CHỨC THỪA TÁC DƯỚI BÓNG THẬP GIÁ CHÚA KITÔ
Mặc dầu thư thứ II gửi tín hữu Côrintô là một tổng hợp nhiều thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn này cũng như cho tín hũu toàn vùng Acaia, chúng ta cũng có thể nhận ra sợi chỉ dẫn đường xuyên qua các nội dung khác nhau của chúng: đó là chức thừa tác dưới bóng thập giá của Chúa Kitô. Thánh Phaolô tập trung sự chú ý của ḿinh vào thực tại ngài là tông đồ của Chúa Giêsu và qua đó nhắm tới chức thừa tác tông đồ kitô nói chung. Trong toàn Kinh Thánh Tân Ước, thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô là khảo luận khai triển suy tư thần học về chức thừa tác trong Giáo Hội một cách rộng rãi nhất. Suy tư thần học về chức thừa tác này phát xuất từ sự đụng độ giữa các thừa sai lưu động kitô gốc do thái và thánh Phaolô. Hai bên diễn tả hai quan niệm và kiểu sống chức thừa tác khác nhau trong môi trường xã hội và giữa lòng cộng đoàn Giáo Hội thời đó.
Các người chống đối thánh Phaolô chủ trương dùng các phương pháp truyền bá mà Do thái giáo cuơng như các tôn giáo khác thường dùng thời đó. Ở đây nhóm thừa sai kitô gốc do thái dựa trên truyền thống Kinh Thánh Cựu Ước bắt nguồn từ núi Sinai. Thiên Chúa đã viết ra luật lệ trên hai bảng đá và giao cho ông Môshê để ông công bố cho dân chúng. Là người gốc do thái, thuộc dòng dõi tổ phu Abraham, các thừa sai nói trên tự giới thiệu như là nhương người thừa hưởng gia tài tôn giáo cao qúy không chỉ có gía trị đối với dân Do thái, mà cũng còn có gía tṛ đối với toàn nhân loại nữa. Mặt khác họ phô trương các tỏ hiện ngoạn mục của Thiên Chúa, các vụ xuất thần, và các phép lạ có sức thu hút những người rất đạo hạnh của thế giới ngoại giáo. Chỉ có điều là họ gán chúng cho sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô phục sinh hoạt động trong công việc truyền bá kitô của họ. Là những người thuộc phong trào truyền giáo rộng lớn thời Kitô giáo khai sinh, họ có các thư ủy nhiệm do các giáo đoàn có uy tín và hàng lãnh đạo kitô được mọi người thừa nhận cấp phát. Tắt một lời, họ tự giới thiệu với các người không kitô và với các kitô hữu như là các nhân vật tôn giáo hàng đầu, có rất nhiều chức tước hợp pháp, đồng thời là những nhân vật được ánh sáng của Thiên Chúa biến hình rạng ngời siêu phàm, được ơn xuất thần và làm các việc lạ lùng. Nghĩa là chính con người ngoại thường của họ bảo đảm cho sứ điệp mà họ rao giảng. Kể từ đó thói quen tôn thờ lãnh tụ len lỏi vào trong các cộng đoàn kitô với tất cả mọi hậu qủa của nó như: thái độ kiêu căng tinh thần và phô trương tự tôn của nhương người rao giảng Lời Chúa, và thái độ sùng kính khép nép sợ sệt và qụy lụy phục tùng của các tín hữu. Hậu qủa tai hại là Giáo Hội biến thành một đoàn chiên bị giới lãnh đạo độc tài chuyên chế thống trị. Chẳng hạn thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô miêu tả tương quan của cộng đoàn với các thừa sai mới xuất hiện như sau: ”Thật thế, anh chị em chiu đựng những kẻ biến anh chị em thành nô lệ, cấu xé anh chị em, khai thác bóc lột anh cḥi em, những kẻ hỗn xược đánh đập vào mặt anh chị em” (11,20).
