ÂN SỦNG – ƠN BAN NHƯNG KHÔNG
Lc 15:1-32
Kinh thánh không chỉ là một quyển sách, nhưng là cả một thư viện. Đó là những quyển sách khôn ngoan, lịch sử, tiểu sử, tin mừng, thư từ, thơ ca,… Thật khó mà tóm tắt “thư viện” này vào một thể loại văn chương. Nhưng chúng ta cứ thử xem sao. Sách Thánh có thể được gọi là “sách về ân sủng,” vì ân sủng làm nên từng trang. Thế nhưng, không ai có thể đưa ra một định nghĩa về ân sủng dẫu có đọc hết các sách thánh. Chúng ta không đi tìm một định nghĩa, cứ như là ân sủng có thể được tóm tắt trong một công thức ngắn gọn và bao hàm tất cả. Thay vì định nghĩa về ân sủng, thì các tác giả sách thánh lại vẽ lên cho chúng ta hình ảnh của ân sủng.
Sách Thánh giống như một quyển Album hình chúng ta đã thu thập (trong thời buổi kỹ thuật số ngày nay thì nó tuyệt chủng mất rồi) trong đó chúng ta lưu giữ những tấm hình của những người thân yêu, những người chúng ta ngưỡng mộ, và những cảnh đẹp trong những chuyến du lịch của chúng ta. Những quyển sách này là “những quyển sách ân huệ” của riêng chúng ta. Chúng giống như Kinh Thánh, có hàng tá những bức ảnh về ân sủng. Hôm nay, Chúa Giêsu bổ sung vào quyển album ảnh này bằng cách cho chúng ta ba dụ ngôn. Mỗi câu chuyện ghi lại một khía cạnh ân sủng đối với chúng ta; không phải là những định nghĩa cụ thể nhưng là chân dung nhân loại của hình ảnh ân sủng.
Hàng ngày chúng ta thường sử dụng những dạng thức của ân sủng từ những gì mà Kinh Thánh nói về ơn thánh? Ví dụ, nếu chúng ta học nhạc hoặc chơi một loại nhạc cụ nào đó chúng ta phải biết những dấu hoa mỹ để lưu ý về cường độ, khoản nghỉ… Đây là một lưu ý rất quan trọng, được viết vào một số trường canh của âm nhạc, thường được in nhỏ hơn so với các ghi chú khác, nó có vẻ như không quan trọng. Vì không phải là nốt thiết yếu cho dòng nhạc, nó chỉ là một chút gì đó thêm vào cho các giai điệu làm cho nó ngày càng mang âm hưỡng riêng. Do vậy thuật ngữ âm nhạc về “Dấu Hoa Mỹ” là điều đáng để giúp chúng ta hiểu về nhạc. Đó cũng là điều mà chúng ta phải suy nghỉ lại khi còn ngờ rằng ân sũng là cái gì chưa quan trọng đối với đời sống chúng ta,
Có lẽ, chúng ta có được gợi ý về tầm quan trọng của ân sủng tốt hơn, nếu chúng ta nhìn về cuộc chạy điền kinh. Trong giải Olympic Mùa Đông vừa qua mà tôi theo dõi, những gì tôi nghĩ là, một kiểu ân sủng phi thường và khả năng mạnh mẽ của những vận động viên trượt ván nghệ thuật. Những bình luận viên phải thốt lên sau mỗi pha kết thúc màn trình diễn duyên dáng và mạnh mẽ của các vận động viên trượt ván. Chúng ta phải la lên một chữ “Tuyệt!” như thế. Những vận động viên thực hiện những động tác này có vẻ rất dễ dàng và nhàn nhã – nhưng nếu anh chị em thử bắt chước họ, rồi bị ngã dập mặt thì mới biết nó có dễ hay không. Ân sủng giống như là một bản chất thứ hai, nhưng với ân sủng một người có thể đạt được những kết quả vô cùng to lớn, dựa trên những gì chúng ta sắp đặt cách tự nhiên như những giới hạn của chúng ta.
Chúng ta có thể tìm thấy những ví dụ về ân sủng như thế trong những hành vi thường ngày của chúng ta. Một đứa trẻ bị sốt không ngủ được, và vì thế cha mẹ cùng thức với nó cả đêm, bỏ cả ăn, mất cả ngủ, để chăm sóc nó đến khi lành bệnh. Một đứa trẻ bị ốm không biết được sự hy sinh và chăm sóc nhẹ nhàng từ cha mẹ chúng, nhưng chắc chắn là cần thiết. Đứa trẻ là người đón nhận tình yêu thương của cha mẹ dành cho nó – cũng giống như đón nhận ân sủng, những kẻ ngay lành trong Sách Thánhh cảm nghiệm được bàn tay yêu thương của Thiên Chúa một cách nhưng không.
