ ở đây là Thiên Chúa không thực hiện lời hứa như ý loài người nghĩ suy.

Các Phúc âm khác không nói niều về thánh Giuse. Chỉ có phúc âm của thánh Matthêu mà thôi. Theo đó, thánh Giuse được nói đến trong chương 1 thôi. Còn trong chương 2 chúng ta cũng không nghe thánh Giuse nói gì cả. Trong đó trình thuật về thánh Giuse hơi lạ lùng: Ông đã đính hôn với Maria và sẽ xây dựng với cô ta nên một cuộc sống gia đình tốt đẹp. Và với tay nghề mộc vững chắc ông sẽ có kế hoạch bình ổn gia đình theo ý mình, Nhưng Thiên Chúa đã có kế hoạch khác dành cho ông và Maria.

Kể từ khi Giuse và Maria đính hôn; mang một ý nghĩa là họ đã chính thức lập gia đình, trước mặt xã hội và giòng tộc; họ là vợ chồng. Và một sự kiện đột xuất xảy ra. Sự mang thai khó giải thích của Maria. Và yếu tố mà Matthêu đưa ra: Giuse là người “công chính”, nghĩa là người ngoan đạo và giữ luật Mô-sê. Thời đó, một người ngoan đạo theo đúng luật Mô-sê có hai cách xử sự: Ly dị để cho người phụ nữ xấu hổ, hay bị xử ném đá cho đến chết.  Đó là luật pháp và ông lựa chọn cách nào cũng đúng theo luật Mô-sê cả.

Nhưng có sứ thần của Thiên Chúa đến báo mộng nói với Giuse là: Không nên theo luật Mô-sê hảy làm một cách nhân đạo: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về”. Giuse sẽ nhận đứa con của Maria là con nuôi và đặt tên là Giêsu. Vì thế Giêsu, con nuôi của Giuse, sẽ thuộc dòng dõi Đa-vít, và như lời Thiên Chúa đã hứa với A-khát. Để nhấn mạnh điều này, Matthêu đã chép lại lời hứa của ngôn sứ Isaia :”Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”.

Trong phúc âm, thánh Giuse không nói một lời nào, nhưng ông luôn là mẫu gương cho các môn đệ. Giuse không giống A-khát, ông đã đặt tất cả niềm tin vào lời Thiên Chúa, và thực hiện theo ý Chúa. Hôm nay chúng ta tôn vinh thánh Giuse là người biết luật, Nhưng còn hơn thế nữa là biết sống trọn vẹn trong lòng thương xót của Chúa là đấng nhân lành. Ngài đã che chở cho Đức Maria, và hài nhi Giêsu để trở nên công cụ cho chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Giuse có thể đã nghe lời Chúa trong mộng. Nhưng ông ta không phải là người chỉ tin vào mộng. Ông đã hành động theo đúng đức tin của mình. Đó cũng chính là điều các môn đệ có nghĩa vụ phải làm: lắng nghe Lời Chúa, tin và làm theo lời Chúa mặc dù có thể gặp khó khăn khi thực hiện lời Chúa trái ngược với phong cách sống đời thường.

Trong Kinh Thánh có những lời văn khuyên “Đừng sợ?”. Khi những lời này được gửi cho một người nào đó chúng cũng chỉ là một lời động viên: “Vui lên, đừng sợ làm gì”.Trái lại, khi có lời nói “đừng sợ” Được nói bởi một người có sực mạnh, nên điều sợ này được bảo đảm rằng Thiên Chúa luôn ở với họ.

Một người bạn bị ung thư đã nghe những lời này trong đêm khi nguyện gẫm lời Chúa qua kinh thánh “đừng sợ”. Bệnh ung thư đang ở thời kỳ cuối. Người đó cũng như A-khát trong bài đọc 1 đang bị đe doạ bởi những đội quân hùng mạnh. Lời nói “đừng sợ” làm anh ta có một cảm giác như Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc sống của mình như Em-ma-nu-en (Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta).Đối với người bị ung thư, ý nghĩ Thiên Chúa ở cùng người đó không thế nào mất được.

Trong sự khắc khoải của sự nghi ngờ và sợ hãi – như là nỗi đau lớn mạnh khi các phim chụp cắt lớp cho thấy tiến độ của bệnh ung thư và bác sĩ chuyên khoa của ông chia sẻ kết quả xét nghiệm đáng buồn với anh ta; anh vẫn tiếp tục bám víu vào những lời anh nghe đêm hôm đó. Ông tin tưởng rằng, mặc dù có bằng chứng của của một kết quả tồi tệ;  ông nói, “Tôi tin rằng những gì tôi nghe, Thiên Chúa nói đừng sợ và Thiên Chúa ở cùng tôi”. Căn bệnh ung thư đã làm ông ta chết. Nhưng trong tình yêu Thiên Chúa người đó sẽ nói: “Ung thư không thắng, Chính Thiên Chúa đã thắng”.

Đạo chúng ta không phải là đạo sợ hãi. Những người có đức tin không nên để lòng mình bị sự sợ hãi xâm chiếm. Vì lời kinh thánh đã cho chúng ta biết Thiên Chúa đã gởi Đức Giêsu đến với chúng ta. Ngài là Em-ma-nu-en dấu chỉ của sự hiện diện trung thành của Thiên Chúa ở giữa chúng ta.


Để lại một bình luận