Trái lại thánh Phaolô cho tín hữu thấy ngài là tông đồ, tức người được Chúa Kitô gửi tới loan báo Tin Mừng cho họ. Thánh nhân không có các điểm mạnh cá nhân. Còn hơn thế nữa xem ra thánh nhân là người yếu đuối, không có hào quang nào có khả năng lôi kéo người khác chú ý tới con người của ngài. Thực tế là ngài nấp sau sứ điệp Tin Mừng ngài rao giảng. Thánh nhân không rao giảng chính ḿnh mà rao giảng Chúa Giêsu Kitô là Chúa duy nhất và tuyệt đối, bởi vì ngài chỉ là tôi tớ phục vụ Chúa. Phaolô viết trong chương 4,5: ”Thật ra chúng tôi không rao giảng chính mình, nhưng rao giảng Đức Giêsu Kitô là Chúa, và chúng tôi là tôi tớ của anh chị em vì tình yêu của Chúa Giêsu”. Chúng ta có thể định nghĩa kiểu giải thích chức ”thừa tác” của thánh nhân là ”phục vụ”. Thật thế hơn mọi thư khác và hơn mọi tác phẩm Tân Ước, đề tài phục vụ, ”diakonía”, được thánh Phaolô khai triển rộng rãi trong thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô. Trong các chương 12-14 thư thứ I thánh nhân đã lượng đ̣inh các đặc sủng của Chúa Thánh Thần trong chiều hướng chính xác này. Chúng là các ơn được Chúa Thánh Thần trao ban cho các tín hữu để họ xây dựng cộng đoàn kitô lớn mạnh. Giờ đây ngài áp dụng suy tư thần học đó một cách cụ thể vào đắc sủng là tông đồ. Nó không phải là ơn Chúa ban để biến đổi người được ơn đó, nhưng là khả năng ơn thánh phải được dùng để giúp các tín hữu trưởng thành trong lòng tin. Chính vì thế thánh Phaolô viết trong chương 12,19: ” Đã từ lâu anh chị em tưởng rằng chúng tôi tự biện hộ trước mặt anh chị em. Thật ra tôi nói là nói trước mặt Thiên Chúa, trong Đức Kitô. Và anh chị em thân mến, chúng tôi nói tất cả những điều ấy cốt để xây dựng anh chị em”. Nếu thánh Phaolô có nói tới quyền bính, ”exusía”, thì không phải là quyền thống trị, nhưng là quyền tạo dựng, mà Chúa đã trao cho các ngài để phục vụ, để khiến cho các tín hữu trở thành các kitô hữu đích thực. Thánh nhân viết trong chương 10,8: ”Vì cho dầu tôi có tự hào qúa đáng một đôi chút về quyền Chúa đã ban cho chúng tôi để xây dựng chứ không phải để đánh đổ anh chị em, thì tôi cũng không lấy làm xấu hổ”. Ngài còn viết thêm trong chương 13,10: ”V́i vậy, khi vắng mặt, tôi viết các điều này, để lúc có mặt, tôi khỏi phải xử nghiêm khắc, theo quyền hành Chúa đã ban cho tôi để xây dựng, chứ không phải là để phá đổ”. Nơi khác, chẳng hạn như trong chương 3,8 thánh Phaolo nói tới ”việc phục vụ trong Thần Khí”, và trong chương 5,8 ngài đề cập tới ”việc phục vụ sự hòa giải” con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau.
Tuy nhiên không phải chỉ có thế. Như là thánh tông đồ Phaolô còn đặt mình dưới dấu chỉ của thập giá nữa. Nghĩa là thánh nhân sống trở lại trong cuộc sống trần gian này, kinh nghiệm của Đức Giêsu thành Nagiarét, là Đấng đã cảm nghiệm được quyền năng phục sinh của Thiên Chúa Cha trong chính mình, từ kinh nghiệm thẳm sâu về sự yếu đuối và bất lực của con người. Phaolô viết trong chương 13,4: ”Thật vậy, Người đã chịu đóng đanh vì mang thân phận yếu hèn, nhưng nay Người đang sống nhờ quyền năng của của Thiên Chúa. Cả chúng tôi nữa trong Đức Kitô chúng tôi cũng mang thân phận yếu hèn, nhưng cùng với Người, chúng tôi sống nhờ quyền năng của Thiên Chúa tỏ hiện cho anh cḥ em”. Trong cuộc sống tông đồ Đức Giêsu đã phải nhận chịu tất cả mọi hậu qủa lịch sử của kiếp người, như bất cứ ai khác. Ngài đã không đựơc miễn trừ điều gì. Trái lại trước mắt loài người Đức Giêsu Kitô là kẻ hoàn toàn thất bại. Thánh Phaolô và các thừa sai cộng sự viên cuơng thế. Thánh nhân viết trong chương 6,4-5: ”… trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ ḿnh là những thừa tác viên của Thiên Chúa: gian nan, khốn quẫn, lo âu, đòn vọt, tù đầy, loạn ly, nhọc nhằn, vất vả, mất ăn mất ngủ, chúng tôi đều rất mực kiên trì chịu đựng”. Tuy nhiên quyền năng cứu độ của Thiên Chúa tỏ hiện tất cả sức mạnh trong chính sự yếu đuối giòn mỏng và bất lực đó của con người. Thiên Chúa đã không cứu Đức Giêsu khỏi cái chết đớn đau hổ nhục trên thập giá. Đức Giêsu cũng không cất ”cái gai” nhọn thường xuyên đâu vào tḥt xác thánh Phaolô, nhưng trả lời: ”Có ơn Ta là đủ”. Đó là lý do khiến thánh nhân khoe khoang sự yếu đuối của mình. Ngài viết trong chương 12, 9b-10:” Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi. Vì vậy tôi cảm thấy vui sướng khi thấy mình yếu đuối, bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Kitô. Vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh”. Đây là cái luận lý của thập giá. Chúa Kitô hoạt động mạnh mẽ trong sự yếu đuối bất lực của con người.