Đó là những gì đứa con nhận được từ cha nó như trong dụ ngôn hôm nay. Nó đã được ăn ngon mặc đẹp không phải vì lời xin lỗi đã chuẩn bị kỹ càng – lời xin lỗi mà nó chẳng có cơ hội nói ra. Nhưng, đứa con được đón về trong ngôi nhà ấm áp và trong vòng tay cha của nó, vì người làm cha là thế. Đó cũng là những gì chúng ta cảm nghiệm được khi người nói “Tôi bỏ qua cho anh,” khi chúng ta biết mình đã làm điều sai lỗi và không xứng đáng với lòng tha thứ ấy.
Qua ví dụ trên đây, chúng ta có thể biết được ân sũng là gì. Ân sũng đến như một quà tặng và không cần đền đáp. Liệu có đứa con nào có thể trả lại cho cha mẹ những đêm dài thức trắng chăm lo sức khỏe cho con mãi đến khi con khỏe lại hay không? Ân sủng luôn đến cách tình cờ, nhất là khi chúng ta thấy mình không ổn hay sai phạm điều gì đó. Ân sủng thường xuất hiện ngay khi chúng ta thấy mình tệ hại nhất, như trường hợp đứa con hoang đàng trong dụ ngôn hôm nay. Dụ ngôn mô tả tình trạng bi đát của đứa con này: anh “phải đi ở đợ,”… “phải chăn heo”… và anh ta thậm chí muốn ăn “thức ăn dành cho heo.” Quả là chẳng còn gì thấp kém hơn.
Câu chuyện về đứa con “trẩy đi phương xa” là một câu chuyện về ân sủng, và đó chính là những gì chúng ta nghĩ theo lối suy luận tự nhiên. Khi ân sủng tác động, chúng ta nhận được gấp nhiều lần những gì chúng ta có thể thực hiện hay cống hiến, mà phép cộng trừ tự nhiên không thể làm nổi. Thông thường thì một cộng một bằng hai; nhưng trong thế giới của ân sủng, thế giới của đứa con hoang đàng, một cộng một bằng ba, bằng sáu hay thậ chí bằng cả triệu. Trong viễn cảnh của những dụ ngôn, nhiều thứ xem ra chẳng nghĩa lý gì – ít là theo quan điểm của chúng ta. Dụ ngôn không phải là một câu chuyện luân lý để mọi người làm theo. Chẳng hạn, đó không phải là một giáo huấn về việc đứa con được cất nhắc lên. Đó cũng chẳng phải câu chuyện hợp với quan điểm về công bình của chúng ta. Đức Giêsu kể một câu chuyện vượt ngoài những gì chúng ta vẫn thường nghĩ. Đó là câu chuyện về ân sủng. Liệu chúng ta có tin tưởng người kể chuyện biết rõ về đối tượng hơn chúng ta hay không?
Nhìn lại ân sủng trong dụ ngôn đứa con hoang đàng. Chúng ta có thể sẽ chẳng tìm được một định nghĩa, nhưng ân sủng như một bức tranh, một hình ảnh cho chúng ta thông qua câu chuyện. Nó có thể xuất hiện ở điểm thấp nhất và khơi lên hình ảnh “gia đình” – về một cuộc sống tốt đẹp hơn bao giờ hết mà chúng ta từng cảm nghiệm. “Xin hãy nhìn đến con …. Con sẽ được tốt hơn.” Khao khát cứ lớn dần trong chúng ta, ân sủng giúp chúng ta đứng lên để tạo một điểm trở về, và chúng ta nhận ra mình có thể thay đổi chiều hướng cuộc đời mình. Lý do để thay đổi không phải lúc nào cũng đẹp đẽ, chúng có thể là từ tình trạng bi đát. Đứa con trong câu chuyện thì đói khát và đang cần một nơi để tránh mưa tránh nắng và chút cái để ăn, và nó chuẩn bị những câu nói với cha nó, chỉ để nhận được nhữngnhững những gì hắn cần.