Linh đạo thập giá đó cũng hướng dẫn tương quan của thánh Phaolô với tín hữu cộng đoàn. Thánh nhân muốn tận hiến cho tín hữu mọi sự kể cả mạng sống của ngài (12,15). Ngài tự hạ mình xuống để nâng tín hữu lên và rao giảng Tin Mừng của Chúa cho họ một cách nhưng không (11,7). Điều duy nhất Phaolô giữ lại cho chính mình là sự yếu đuối. Để cho tín hữu giáo đoàn được mạnh mẽ (13,9) và có được sự sống ngài và các cộng sự viên bằng lòng chết đi (4,12). Trong mọi cung cách hành xử thánh nhân và các thừa sai không bao giờ có ý khống chế thống trị họ, trái lại các vị cộng tác để đem lại niềm vui cho tín hưu (1,24). Qua đó chúng ta hiểu tại sao thánh Phaolô loại bỏ quan niệm chiến thắng liên quan tới ”người phục vụ Đức Kitô”. Trong khi người Do thái đòi các điềm thiêng dấu lạ, người Hy lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, thì Phaolô và các cộng sự viên rao giảng Đức Kitô bị đóng đanh, điều mà dân Do thái cho là ô nhục và dân ngoại cho là điên dại (1 Cr 1,22-23). Cũng chính vì dựa trên luận lý và linh đạo thập giá của Đức Kitô nên thánh nhân gọi các thừa sai kitô gốc do thái kiêu căng phô trương và khoe mình là ”các tông đồ giả, là thợ gian đội lốt tông đồ của Đức Kitô” (11,13. Nền kitô học thập giá đó kéo theo giáo hội học thập giá. Vì không phải chỉ người rao giảng thập giá Đức Kitô phải trở nên giống Đấng bị đóng đanh, mà mọi tín hữu đều được kêu mời đóng đanh cuộc sống và con người ḿnh vào thập giá với Chúa. Vác thập giá bước theo Chúa Giêsu Kitô là đặc thái của cuộc sống lòng tin. Nếu muốn được cứu độ, mọi kitô hữu đều phải tham dự vào mầu nhiệm của Đức Kitô tử nạn và phục sinh (5,4-15).
Trong viễn tượng linh đạo thập giá ấy, cuộc chạm trán với nhóm đối ngḥịch tại Côrintô không phải là chuyện cá nhân của thánh Phaolô, cũng không phải là cuộc chiến tranh giành quyền bính giữa hàng lãnh đạo, mà là cuộc tranh chấp giữa Kitô giáo thật và Kitô giáo giả, bởi vì đối với thánh Phaolô sự thật hay sự giả dối của Tin Mừng tùy thuộc nơi thái độ chấp nhận hay khước từ cái luận lý của thập giá. Và thánh nhân trách tín hữu Côrintô đã chấp nhận một Đức Kitô và một Thánh Thần khác với Đức Kitô tử nạn và phục sinh và Thánh Thần, mà ngài và các sộng sự viên đã rao giảng cho họ.
Đức Ông Linh-Tiến-Khải