Đứa con hoang đàng giống phần đông trong chúng ta. Vài người trong chúng ta đây cũng chẳng ngon lành gì. Hầu hết chúng ta, ngay khi chúng ta không có những hành vi tệ hại và ngu ngốc như đứa con thứ, thì vẫn nhận ra mình muốn thoát ra khỏi chính mình, để đi đến “một nơi xa”. Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu nói rằng dù chúng ta không thể đi đến “một nơi xa” đến đâu chăng nữa thì ân sủng vẫn tới được. Dù chúng ta có đi đến một nơi xa thế nào chăng nữa, dù là yếu đuối, quên lãng, hèn nhát, hay là cố chấp, có kế hoạch chắc chắn lâu dài thế nào chăng nữa, thì cánh tay ân sủng vẫn có thể vươn tới và mời gọi ta đứng lên, cất bước quay về nhà. Chúng ta có dám đáp trả hay không? Đó chẳng phải là lý do chúng ta quy tụ nơi đây để cử hành phụng vụ, để bước thêm một bướng trở về nhà đó hay sao?
Xuyên suốt dụ ngôn là Ân sủng: khi ngươi cha cho con mình tự do; khi người con xuất hiện trước mắt ông vì nó nhớ lại nhà của mình. Ân sủng đồng hành với nó khi nó trẩy đi xa và cùng với nó trong mỗi bước chân trên hành trình. Ân sủng hướng dẫn nó quay về với người cha đang mỏi mòn chờ đợi, người cha đã cắt ngắn lời xin lỗi của đứa con. Ân sủng cũng ở đó khi người cha nói với đứa con cả: “Mọi sự của cha là của con.” Ân sủng không phải là vài đồng xu lẻ từ trời rơi xuống, trả công cho những cố gắng chúng ta làm. Chúng ta không “chiếm lấy ân sủng”, nếu có, thì đó không phải là ân sủng nữa. Người con, cuối cùng chẳng phải làm gì để nhận được sự tha thứ. Người cha đã ôm nó vào lòng, và người anh cả với quan niệm của mình về công bình, không thể hiểu được tại sao cha anh lại làm như vậy.
Vì thế, có phải chúng ta đã bở lỡ sự hiện diện rõ ràng của ân sủng trong đời sống thường nhật hay không; dấu hiệu mình và máu của sự hiện diện của Thiên Chúa như quà tặng? Hãy quan sát và để ý lưu tâm đến:
– Anh chị em là những người rộng lượng đang chăm sóc cha mẹ già yếu, và tất cả những gì có thể làm để đền ơn đáp nghĩa với các ngài là “lòng biết ơn”.
– Một sự giúp đỡ trong tình bằng hữu mà người khác làm cho anh chị em
– Một câu nói giúp đỡ: Hãy để tôi giúp anh/chị giải quyết vấn đề này
– Người bạn đời hay bạn bè chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng anh chị em.
– Người giáo viên với đồng lương còm cõi nhưng vẫn dành thời gian giúp đỡ con em của chúng ta học tập.
– Những người đến thăm ta trong bệnh viện và lấy toa thuốc giùm chúng ta, nấu ăn và rước Mình Thánh Chúa cho chúng ta
– Những lời được nói ra khi chúng ta xưng tội “Tôi tha tội cho anh/chị nhân danh Cha…”
Ân sủng cũng có cả ở nơi sự cáu kỉnh bực bội, một người đủ thương để nói với chúng ta sự thật và muốn chúng ta xử lý vấn đề; một lời mạnh mẽ của ngôn sứ ngay giữa chúng ta, thức tỉnh chúng ta khi sống quá tiện nghi, trong khi những người khác lại đang túng thiếu; một tin tức hình ảnh trên tivi hay báo chí giúp chúng ta biết quan tâm đến những gì xa hơn vòng luẩn quẩn bé nhỏ của mình. Ân sủng không phải cái gì ngoại lệ nhưng la những điều hết sức bình thường trong cuộc sống của chúng ta, một tiếng nói cách này hay cách khác thức tỉnh chúng ta và giúp chúng ta biết ý thức.
Trong buổi cử hành Thánh Thể này, chúng ta cùng kỷ niệm nhiều dạng thức của ân sủng trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta giống như đứa con thứ sau khi được chào đón về nhà và được tha thứ. Chúng ta bước vào yến tiệc này với lòng biết ơn vì những gì chúng ta chưa đạt được, nhưng sẽ được trao ban trong suốt hành trình trong đời sống chúng ta. Chúng ta cầu nguyện để có thể hoàn tất những cam kết chúng ta đã đưa ra – trong lễ thành hôn, việc chăm sóc con cái hay cha mẹ, thành thật trong công việc, phục vụ những ai cần được giúp đỡ, vv.. – và vẽ lên bức tranh ân sủng cho những người khác, để dẫu cho họ không thể định nghĩa được thế nào là ân sủng, thì cũng có thể nhận ra hình ảnh của ân sủng là thế nào nơi cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Lm. Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp